nghệ cao đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp cơng nghệ cao ở tỉnh Bình Dương
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực CNC là giải pháp có tính quyết định đến sự thành cơng trong phát triển CNCNC. CNCNC là lĩnh vực có trình độ sản xuất hiện đại nên địi hỏi phải có nguồn nhân lực CNC tương ứng. Đồng thời, xuất phát từ thực tế hiện nay nguồn nhân lực cho phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương vẫn cịn nhiều hạn chế. Do đó, cần xây dựng được nguồn nhân lực CNC có đủ về số lượng, chất lượng cao và cơ cấu hợp lý.Theo đó, cần thực hiện một số nội dung sau:
Một là, đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo của các trường đại học và trung tâm đào tạo, đặc biệt là hệ thống trường đào tạo lĩnh vực CNC
Trước hết, cần đổi mới phương thức đào tạo, kết hợp nhiều loại hình
đào tạo, bao gồm cả hai quá trình tự đào tạo, liên kết đào tạo và đưa cán bộ đi đào tạo ở nước ngồi. Trong đó, Tỉnh phải chú trọng đào tạo cán bộ KH&CN có trình độ cao, trước mắt đáp ứng với yêu cầu chuyển giao CNC là chủ yếu, nhưng về lâu dài phải hướng đến mục tiêu tự nghiên cứu, chế tạo và sản xuất SPCNC. Từng bước tiếp cận, ứng dụng công nghệ đào tạo của các trường tiên tiến trên thế giới.
Thứ hai, các cơ sở đào tạo các lĩnh vực CNC cần tăng cường hoạt động
hợp tác quốc tế, từng bước nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên, nhà khoa học. Xây dựng kế hoạch phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực CNC của Tỉnh thành những trung tâm CNC, thực hiện đồng thời các hoạt động đào tạo - nghiên cứu khoa học và sản xuất. Trong nghiên cứu cơ bản, phấn đấu có nhiều cơng trình được cơng bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín lớn. Trong nghiên cứu ứng dụng và phát triển CNC, cần có những cơng trình và sản phẩm đột phá, tác động sâu sắc đến phát triển kinh tế, xã hội
và quốc phịng, an ninh. Hồn thiện quy trình, chương trình, nội dung và cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ theo hướng thiết kế, chế tạo các SPCNC ở trong nước để tiếp cận trình độ khu vực và thế giới.
Trong hợp tác quốc tế cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo và phương thức đào tạo, tăng cường các hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn. Tăng cường liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu nước ngoài, thành lập các trung tâm hỗn hợp đào tạo và nghiên cứu CNC cũng như khai thác các nguồn viện trợ của nước ngoài phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu.
Thứ ba, tăng cường khai thác các nguồn vốn, mở rộng nguồn nhân lực,
tập trung xây dựng phát triển hệ thống phịng thí nghiệm hiện đại tại các cơ sở đào tạo nhân lực CNC theo chiều sâu.
Đối với Bình Dương, phát triển nhân lực cho CNCNC ở Tỉnh ln gắn liền với q trình phát triển CNCNC ở Tỉnh. Chương trình phát triển nhân lực CNCNC sẽ là một chương trình con của chương trình phát triển CNCNC.
Hai là, đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ nhân lực cho CNCNC ở Tỉnh
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch tổng thể cho phát triển nhân lực CNC ở
Tỉnh, căn cứ vào kế hoạch phát triển các ngành CNCNC để xác định về số lượng, trình độ của nhân lực CNC trong từng lĩnh vực CNCNC khác nhau, trước mắt tập trung phát triển nhân lực trong CNCNC mà Tỉnh tập trung phát triển. Trong quy hoạch, cần chú ý phát triển đội ngũ chun gia có trình độ cao trong các lĩnh vực CNC mà Việt Nam đang ưu tiên. Quy hoạch phát triển nhân lực CNCNC phải có lộ trình và bước đi cụ thể, ưu tiên nhân lực R&D.
Thứ hai, xây dựng kế hoạch đào tạo lại đối với nhân lực CNCNC ở tỉnh
Bình Dương. Hoạt động này phải đặc biệt coi trọng bởi sự xuất hiện của những ngành nghề mới, cơng nghệ mới địi hỏi trực tiếp các doanh nghiệp cần
tăng cường công tác huấn luyện, đào tạo mới và đào tạo lại cho đội ngũ chuyên gia và nhân viên kỹ thuật. Tỉnh phải giao cho các trường đại học, trường dạy nghề có đủ năng lực chun mơn thường xun tổ chức các khóa học ngắn hạn tùy theo từng đối tượng mà đào tạo kỹ năng, kỹ thuật theo từng chuyên đề nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của các DNCNC. Quá trình đào tạo và đào tạo lại, đặc biệt chú ý nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và ngoại ngữ, đồng thời chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo nhân lực cho CNCNC.
Ba là, tạo bước đột phá trong đổi mới và hồn thiện về cơ chế, chính
sách phát triển nguồn nhân lực cho CNCNC
Tỉnh cần có chính sách đột phá trong việc thu hút những người có năng lực và nhiệt tình cống hiến cho đất nước, trong đó nguồn lực chất xám của người Việt Nam ở nước ngồi là hết sức quan trọng. Tạo mơi trường thuận lợi để nhân lực CNC phát huy trí tuệ và được cống hiến, tạo mơi trường thơng thống, lành mạnh cho các hoạt động khoa học sáng tạo, khuyến khích, ươm tạo những tài năng cho sự phát triển. Có chính sách ưu đãi đối với trường hợp các nhà khoa học, chun gia cơng nghệ nước ngồi tới làm việc tại các doanh nghiệp ở Tỉnh.
Bình Dương hiện có 06 trường đại học cả trong và ngồi cơng lập, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giao cho các trường này là chủ yếu, đây là nơi sẽ sản sinh ra các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Tỉnh cần hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo và sử dụng lao động.
Bốn là, nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường nghề ở Tỉnh
Đối với các cấp chính quyền và cơ quan quản lý các cấp: tiếp tục chỉ đạo tổ chức triển khai hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách về cơng tác dạy nghề đã phê duyệt. Xem xét triển khai xây dựng, bổ sung một số đề
án, chính sách mới về lao động việc làm và dạy nghề cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở Tỉnh. Sớm ban hành quy định chế độ hỗ trợ đào tạo và sử dụng lao động đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh đối với từng dự án phát triển CNCNC. Hỗ trợ thông tin cho các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả các hoạt động như: công tác tư vấn giới thiệu việc làm, dự báo và thông tin thị trường... nhằm hỗ trợ người lao động có thơng tin đầy đủ về cung cầu lao động trong tìm kiếm việc làm.
Bình Dương hiện có 72 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó 8 trường cao đẳng, cao đẳng nghề, 13 trường trung cấp, trung cấp nghề, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 41 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề. Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường, tập trung đầu tư các phương tiện giảng dạy hiện đại, tiên tiến, phù hợp với xu thế hiện nay. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề, đổi mới chương trình, giáo trình giảng dạy theo xu hướng giảm dạy những kiến thức hàn lâm, tăng cường dạy thực hành, chú trọng đào tạo kỹ năng mềm cho người lao động. Ngoài ra, các trường nghề cần tăng cường liên kết với các doanh nghiệp thực hiện đào tạo kép gắn với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.