Với các giả thiết tốc độ hoạt động bình quân của phương tiện khác nhau là như nhau và bằng tốc độ dịng, để đảm bảo an tồn cho các phương tiện cùng tham gia giao thông trên đường khi xe bt vào đón trả khách thì: Điểm dừng phải được bố trí cách nút giao thơng một khoảng cách an toàn (L) tương ứng với tốc độ dịng giao thơng được thể hiện ở bảng 3.3:
Bảng 3.3: Khoảng cách từ nút giao thơng đến vị trí điểm dừng theo tốc độ dịng
Tốc độ (Km/h) 10 15 20 25 30 35 40 45 50
L (m) 18.0 22.9 28.3 34.3 40.8 47.8 55.4 63.6 72.3 [18]
Để đảm bảo an toàn trong mọi trường hợp thì L phải được xác định theo tốc độ lớn nhất mà phương tiện có thể đạt được trước khi vào giao cắt, theo khảo sát thực tế tại Hà Nội khoảng cách này trong khoảng 50 - 55m là hợp lý.
Bước 3: Xác định vị trí các điểm dừng dọc tuyến đảm bảo thời gian tiếp cận của hành khách đến tuyến xe buýt là nhỏ nhất
Để bố trí điểm dừng cần điều tra các điểm thu hút hành khách dọc tuyến và dung lượng hành khách đi và đến từ từng điểm thu hút tới điểm dừng. Điểm thu hút hành khách dọc tuyến là các điểm có nhiều hành khách đi và đến bằng xe buýt, như các cơ quan, trường học, trung tâm thương mại, bệnh viện… tính từ tim đường về hai phía khoảng 400 - 500 m.
Luận án đề xuất phương pháp bố trí điểm dừng như sau: Xét điều kiện thực tế về tình trạng giao cắt của tuyến đường, điểm dừng sẽ được ưu tiên bố trí tại gần giao cắt trước để tạo điều kiện cho hành khách chuyển hướng tuyến. Trên các đoạn đường giữa các giao cắt, nếu cự ly của đoạn đường đó >lo thì sẽ bố trí 1 hay nhiều điểm dừng phía sau giao cắt tùy thuộc vào độ dài thực tế của đoạn đường. Nếu khoảng
Vị trí điểm dừng Đèn tín hiệu
cách giữa các giao cắt ≤ lo thì trên đoạn đường đó chỉ bố trí 1 điểm dừng gần giao cắt, và điểm dừng tiếp theo sẽ được bố trí tại gần giao cắt kế tiếp. Việc bố trí vị trí điểm dừng được mơ tả cụ thể ở hình 3.6.