HỆ THỐNG VTHKCC TRONG ĐÔ THỊ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị (Trang 28 - 33)

1.2.1 Một số khái niệm

Hệ thống là thể thống nhất được tạo lập bởi các yếu tố cùng loại, cùng chức

năng, có liên hệ chặt chẽ với nhau. Hay, hệ thống là thể thống nhất bao gồm những tư tưởng, những nguyên tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách chặt chẽ có lơgic[36]. Từ hai khái niệm trên có thể rút ra hệ thống là tập hợp các phần tử theo những tiêu thức

nào đó.

Vận tải hành khách cơng cộng là một bộ phận cấu thành trong hệ thống vận tải

đơ thị, nó là loại hình vận chuyển trong đơ thị có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định,

theo hướng và theo tuyến ổn định trong từng thời kỳ nhất định. Hành khách chấp nhận chi trả mức giá theo qui định.

Ở Việt Nam theo qui định về vận chuyển hành khách công cộng trong các đô thị của Bộ GTVT thì VTHKCC là tập hợp các phương thức, PTVT vận chuyển hành khách đi lại trong đô thị ở cự ly nhỏ hơn 50 km và có sức chứa lớn hơn 8 hành khách.

Hệ thống VTHKCC là tập hợp tất cả các phương thức VTHKCC cùng toàn bộ

cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự hoạt động của PTVT và các dịch vụ hỗ trợ phục vụ nhu cầu đi lại của cộng đồng cư dân đơ thị. Hệ thống VTHKCC hồn chỉnh là sự kết hợp hữu cơ của ba hệ thống con là:

- Các loại phương tiện VTHKCC

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm: Cơ sở hạ tầng trên tuyến, Cơ sở hậu cần trong doanh nghiệp, hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, vận hành phương tiện và điều hành toàn mạng.

- Các dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ phục vụ hành khách gồm: Các dịch vụ phục vụ nằm ở khâu chuẩn bị và tác nghiệp đầu cuối của quá trình vận tải; Các dịch vụ bổ sung phục vụ hành khách nhằm nâng cao tính tiện nghi và khả năng tiếp cận của hành khách sử dụng dịch vụ VTHKCC.

Hình 1.3: Các yếu tố của hệ thống VTHKCC [9]

Một hệ thống VTHKCC ở đô thị vận hành thông suốt và đạt hiệu quả cao được quyết định bởi sự tương thích giữa loại phương tiện VTHKCC với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống các dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ phục vụ phương tiện cũng như hành khách. Hệ thống VTHKCC Phương tiện VTHKCC Hệ thống cơ sở hạ tầng Hệ thống đường Hệ thống bến xe, nhà ga... Hệ thống điểm dừng, các ga dọc đường Tàu điện ngầm Tàu điện bánh sắt Trolley buýt Xe buýt, BRT Phương tiện khác Hệ thống cơng trình giao thơng Hệ thống quản lý điều hành Hệ thống thông tin quản lý điều hành

Thông tin cho hành khách

Phát triển nhân lực

1.2.2 Vai trị của VTHKCC trong đơ thị

Vận tải hành khách cơng cộng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển đơ thị nói chung và giao thơng vận tải đơ thị nói riêng, do nó có các vai trị chủ yếu sau:

- VTHKCC tạo lập các mối quan hệ thông thương giữa các khu vực trong thành phố, tạo thuận lợi cho việc phát triển chung của đơ thị. Nó là hình thức đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân: Nhu cầu đi lại ngày một tăng cùng với q trình đơ thị hóa và sự cải thiện mức sống của người dân. Trên các đường phố công suất luồng hành khách rất lớn, nếu sử dụng phương tiện cá nhân thì sẽ khơng đáp ứng nổi, khi đó chỉ có thể dùng phương tiện VTHKCC bởi vì cơng suất vận chuyển lớn (Ví dụ: Xe buýt 6000 - 8000 HK/giờ; Tàu điện 3 toa 10000 - 15000 HK/giờ ...). [14]

-Vận tải hành khách công cộng là biện pháp hữu hiệu để giảm mật độ phương tiện giao thông trên đường: Trong đô thị việc mở rộng lòng đường là hạn chế, thực tế là khó có thể thực hiện được, trong khi đó nhu cầu đi lại ngày càng tăng, mật độ phương tiện trên đường ngày càng lớn, điều này dẫn đến tốc độ lưu thông thấp. Với ý nghĩa đó sử dụng VTHKCC để giảm mật độ giao thông là một biện pháp hữu hiệu. [14]

-Vận tải hành khách công cộng là giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: Trong giao thơng vận tải, ngồi hệ thống cầu, đường cịn có bến bãi, ga ra để cho phương tiện đỗ, dừng (Hệ thống giao thơng tĩnh). Diện tích chiếm dụng giao thông tĩnh của PTCN cũng cao hơn PTVTCC. Ví dụ tính theo chuyến đi thì diện tích chiếm dụng giao thơng tĩnh của xe bt là 1,5 m2/1 chuyến đi; xe máy là 3,0 m2/1 chuyến đi, xe con là 8 - 10 m2/1 chuyến đi. [14]

-Vận tải hành khách công cộng là giải pháp làm giảm tai nạn và giảm ô nhiễm

môi trường: Việc sử dụng rộng rãi phương tiện VTHKCC không những làm giảm mật

độ giao thơng trên đường, giảm tình trạng ùn tắc giao thơng, mà cịn làm giảm chủng loại phương tiện trên đường, nhất là giảm được các loại phương tiện thơ sơ, do đó hạn chế được số vụ tai nạn giao thông. Mặt khác khi số lượng phương tiện trên đường giảm thì sự ơ nhiễm mơi trường do khí xả và tiếng ồn sẽ được hạn chế. [14]

- Vận tải hành khách cơng cộng cịn góp phần tiết kiệm chi phí chung cho tồn xã hội: chi phí để mua sắm phương tiện cá nhân, tiết kiệm quỹ đất của đô thị, tiết

kiệm chi phí xây dựng mở rộng, cải tạo mạng lưới đường sá trong đô thị và tiết kiệm được số lượng lượng xăng dầu tiêu thụ cho đi lại trong khi nguồn năng lượng này là có hạn. [14]

1.2.3 Các phương thức VTHKCC có sức chứa lớn trong đô thị

1.2.3.1 Tàu điện ngầm

Tàu điện ngầm là PTVTHK mà cơ sở hạ tầng (Đường sá) phần lớn được đặt ngầm dưới đất. Tầu điện ngầm được xây dựng ở các đơ thị có quy mơ lớn (Dân số trên 1 triệu người) có cơng suất luồng hành khách từ 12.000 - 60.000 người trong một giờ theo 1 hướng vào giờ cao điểm[22]. Đây là hình thức có nhiều ưu điểm như: Tiết kiệm đất đô thị; Không gian kiến trúc thoáng đãng trên mạng giao thông ở mặt đất; Giải quyết được ách tắc giao thông do điều tiết được khối lượng và mật độ phương tiện, đảm bảo cảnh quan môi trường; Tốc độ giao thông rất cao, khả năng thơng qua rất lớn và đảm bảo an tồn vận chuyển. Tuy nhiên, vốn đầu tư xây dựng hệ thống tàu điện ngầm rất lớn đặc biệt ở những nơi địa hình, địa chất phức tạp. Phạm vi áp dụng có hiệu quả đối với những tuyến có cơng suất luồng hành khách lớn và quy mô đô thị về dân số phải trên 1 triệu người.

1.2.3.2 Tàu điện bánh sắt

Tàu điện bánh sắt là PTVTHK khá phổ biến ở các đơ thị có quy mơ trung bình và lớn. Nó là loại hình vận tải có khả năng thơng qua lớn nhất so với các phương tiện vận tải PTVT trên mặt đất (15.000 hành khách/giờ/hướng), hơn nữa nó không gây ô nhiễm môi trường. Những năm gần đây xu hướng hiện đại hoá tàu điện bánh sắt bằng cách nâng cao tốc độ khai thác gọi là tàu điện bánh sắt cao tốc. Tàu điện bánh sắt cao tốc được chạy trên đường riêng khơng có giao cắt với các loại hình vận tải khác nên đảm bảo tốc độ cao ( 80-100 Km/h) và đảm bảo an toàn vận tải[22].

1.2.3.3 Monorail

Là loại PTVTHK hiện đại (Monorail lần đầu tiên được sử dụng ở thành phố Vuppeptal của Đức vào năm 1901 với chiều dài tuyến 13 km). Monorail có tốc độ cao (Bình qn có thể đạt 60 km/giờ) và khả năng chuyên chở lớn (Gần 25.000 HK/giờ theo một hướng). Nó có ưu điểm là diện tích chiếm dụng khoảng khơng ít. Loại này thường được sử dụng để vận chuyển hành khách từ các vệ tinh vào trung tâm thành phố có luồng khách lớn. Monorail hiện nay được sử dụng nhiều ở các nước phát triển và ngày càng được hoàn thiện. Ngoài việc sử dụng Monorail trong thành phố, nó cịn được sử dụng để vận tải hành khách liên tỉnh[22].

1.2.3.4 Xe điện nhẹ trên cao - LRT

Xe điện nhẹ trên cao là đoàn tàu một hoặc nhiều xe, chạy trên đường phố hoặc đường tách biệt, hoặc hỗn hợp cả 2 loại. LRT có khả năng chuyên chở 25.000 - 30.000

hành khách/giờ theo một hướng và đạt tốc độ 30 - 40 km/giờ. LRT có ưu điểm là không giao cắt với đường phố, tiết kiệm quỹ đất, đặc biệt là khi khơng có khả năng mở rộng đường. Nó cịn là một cơng trình kiến trúc đô thị làm tôn thêm mỹ quan của những thành phố hiện đại[22].

1.2.3.5 Tàu điện bánh hơi

Tàu điện bánh hơi là PTVTHK vận hành trên đường phố như xe buýt, song nguồn động lực dùng năng lượng điện do vậy phải có hệ thống 2 dây dẫn để truyền dẫn điện và các trạm biến thế. Tàu điện bánh hơi chỉ thích ứng với những vùng có mạng giao thông kiểu hướng tâm, mặt đường rộng rãi, công suất luồng hành khách không lớn lắm. Trong các đô thị lớn chúng chỉ là loại hình VTHK bổ sung, hỗ trợ cho các loại hình vận tải khác mà thơi[22].

1.2.3.6 Xe bt nhanh (BRT)

Là các xe buýt tiêu chuẩn hoặc lớn vận hành trên các làn đường dành riêng. Nó có đặc điểm là tốc độ cao, đi lại thoải mái hơn, nhưng khoảng cách giữa các điểm dừng dài hơn và mức giá cao hơn dịch vụ xe buýt thông thường. Độ tin cậy của dịch vụ này phụ thuộc vào các điều kiện giao thông vận tải dọc tuyến. BRT cho khả năng vận chuyển từ 25.000 đến 30.000 HK/giờ theo một hướng và tốc độ khai thác từ 25 đến 30 km/h.

1.2.3.7 Ơ tơ bt

Ơ tơ bt là PTVTHK phổ biến. Theo hiệp hội quốc tế về vận tải UATP (Union International and Transport Publics) tại hội nghị lần thứ 46 đó khẳng định về vai trị và tính phổ biến của ô tô buýt với tất cả các đô thị trên thế giới hiện nay.

Đặc điểm nổi bật cơ bản của ô tô bt là có tính cơ động cao, thích ứng với những tuyến có cơng suất luồng hành khách không lớn lắm. Tuy nhiên, đây là hình thức có năng lực vận chuyển khơng cao, ơ nhiễm môi trường đô thị, tốc độ khai thác thấp và giá thành tương đối cao. Xe buýt đóng vai trò chủ yếu trong vận chuyển hành khách ở những vùng đang phát triển của thành phố, những khu vực trung tâm và đặc biệt là những thành phố cổ. Kinh nghiệm phát triển giao thông của các đô thị trên thế giới cho thấy ở các thành phố quy mơ dân số  1 triệu dân thì xe bt là phương thức đi lại chủ yếu của người dân [22].

Bảng 1.2: Qui mô đô thị và phương tiện đi lại chính

Dân số đơ thị

(1.000 dân) Phương tiện giao thơng chính

> 1.000 Giao thơng ngồi mặt đường phố (Tàu điện ngầm, xe điện nhẹ trên cao...) kết hợp với các phương tiện giao thông đường phố (Tàu điện, ô tô buýt, xe điện bánh hơi, xe đạp, xe máy, taxi). Từ 500  1.000 Tàu điện, ô tô buýt, xe điện bánh hơi, taxi, và một vài loại hình

giao thơng ngồi mặt đường phố.

Từ 250  500 Tàu điện, ô tô buýt, xe điện bánh hơi, xe đạp, xe máy, taxi. Từ 100  250 Ơ tơ buýt, xe điện bánh hơi, xe đạp, xe máy, taxi.

< 100 Xe đạp, xe máy và ô tô buýt. [32]

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)