Cách tiếp cận về nâng cao hiệu quả hoạt độngVTHKCC bằng xe buýt

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị (Trang 55 - 58)

1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG VTHKCC TRONG ĐÔ

1.3.3 Cách tiếp cận về nâng cao hiệu quả hoạt độngVTHKCC bằng xe buýt

Hiệu quả hoạt động VTHKCC là một chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được (Đầu ra) của hoạt động VTHKCC với chi phí phải bỏ ra (Đầu vào) để đạt được kết quả đó trong những điều kiện nhất định.

Để nâng cao hiệu quả có ba con đường:

(1)- Gia tăng kết quả (Lợi ích) thu được ở đầu ra trên cơ sở giữ nguyên các yếu tố đầu vào (hoặc đầu vào tăng với tốc độ chậm hơn);

(2)- Duy trì kết quả (Lợi ích) thu được trên cơ sở giảm các yếu tố đầu vào; (3)- Gia tăng kết quả (Lợi ích) thu được ở đầu ra trên cơ sở giảm các yếu tố đầu vào và đây là con đường hiệu quả nhất.

Như vậy, nâng cao hiệu quả gắn liền với việc thực hiện các giải pháp để gia tăng kết quả hoặc lợi ích thu về và giảm các hao phí bỏ ra để thu được kết quả hoặc lợi ích đó. Hoạt động VTHKCC liên quan tới các chủ thể khác nhau trong quá trình tổ chức, thực hiện hoặc tham gia vào hoạt động. Do đó, nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC thì phải gắn nó với từng chủ thể. Sau đây, luận án đi vào xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên quan điểm từng chủ thể.

1.3.3.1 Trên quan điểm của Nhà nước

Để tạo dựng và duy trì hệ thống VTHKCC đáp ứng nhu cầu đi lại ngày một tăng của người dân như đã trình bày ở sơ đồ hình 1.7 , Nhà nước cần bỏ ra:

- Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC; - Trợ giá cho hoạt động VTHKCC;

- Các ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động VTHKCC. Và kết quả mà Nhà nước thu được ở đây là:

- Tiết kiệm chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng GTĐT; - Các lợi ích mang lại cho xã hội;

- Các lợi ích mang lại cho môi trường.

Nâng cao hiệu quả trên quan điểm Nhà nước tức là cần tìm ra được các giải pháp tiết kiệm chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC, giảm trợ giá và gia tăng các lợi ích thu về.

Chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động VTHKCC bằng xe buýt bao gồm: Chi phí đầu tư cho mạng lưới tuyến đường xe buýt (Trong trường hợp tổ chức đường dành riêng cho xe buýt hoạt động), chi phí cho hệ thống cơ sở hạ tầng trên tuyến phục vụ cho hoạt động buýt (Điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, điểm dừng dọc tuyến) và hệ thống hạ tầng phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành hoạt động buýt trên toàn mạng. Ngay từ khâu quy hoạch cần xác định được dạng mạng lưới tuyến tối ưu, với sự phân cấp chức năng hoạt động rõ ràng của từng dạng tuyến. Trên cơ sở đó thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng trên tuyến phù hợp, đảm bảo thuận tiện cho hành khách tiếp cận, tạo sức hút gia tăng khối lượng hành khách sử dụng dịch vụ, qua đó làm giảm chi phí đầu tư cho hạ tầng trên 1 đơn vị kết quả đầu ra thu được.

Trợ giá cho hoạt động VTHKCC bị chi phối bởi chi phí khai thác phương tiện và doanh thu từ hoạt động. Để giảm trợ giá thì hoặc tăng doanh thu hoặc giảm chi phí khai thác. Tăng doanh thu có thể được thực hiện thơng qua tăng giá vé (Điều này có rất nhiều ràng buộc và phụ thuộc vào mục tiêu Nhà nước đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể), hoặc tăng khối lượng vận chuyển. Chi phí khai thác gắn liền với phương án tổ chức vận hành. Một phương án tổ chức vận hành hợp lý sẽ góp phần thiểu hóa chi phí khai thác mà vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Việc tổ chức khai thác, quản lý và giám sát hoạt động VTHKCC tốt sẽ làm giảm chi phí khai thác, chống thất thu và giảm được trợ giá cho Nhà nước.

Có thể nói kết quả đầu ra và các lợi ích Nhà nước thu được liên quan trực tiếp tới khối lượng hành khách sử dụng dịch vụ. Khối lượng hành khách sử dụng dịch vụ càng cao thì càng giảm được PTCN qua đó tiết kiệm chi phí đầu tư cho hạ tầng GTVT cũng như gia tăng mạnh mẽ lợi ích mang lại cho xã hội và môi trường.

1.3.3.2 Trên quan điểm của doanh nghiệp khai thác

phải bỏ ra và kết quả mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động VTHKCC được thể hiện ở sơ đồ ở hình 1.8.

VTHKCC là hoạt động mà thu hầu như không đủ bù chi nên cần có sự trợ giá của Nhà nước, trong số tiền trợ giá mà doanh nghiệp được nhận đã có một phần lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động VTHKCC. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với kết quả mà doanh nghiệp thực hiện được (Tổng số chuyến xe, tổng số Km phương tiện hoạt động, tổng khối lượng hành khách vận chuyển…), và việc tiết kiệm chi phí đầu vào.

Để tiết kiệm chi phí hoạt động doanh nghiệp cần xây dựng phương án tổ chức khai thác phương tiện trên tuyến hợp lý, bao gồm:

- Tổ chức hành trình chạy xe hợp lý;

- Lựa chọn bố trí phương tiện phù hợp hoạt động trên tuyến;

- Định mức và tính tốn chính xác các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật phương tiện trên tuyến;

- Xây dựng biểu đồ và thời gian biểu vận hành phù hợp với đặc điểm nhu cầu đi lại trên tuyến;

- Tổ chức tốt việc quản lý, điều hành và giám sát hoạt động của xe trên tuyến. Áp dụng các công nghệ tiến tiến trong hoạt động tổ chức khai thác, quản lý điều hành hoạt động buýt là yếu tố quan trọng góp phần tiết kiệm chi phí đầu vào nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một cơ cấu lao động hợp lý, một phương án tổ chức lao động khoa học góp phần tăng năng suất và tiết kiệm chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp.

Kết quả đầu ra (Lợi ích mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động vận tải) gắn với khối lượng hành khách mà doanh nghiệp vận chuyển được. Để thu hút hành khách, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng, đây là yếu tố quan trọng quyết định số lượng hành khách sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Về mặt chủ quan, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp gắn với chất lượng phương tiện, phương án tổ chức khai thác và điều hành hoạt động phương tiện và chất lượng đội ngũ lao động, đặc biệt là đội ngũ lao động trực tiếp (Bao gồm lái xe và nhân viên phục vụ trên xe).

1.3.3.3 Trên quan điểm của hành khách

Sơ đồ ở hình 1.9 đã thể hiện các hao phí mà hành khách phải bỏ ra và kết quả mà hành khách thu được khi sử dụng dịch vụ VTHKCC. Với hành khách khi sử dụng

PTVTHKCC để thực hiện chuyến đi của mình, hành khách thường quan tâm đến các vấn đề cơ bản như: thời gian của chuyến đi, chi phí cho chuyến đi, khả năng tiếp cận dịch vụ cũng như sự thuận lợi an tồn của chuyến đi đó. Hệ thống VTHKCC thực sự mang lại hiệu quả cho hành khách nếu như giảm được thời gian chuyến đi hành khách từ nơi xuất phát đến đích, giảm được chi phí cho chuyến đi cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ.

Theo như công thức (1.28) và (1.29), thời gian chuyến đi của hành khách bao gồm: thời gian đi bộ (chịu tác động trực tiếp bởi việc tổ chức mạng lưới tuyến và bố trí cơ sở hạ tầng trên tuyến); thời gian chờ đợi quyết định bởi phương án tổ chức vận hành (Tần suất chạy xe); thời gian trên xe bị chi phối bởi tốc độ lữ hành của phương tiện (Liên quan đến việc tổ chức giao thơng và hình thức tổ chức chạy xe trên tuyến, việc bố trí điểm dừng và định mức thời gian dừng tại từng điểm).

Chi phí cho chuyến đi liên quan trực tiếp đến giá vé. Giá vé càng rẻ với hành khách càng hiệu quả và nó là yếu tố quan trọng thu hút họ sử dụng dịch vụ.

Chất lượng dịch vụ là yếu tố hành khách mong đợi, từ khả năng tiếp cận đến dịch vụ (Tiếp cận thông tin về dịch vụ, tiếp cận vé, tiếp cận lên phương tiện) cho đến mức độ an toàn và thuận tiên trong chuyến đi.

Như vậy, với hành khách nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tức là cung cấp một dịch vụ nhanh, rẻ và chất lượng đảm bảo. Đây là yếu tố quyết định việc hành khách từ bỏ PTVTCN để sử dụng xe buýt cho các chuyến đi của mình.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)