Biểu đồ chi phí Doanh thu Trợ giá qua các năm

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị (Trang 86 - 87)

Từ đó, có thể thấy rằng tốc độ tăng doanh thu chậm hơn so với tốc độ tăng chi phí; Tốc độ tăng chi phí chậm hơn so với tốc độ tăng sản lượng vận chuyển và tốc độ tăng trợ giá là cao nhất. Như vậy, xét ở góc độ vận hành thì hoạt động buýt tại Hà Nội có hiệu quả. Tuy nhiên, ở góc độ kinh tế tài chính thì khơng hiệu quả. Ngun nhân chính là do mức giá vé chỉ tăng không quá 30% trong suốt hơn 10 năm qua, trong khi chi phí đều tăng 4-5 lần trong giai đoạn 2002-2012. Một lý do khác nữa là khách đi vé tháng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng chuyên chở, trong 4 năm trở lại đây thì tỷ lệ vé tháng liên tuyến chiếm khoảng 75% - 77% (Khoảng 3/4) tổng sản lượng, và giá vé này chỉ bằng 8-12% so với giá vé lượt.

Bảng 2.11. Mối quan hệ giữa Doanh thu, Chi phí, Trợ giá

TT Năm Trợ giá/GDP Doanh thu/Chi phí

1 2005 0.06% 0.525 2 2006 0.17% 0.651 3 2007 0.18% 0.673 4 2008 0.26% 0.819 5 2009 0.20% 0.619 6 2010 0.26% 0.569 7 2011 0.32% 0.449 8 2012 0.38% 0.475

Áp dụng công thức(1-17) đã được nêu ở chương 1 tính tốn hiệu suất sử dụng chi phí (HC) và tính tốn tỷ trọng của trợ giá Thành phố chi cho hoạt động vận tải buýt và GDP ở Hà Nội có thể thấy rằng: Tỷ trọng của trợ giá liên tục tăng (Ngoại trừ năm 2009), trong giai đoạn 2009-2012 mức tăng trung bình khoảng 12,5%/năm. Trong khi đó hiệu suất sử dụng chi phí có xu hướng giảm, liên tục trong 2 năm 2011 và 2012, mức doanh thu khơng bù đắp 1/2 chi phí.

Để thấy rõ hơn có thể xem xét tới doanh thu, chi phí, trợ giá tính bình qn cho 1 hành khách (biểu đồ hình 2.6).

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)