2.2 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VTHKCC TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
2.2.4 Hiện trạng tổ chức quản lí điều hành VTHKCC tại Hà Nội
2.2.4.1 Công tác tổ chức vận hành trên tuyến
Mạng lưới tuyến xe buýt Hà Nội được tổ chức theo dạng tuyến trực tiếp chưa có sự phân công rõ ràng về chức năng hoạt động của tuyến. Phương tiện bố trí hoạt động trên các tuyến được lựa chọn dựa vào kinh nghiệm của cán bộ vận tải nên chưa thực sự đạt hiệu quả cao.
Hình thức chạy xe đang áp dụng còn đơn điệu, chủ yếu là hình thức chạy xe thơng thường triển khai trên 67 tuyến buýt trợ giá vào tất cả các khoảng thời gian trong ngày. Hình thức chạy xe nhanh triển khai vào giờ cao điểm trên 12 tuyến với tần suất chạy xe rất thưa.
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu khai thác phương tiện bình qn trên tồn mạng lưới
TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị
01 Chiều dài tuyến Lt Km 24,7
02 Cự ly huy động bình quân lhđ Km 23,2
03 Sức chứa bình quân phương tiện qtk Chỗ 66,8
04 Hệ số sử dụng sức chứa bình quân - 0,82
05 Thời gian hoạt động của tuyến TH Giờ 1417,5 06 Khoảng cách chạy xe - Khoảng cách chạy xe nhỏ nhất - Khoảng cách chạy xe lớn nhất I Imin Imax Phút 5 30
07 Tốc độ khai thác phương tiện VK Km/h 16,7
08 Năng suất 1 chuyến xe WQch HK/chuyến 118
09 Năng suất ngày xe WQng HK/ngày 1.110
10 Hệ số xe vận doanh vd - 0,76
Biểu đồ vận hành trên tuyến được xây dựng cho ngày làm việc và ngày nghỉ, tuy nhiên chưa có sự phân biệt rõ nét. Các thông số vận hành để xây dựng biểu đồ được xác định dựa trên kinh nghiệm hoặc khảo sát thực tế nên chưa thực sự hợp lý. Việc phối hợp biểu đồ hoạt động của các tuyến trong toàn mạng chưa được chú ý gây khó khăn cho hành khách khi chuyển tuyến và làm giảm hiệu quả hoạt động chung trên tồn mạng.
2.2.4.2 Cơng tác quản lý giám sát hoạt động VTHKCC
a- Mơ hình quản lý Nhà nước về VTHKCC
Hiện tại, cơng tác quản lí của Nhà nước về VTHKCC Hà Nội được thực hiện theo sơ đồ ở hình 2.2.
Trung tâm Quản lí và Điều hành Giao thơng đơ thị Hà Nội (Tramoc) thuộc Sở GTVT Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, có chức năng giúp Giám đốc Sở GTVT quản lý và điều hành VTHKCC trên địa bàn thành phố. Tramoc có thẩm quyền quản lí mạng lưới xe buýt (Phân tuyến, các điểm dừng và các bến xe); Nghiên cứu và xây dựng các qui định và tiêu chuẩn, thể chế liên quan đến giao thông vận tải công cộng; Điều phối nguồn trợ cấp của chính quyền Thành phố cho các công ty tham gia hoạt động vận tải xe buýt tại Hà Nội.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Phòng QL vận tải Phòng QL PTGT Phòng QL GTĐT Phòng ban khác
TRUNG TÂM QUẢN LÝ - ĐIỀU HÀNH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI Buýt Bảo Yến Khối xe buýt TRANSERCO Buýt Đông Anh Buýt Bắc Hà Các DN xe buýt khác Ban Dự án Đường sắt đô thị Tổng công ty Vận tải Hà Nội
Quan hệ chỉ đạo trực tuyến
Hình 2.2: Mơ hình quản lý VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội
Hà Nội đã có 16 tuyến buýt xã hội hóa được 5 đơn vị tham gia vận tải hành khách công cộng xe buýt Hà Nội:
1. Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) 4 tuyến (47, 48, 52, 53) 2. Công ty Cổ phần Vận tải TM & DL Đông Anh 1 tuyến (Tuyến 46) 3. Công ty TNHH Bắc Hà 5 tuyến (Tuyến 41, 42, 43, 44, 45)
4. Công ty Cổ phần Xe khách Hà Nội 2 tuyến (Tuyến 49, 51)
5. Công ty TNHH du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến 4 tuyến (57, 58, 59, 60).
Thực hiện chủ trương xã hội hóa, Hà Nội đã có nhiều thành phần kinh tế tham gia VTHKCC bằng xe buýt. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước là Tổng công ty Vận tải Hà Nội vẫn giữ vai trò chủ đạo (Chiếm trên 80% thị phần). Đây cũng là một thuận lợi trong công tác quản lý điều hành[34].
b- Công tác quản lý doanh thu
Hiện nay cơng tác quản lý doanh thu vẫn cịn bỏ ngỏ, Trung tâm Quản lý Điều hành Giao thông đô thị chỉ quản lý cuống vé lượt bán được cũng như số lượng tem vé tháng phát hành ra. Cịn cơng tác quản lý vé, bán vé đều do các đơn vị tham gia thực hiện.
Vé lượt và vé tháng 1 tuyến được thống kê theo từng tuyến; riêng vé tháng liên tuyến được phân bổ cho từng tuyến theo hệ số riêng.
Công tác phân bổ doanh thu vé tháng liên tuyến cho từng tuyến hiện được tính tốn dựa trên các yếu tố như:
- Hệ số năng lực từng tuyến (Phụ thuộc vào cự ly tuyến, số lượt xe và loại phương tiện sử dụng)
- Tỷ lệ vé lượt của tuyến trên toàn mạng.
- Tỷ lệ vé tháng ưu tiêu và vé tháng bình thường của tuyến trên tồn mạng.
c- Cơng tác kiểm tra giám sát
Hiện nay, việc kiểm tra - giám sát chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn Thủ đô Hà Nội căn cứ vào hợp đồng đặt hàng và hợp đồng giao nhận thầu giữa đơn vị quản lý và đơn vị cung ứng dịch vụ.
Hoạt động kiểm tra nhằm đảm bảo đủ số lượng, chất lượng phương tiện, trang thiết bị trên phương tiện cũng như giấy tờ cần thiết trong quá trình hoạt động. Hoạt động giám sát nhằm đảm bảo việc thu tiền và bán vé cho hành khách được thực hiện
đúng quy định, phương tiện hoạt động theo đúng biểu đồ vận hành (Chạy đúng lộ trình, khơng bỏ điểm dừng, dừng đón trả khách đúng quy định, xuất bến đúng giờ…).
Tỷ lệ giám sát trên tổng sản lượng vận chuyển còn thấp, giám sát chủ yếu dựa vào quan trắc bằng mắt thường vì vậy khó có thể phản ảnh được hiện trạng chất lượng dịch vụ.