2.3 Cơ sở thực tiễn về liên kết Viện-Trường
2.3.2 Liên kết Viện-Trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
thôn
Về phương diện khoa học, Nông, Lâm và Ngư nghiệp, Thủy lợi được xác định là các ngành nghề kỹ thuật (Engineering), với việc nghiên cứu phát triển, ứng dụng KH&CN rộng rãi trong sản xuất kinh doanh (SXKD) và CGCN là phương thức quan trọng để đổi mới công nghệ đảm bảo nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Bộ NN&PTNT là Bộ duy nhất có Quyết định 98/2006/QĐ-BNN về liên kết Viện- Trường và đã được tổng kết đánh giá một cách tương đối toàn diện, là bài học chung khi nghiên cứu về liên kết Viện-Trường ở Việt Nam.
2.3.2.1. Khái quát về Quyết định 98/2006/QĐ-BNN ngày 30/10/2006 của Bộ Nông nghiệp, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT)
Quyết định số 98/2006/QĐ-BNN, ngày 30 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp về Quy chế kết hợp giữa các Trường đại học và Viện nghiên cứu thuộc thuộc Bộ NN&PTNT, quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức tổ chức cũng như trách nhiệm của các trường, viện và các cơ quan quản lý của Bộ trong việc xây dựng và thực thi hoạt động liên kết Viện-Trường của Bộ. Tháng 8 năm 2009 Bộ đã tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Quyết định này nhằm rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại nhằm đẩy mạnh liên kết Viện-Trường của Bộ trong những năm tiếp theo.
Quyết định số 98/2006/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT đã đề ra những mục tiêu rất cụ thể, phù hợp với lý luận chung về liên kết. Đó là:
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả NCKH và đào tạo; tăng khả năng ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đời sống.
+ Tạo sự gắn kết chặt chẽ, lâu dài giữa các trường đại học và các viện nghiên cứu trong ĐT, NCKH và ứng dụng kết quả nghiên cứu.
+ Nâng cao năng lực cán bộ giảng dạy và NCKH.
2.3.2.2. Kết quả khảo sát đánh giá hai năm thực hiện liên kết Viện-Trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Theo Báo cáo điều tra khảo sát của Bộ về thực hiện Quyết định số 98/2006 của Bộ [6], một số kết quả quan trọng có thể khái qt như sau:
• Về nhận thức và nhu cầu liên kết:
Tất cả các viện, trường của Bộ đều cho rằng, liên kết trong Đào tạo và NCKH là một nhu cầu có thật, là có lợi, tập hợp và tận dụng, phát huy được lực lượng cán bộ KH&CN và điều kiện vật chất, kỹ thuật, thông tin để giải quyết nhiều vấn đề mà nếu khơng liên kết sẽ gặp nhiều khó khăn. Vấn đề cịn lại và thường vướng mắc là làm sao có một cơ chế thích hợp để việc liên kết diễn ra một cách thuận lợi và mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên kết.
• Về hiện trạng liên kết đào tạo:
- Tổng hợp số liệu điều tra theo các khối viện, trường: Thủy sản, Nông nghiệp, Thủy lợi và Lâm nghiệp như Bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1: Số liệu điều tra về liên kết Viện-Trường tại Bộ NN&PTNT giai đoạn 2006-2009
TT Nội dung thực hiện Thủy sản nghiệpNông Thuỷ lợi nghiệpLâm
1
Thông báo kế hoạch hàng năm cho T-V khác 2 trong 6 đơn vị có làm 1 trong 3 đơn vị có làm 1 trong 3 đơn vị có làm Cả 2 đơn vị đều có làm 2 Ký kế hoạch liên kếthàng năm với đối tác Không Không 1 trong 3 đơn vịcó Ban kết hợp
(ĐH Thuỷ lợi)
Khơng
3 Cơng tác kiêm nhiệm Không Không Không Không
Qua đây cho thấy, việc thông báo kế hoạch hàng năm cho đơn vị khác đã có một vài đơn vị thực hiện, trong khi việc ký kết một hợp đồng nguyên tắc về liên kết và việc nhận hay cử cán bộ kiêm nhiệm tại đơn vị đối tác thì cơ bản chưa thực hiện. - Những nội dung thể hiện sự liên kết trong đào tạo phân theo ngành có thể tóm tắt như Bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Theo tỷ lệ số đơn vị có thực hiện/Tổng số đơn vị của Khối ngành được khảo sát
TT Nội dung Thủy sản nghiệpNông Thuỷ lợi nghiệpLâm
1 Cán bộ của đối tác thamgia Hội đồng 3/5 đơn vịcó 1/3 đơn vịcó 2/3 đơn vịcó 1/2 đơn vịcó 2 Mời đối tác giảng dạy 3/5 đơn vị
có 2/3 đơn vị có 2/3 đơn vị có 1/2 đơn vị có 3 Phối hợp viết tài liệu 3/5 đơn vịcó 3/3 đơn vịcó 2/3 đơn vịcó 2/2 đơn vịcó 4 Cán bộ của đối tác hướng
dẫn NCS, Cao học (61 người) (2 người) (53 người) - 5 Số sinh viên thực tập (TT)và làm tốt nghiệp (TN) tại
Viện TT: 1060 TN: 2893 TT: 123 TN: 63 TT: 212 TN: 125 TT: 140 TN: 93 Nhận xét:
+ Khoảng 50% số trường và viện có mời đối tác tham gia các dạng Hội đồng Khoa học và tương đối đều trong cả 4 khối ngành. Điều này cho thấy liên kết Viện- Trường, mà chủ yếu là trong đào tạo cũng được duy trì ở một mức độ nhất định.
+ Vấn đề phối hợp viết giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo được thực hiện trong hầu hết viện, trường của Bộ, trong đó khối Nơng nghiệp và Lâm nghiệp là đạt 100%;
+ Số cán bộ tham gia hướng dẫn cao học cho đối tác trong mỗi khối ngành cũng cỡ hàng chục (Khối ngành Lâm nghiệp khơng có số liệu).
+ Trong sự liên kết đào tạo, các luận văn, luận án được các viện hướng dẫn thường có kết hợp với hoạt động nghiên cứu.
+ Về số sinh viên đã được thực tập giáo trình hay thực tập tốt nghiệp tại các viện cũng là một con số đáng kể, thể hiện việc gắn học với hành, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người học. Con số này, theo trình tự ngành: Thuỷ sản, Nơng nghiệp, Thuỷ lợi và Lâm nghiệp lần lượt như sau:
++ Thực tập giáo trình: 1060, 123, 212, 140; ++ Thực tập tốt nghiệp: 2893, 63, 125, 93.
Nói chung, việc kết hợp trong đào tạo diễn ra tương đối đồng đều ở các trường và các viện trong cả 4 lĩnh vực ngành. Tuy vậy, vẫn cần nhắc lại là quy mơ liên kết
cịn nhỏ bé so với tiềm năng và diễn ra theo nhu cầu tự nhiên và khơng theo một kế hoạch có tính phối hợp nguồn lực một cách có ý thức đầy đủ của tinh thần liên kết.
• Hiện trạng liên kết NCKH và chuyển giao kết quả nghiên cứu
Kết quả điều tra cho thấy, liên kết trong lĩnh vực NCKH và CGCN thì khơng được thuận lợi như liên kết trong đào tạo. Tổng kết thực trạng liên kết nghiên cứu có thể khái quát lại như bảng 2.3 dưới đây.
Bảng 2.3: Theo tỷ lệ số đơn vị thực hiện/Tổng số đơn vị của Khối ngành
TT Nội dung Thủysản nghiệpNông Thuỷlợi nghiệpLâm
1 Phối hợp tuyển chọn đề tài nghiêncứu khoa học. 4/5 3/3 2/3 2/2 2 Mời đối tác tham gia thẩm định đề
cương nghiên cứu. 4/5 3/3 2/3 2/2
3 Cùng thực hiện một đề tài. 2/5 2/3 2/3 1/2
4 Cùng tổ chức Hội nghị, Hội thảokhoa học 5/5 3/3 2/3 1/2 5 Nhận chuyển giao kết quả cho đốitác 5/5 2/3 2/3 2/2 6 Phối hợp chuyển giao kết quả cho
SXKD. 3/5 2/3 2/3 1/2
7 Vườn ươm công nghệ. Không Không Không Không
8 Xây dựng doanh nghiệp KH&CN. Không Không Không Không Từ bảng 2.3 có thể có các nhận xét sau:
Các viện và trường đã có những hoạt động mang tính liên kết như phối hợp chọn đề tài hay chọn người chủ nhiệm đề tài. Tuy vậy, hoạt động này cịn rất ít mà lý do là số lượng đề tài cấp Nhà nước và cấp bộ vừa ít, lại phải đấu thầu. Một số viện lớn với số đề tài hàng năm nhiều thì có nhu cầu liên kết, thí dụ: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II hay Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam,… Nhưng, thí dụ đối với khối ngành Lâm nghiệp, số lượng đề tài ít, trường rất khó giành được đề tài nghiên cứu và do đó liên kết nghiên cứu trong lĩnh vực Lâm nghiệp là khó có điều kiện thực hiện. Thông thường, các viện hoặc trường thường thực hiện các phần khác nhau của một chương trình hay đề tài lớn đã được tách bạch, khơng thể hiện được tính chất liên kết nhân lực, tài lực, vật lực và hình thành một tổ chức thống
nhất. CGCN cho nhau, theo nghĩa sử dụng kết quả nghiên cứu trong bài giảng hay các cơng trình đã được cơng bố, được các viện và trường thực hiện thường xuyên, song việc chuyển giao một sản phẩm công nghệ hay phối hợp chuyển giao cho cơ sở sản xuất thì tuy là có nhưng rất ít và cịn nhiều trở ngại. Kết quả điều tra cũng cho thấy, về cơ bản các viện, trường chưa quan tâm đến xây dựng vườn ươm công nghệ hay doanh nghiệp KH&CN, mặc dù một số viện, trường đã hoặc sắp chuyển sang thực hiện Nghị định 115/CP.
Tóm lại, sự liên kết trong NCKH giữa các viện và trường đã có, nhưng nhỏ, manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng và đòi hỏi của thực tiễn.
• Thực hiện hợp tác quốc tế và liên kết với các đơn vị ngoài Bộ
Căn cứ theo báo cáo điều tra, hầu hết các viện và trường lớn của Bộ NN&PTNT đều thực hiện và duy trì quan hệ quốc tế từ lâu và phát triển ngày càng sâu rộng hơn. Dưới dạng khái quát, sự hợp tác đó theo ngành như thống kê trong Bảng 2.4 sau:
Bảng 2.4: Hợp tác quốc tế theo khối ngành giai đoạn 2006-2009
TT Nhóm ngành Thủysản nghiệpNơng Thuỷlợi nghiệpLâm
1 Số lượng tổ chức quốc tế đang hợp tác 42 28 - 10 2 Tỷ lệ đơn vị có Hợp tác cùng thực hiệnnhiệm vụ/tổng đơn vị được khảo sát. 4/5 2/3 - 1/2 3 Tỷ lệ đơn vị cử cán bộ đi học theo nộidung hợp tác/tổng đơn vị khảo sát 4/5 1/3 - 2/2 4 Tỷ lệ đơn vị cử cán bộ đi tham quan theo
Chương trình hợp tác/tổng đơn vị khảo sát 4/5 1/3 - 2/2 5 Tỷ lệ đơn vị có Hợp tác với cơ quan ngồiBộ/tổng đơn vị khảo sát. 5/5 3/3 3/3 2/2
Trong đó, nhóm ngành Thuỷ lợi trong báo cáo khơng thấy ghi rõ vấn đề hợp tác quốc tế của Viện Khoa học Thuỷ lợi và Đại học Thuỷ lợi. Liên kết với các viện, trường ngoài Bộ, tuy được các viện, trường quan tâm, nhưng chưa gắn bó chặt chẽ như Quyết định 98/BNN mong muốn.
2.3.2.3. Nhận xét khái quát về những tồn tại và nguyên nhân
Tuy Quyết định 98/2006 của Bộ NN&PTNT đã có những tác dụng thúc đẩy liên kết Viện-Trường trong Bộ. Tất cả các viện và trường đều nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của Liên kết cả trong NCKH, đào tạo và CGCN nhằm sử dụng hiệu quả những nguồn lực còn hiếm hoi và nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm, nhưng vẫn cịn nhiều tồn tại như: (1) Cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý nhân sự, tài chính cho nghiên cứu KH&CN, và về lâu dài vấn đề SHTT và lợi ích trong hợp tác cũng như văn hóa hợp tác là những vấn đề cần giải quyết sớm mới tạo điều kiện để liên kết phát triển và duy trì bền vững; (2) Liên kết nội bộ giữa các đơn vị nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ của một viện, trường về cơ bản chưa được tổ chức một cách bài bản và do đó hầu như chưa có quy chế, quy định hay hướng dẫn về vấn đề này; (3) Trong phạm vi Bộ NN&PTNT và trong cả nước, nghiên cứu lý luận về liên kết chưa được coi trọng đúng mức.
Những tồn tại trên đây có những nguyên nhân cơ bản của nó như: Vai trị của Nhà nước, Bộ, ngành hay chính quyền địa phương đối với hoạt động liên kết cịn mờ nhạt, rất hạn chế; chưa có những chương trình hành động cụ thể cả về tổ chức, kế hoạch hành động tương xứng; khơng có các quy định cụ thể về quản lý, đánh giá, kiểm tra đôn đốc của các cấp đối với hoạt động liên kết; nhận thức của lãnh đạo các viện, trường về liên kết chưa sâu sắc, cả trên phương diện lý luận lẫn hoạt động thực tiễn; hệ thống chính sách chưa đủ mạnh và cịn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho liên kết phát triển và duy trì bền vững, đặc biệt là chính sách về tài chính, quản trị nhân lực, sử dụng chung phịng thí nghiệm, trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật khác; chính sách về phân chia lợi ích và đảm bảo quyền Sở hữu trí tuệ trong liên kết; hệ thống các Chương trình, Đề tài, Dự án phát triển KH&CN, phát triển KT-XH cịn ít, tầm cỡ nhỏ và chưa dự tính đến việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho phát triển và thúc đẩy hoạt động liên kết; nguồn lực của các viện, trường cịn nhỏ bé, tính ỳ của cán bộ cịn lớn và thiếu những cán bộ có khả năng và uy tín trong tổ chức và thực thi những nhiệm vụ liên kết phức tạp, tài chính eo hẹp cùng với các cơ chế chưa được đổi mới một cách thích hợp.
Cuối cùng, có thể nói, thực trạng hoạt động liên kết Viện-Trường của Bộ NN&PTNT cũng là thực trạng chung của liên kết Viện-Trường của hệ thống viện, trường của cả nước.
2.3.3. Liên kết Viện-Trường của Bộ Quốc phòng
Trên cơ sở chủ trương của Đảng và Nhà nước là: “Tăng cường liên kết giữa tổ
chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực. Thí điểm thực hiện cơ chế hợp tác công-tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ KH&CN”; “Tăng cường hợp tác giữa các trung tâm nghiên cứu trong nước với các tổ chức nghiên cứu KH&CN nước ngồi. Nghiên cứu hình thành một số trung tâm KH&CN hiện đại có liên kết với các tổ chức khoa học tiên tiến nước ngoài” [13, 31] và đã được khẳng định rõ
trong Nghị quyết số 27-NQ/TW (khóa IX) và Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Xây dựng và phát triển cơng nghiệp quốc phịng đến 2020
và những năm tiếp theo” [30, 32], BQP chủ trương đẩy mạnh liên kết giữa các Viện
nghiên cứu, trường ĐH và các cơ sở SXKD trong Bộ. Quán triệt tinh thần đó, các học viện, nhà trường KHKT, trong đó có KHKT Y dược Quân đội đã triển khai nhiều hoạt động liên kết và đã đem lại những kết quả tốt đẹp. Tuy vậy, để liên kết của các Viện nghiên cứu và nhà trường Quân đội đi vào thực tiễn một cách vững chắc và có hiệu quả, nghiên cứu về thực trạng hoạt động liên kết của các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu KHKT của Quân đội sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc đề xuất các biện pháp chính sách thúc đẩy phát triển hoạt động liên kết trong thời gian tới.
2.3.3.1. Nhu cầu và điều kiện liên kết Viện-Trường của Bộ Quốc phòng
Nhu cầu về nghiên cứu KH&CN, đào tạo cán bộ và sản xuất, chế tạo vũ khí, khí tài hiện đại phục vụ chính quy hóa và hiện đại hóa Qn đội đang là một vấn đề cấp bách. Thống kê về số lượng và tính chất của các đề tài nghiên cứu của Bộ trong lĩnh vực KHKT trong 5 năm giai đoạn 2006-2010 [8] cho thấy: Tổng số đề tài nghiên cứu là 209, trong đó có: 35 đề tài cấp Nhà nước; 28 đề tài thuộc chương trình KH&CN, 24 đề tài thuộc Nghị định thư và 122 đề tài cấp BQP. Số tài liệu biện soạn là 2781, trong đó số tài liệu huấn luyện là 1528 và số tài liệu giảng dạy là 1253.
Những số liệu thống kê trên đây phần nào cũng cho thấy nhu cầu cũng như tiền đề của liên kết trong lĩnh vực KHKT của BQP là rất lớn. Bên cạnh đó, hàng chục dự án phịng thí nghiệm dùng chung đã được xây dựng, là cơ sở cho việc thúc