CHƯƠNG III PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT VIỆN-TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển liên kết Viện-Trường ở Việt Nam
3.1.2 Xác định mục tiêu, yêu cầu, nội dung liên kết và các bước đi thích hợp
hợp đối với liên kết Viện-Trường ở Việt Nam
Liên kết Viện-Trường nói chung có nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Việc lựa chọn mức độ hay hình thức liên kết cần dựa trên các căn cứ nội tại và khách quan đối với mỗi đơn vị. Các yếu tố nội tại như chức năng, nhiệm vụ, chiến lược phát triển, nguồn lực, kinh nghiệm tổ chức, quản lý,… có vai trị quyết định đến việc lựa chọn hình thức và mức độ cũng như lĩnh vực ưu tiên liên kết. Bên cạnh những yếu tố nội tại, còn cần xem xét các căn cứ bên ngồi từ phía đối tác như số lượng và đặc điểm các viện/trường có khả năng liên kết, năng lực của họ, truyền thống và thành tích trong NCKH, đào tạo,… uy tín trong và ngồi nước,… và các yếu tố về mơi trường KT-XH có liên quan như chính sách của Nhà nước, các chương trình của Nhà nước, trong đó, đặc biệt có ý nghĩa là các yếu tố tác động đến nhu cầu phát triển và đổi mới công nghệ trong kinh tế, quân sự hay chủ trương về hợp tác quốc tế của Nhà nước và BQP như tài liệu [16, 20, 31] đã chỉ ra.,...
Khi xem xét những căn cứ nội bộ và bối cảnh môi trường trên đây sẽ cho thấy thuận lợi và khó khăn trong việc tiến hành xây dựng cũng như duy trì các hoạt động liên kết, trên cơ sở đó, quyết định hình thức và mức độ liên kết phù hợp với mỗi đơn vị. Mặt khác, trên phương diện quản lý sẽ nhận rõ những vấn đề cần có biện pháp khắc phục để thúc đẩy liên kết Viện-Trường tại Việt Nam.
Sau khi đã quyết định xây dựng quan hệ liên kết, cần làm rõ mục tiêu, yêu cầu của liên kết Viện-Trường đối với đơn vị mình. Trong bối cảnh hiện nay, liên kết Viện-Trường cần đạt được những mục tiêu và yêu cầu căn bản chung sau đây:
a. Mục tiêu:
Biến nhận thức về liên kết Viện-Trường trở thành một nếp nghĩ, phương thức hoạt động quan trọng đối với các Viện nghiên cứu và các trường Đại học; tập hợp và tổ chức lực lượng, tăng cường và sử dụng nguồn lực hiệu quả tạo ra năng lực thực hiện những nhiệm vụ KH&CN mang tính tổng hợp, đa ngành và có ý nghĩa KH&CN và KT-XH lớn. Trước mắt, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện những nhiệm vụ thường xuyên của viện và trường;
b. Yêu cầu:
Liên kết phải thực chất và hiệu quả; phát triển bền vững, với phương châm thận trọng và chắc chắn; đối tượng, hình thức và nội dung liên kết phù hợp với từng viện/trường và với từng giai đoạn.
c. Xác định nội dung liên kết:
Nội dung liên kết đối với các viện nghiên cứu và các trường đại học của Việt Nam thường thuộc các lĩnh vực chính sau đây:
- Liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực: Các viện nghiên cứu có chun mơn gần gũi với các chun ngành đào tạo của trường đại học có thể thiết lập liên kết trên nguyên tắc chung về liên kết trong đào tạo, trong đó các viện nghiên cứu có thể cử cán bộ tham gia đào tạo tại Trường với một chuyên đề có sở trường và có kiến thức sâu, đặc biệt theo định hướng nghiên cứu sát với nhu cầu của thực tiễn với tư cách mời giảng, thỉnh giảng hay kiêm nhiệm. Đối với cán bộ khoa học đầu ngành của viện nghiên cứu cũng có thể tham gia ở trường với tư cách một thành viên kiêm nhiệm. Viện cịn có thể phối hợp với trường trong việc hướng dẫn thực tập, tốt nghiệp cho sinh viên tại các cơ sở khoa học hay phịng thí nghiệm của Viện. Cán bộ của viện cịn có thể hướng dẫn cao học, hay nghiên cứu sinh của các trường và tham gia các hội đồng khoa học. Qua các hoạt động này, viện phát huy hiệu suất sử dụng được nhân lực, vật lực, cịn trường có thêm được nguồn nhân lực tài năng quý giá, góp phần quan trọng vào việc thực hiện học gắn với hành, gắn với thực tiễn.
Đối vớí cán bộ khoa học của Trường, có thể tham gia đọc các chuyên đề, đặc biệt là những vấn đề lý luận mới, những vấn đề thuộc khoa học cơ sở và cơ bản liên quan cho cán bộ của Viện hay tham gia vào các hội đồng xét duyệt đề tài, đánh giá các cơng trình nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng khoa học của các đề tài. - Liên kết trong nghiên cứu khoa học: Viện và trường đều có nhu cầu về NCKH. Do ở Việt Nam, nguồn đề tài ít nên các đơn vị thường không muốn chia sẻ
với nhau về đề tài, mặc dù trên thực tế, nếu viện trường kết hợp với nhau thì khả năng hồn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu sẽ tăng lên rất nhiều. Đây là bài toán thực tiễn khá khó giải. Nhưng nếu nhận thức chung về việc phân chia lợi ích một cách cơng bằng thì việc góp chung sức người, sức của; việc phân bổ nhân lực, vật lực và tài lực cho từng đề tài, dự án một cách tối ưu sẽ mang lại thuận lợi và do đó lợi ích cho cả viện và trường. Vì vậy, liên kết trong thực hiện các đề tài, dự án vẫn luôn là phương thức tốt cho cả viện và trường. Tuy nhiên, để thúc đẩy liên kết, nhất là giai đoạn ban đầu, rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước thơng qua các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các đề tài dự án có sự liên kết và gắn với đào tạo nhân lực cao cấp. - Liên kết trong CGCN hay truyền thụ kiến thức cho các đối tượng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, là thế mạnh của các tổ chức hàn lâm.
- Trong thời đại ngày nay, sự liên kết trong nước có thể và cần phải trở thành cơ sở nền tảng để phát triển và tăng chiều sâu cho các liên kết quốc tế, qua đó cả trường và viện hợp sức để cùng các đối tác quốc tế giải quyết những nhiệm vụ có tầm cỡ lớn hơn cả về khoa học, kỹ thuật và kinh tế.
d. Các bước đi cơ bản: Thông thường các bước đi được thực hiện đi từ liên
kết nội bộ đến liên kết trong nước và quốc tế. Viện hay trường trước hết nên xem
xét lại việc liên kết theo tất cả các lĩnh vực trên đây giữa các thành phần thuộc viện/trường của mình. Nói cách khác, việc tổ chức cơng việc, việc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, nhất là những nhiệm vụ có liên quan đến nhiều bộ phận phải được thực hiện một cách có bài bản và khoa học, tận dụng hết sức người, sức của của chính đơn vị mình với một năng suất và hiệu quả cao nhất có thể được. Khi đã làm được điều đó thì việc phát triển liên kết ra bên ngồi sẽ thuận lợi và có hiệu quả, bởi đã có kinh nghiệm phối hợp, có thói quen làm việc cộng tác và có kinh nghiệm điều hành cũng như văn hóa liên kết đúng đắn.