CHƯƠNG III PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT VIỆN-TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
4.1.2 Các hình thức, nội dung thẩm định bằng phương pháp chuyên gia
Các kết quả nghiên cứu trong từng giai đoạn và kết quả cuối cùng của luận án đã được tác giả thẩm định bằng phương pháp chuyên gia trên ba hình thức: trao đổi trực tiếp, tổ chức hội thảo, điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến.
tưởng khoa học đã được tác giả trao đổi rộng rãi với các nhà khoa học; các cán bộ giảng dạy và quản lý thuộc Học viện KTQS, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Học viện Quân y và Bệnh viện quân y 103, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện 175 - Thành phố Hồ Chí Minh; một số cán bộ khoa học, các giáo sư, phó giáo sư thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, các cán bộ của các vụ Quản lý Khoa học và Cơng nghệ, Phịng Đào tạo thuộc Vụ tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các nhà khoa học thuộc một số Viện nghiên cứu và trường đại học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; một số cán bộ của các Cục Nhà Trường, Cục Khoa học Quân sự,… Các chủ đề được trao đổi xoay quanh những nội dung như: Vai trị, vị trí của Liên kết Viện-Trường trong đào tạo, NCKH và phục vụ SXKD; Nội hàm của liên kết Viện-Trường; Những nguyên tắc trong xây dựng và duy trì các quan hệ liên kết Viện-Trường bền vững; Các bước và nội dung các bước tiến hành xây dựng quan hệ liên kết Viện-Trường; Định hướng phát triển cho liên kết Viện-Trường ở Việt Nam, những khó khăn có thể gặp phải và những giải pháp khắc phục.
Thông qua trao đổi, khảo sát tác giả luận án đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu về những vấn đề đã nêu trên, giúp tác giả có cái nhìn rõ, bao qt và cụ thể hơn trong việc xác định nội dung những vấn đề cần nghiên cứu của Luận án.
2) Cùng với việc trao đổi trực tiếp, luận án đã sử dụng Phiếu điều tra về Liên kết Viện-Trường dùng cho cơ quan và cho các chuyên gia về ba lĩnh vực chính: Đánh giá thực trạng liên kết; Những vấn đề chung của liên kết Viện-Trường và Kiến nghị với các cấp lãnh đạo (Phụ luc 1 và Phụ lục 2 của Luận án ). Thông qua những phiếu điều tra này, tác giả nhận thức rõ hơn về thực trạng liên kết Viện- Trường trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật do Bộ Quốc phòng quản lý, hiểu rõ hơn về định hướng phát triển sắp tới đối với liên kết Viện-Trường ở Việt Nam và trong Quân đội cũng như những giải pháp cần đề cập nhằm thúc đẩy liên kết Viện-Trường phát triển.
3) Bằng nghiên cứu và vận dụng sáng tạo lý luận về xây dựng và duy trì liên kết Viện-Trường bền vững, Luận án đã viết và cho đăng 10 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học của Nhà nước và trên tạp chí chuyên ngành về Khoa học Kỹ thuật của Bộ Quốc phòng với các nội dung gắn chặt với những vấn đề chủ yếu và nổi cộm của liên kết Viện-Trường nói chung của Việt Nam và trong Quân đội nói riêng. Những cơng trình khoa học đó đồng thời cũng thể hiện cái mới, tính sáng tạo cũng như những cống hiến khoa học, minh chứng cho những sáng tạo khoa học mới
của Luận án.
4) Sau khi hoàn thành dự thảo Luận án tiến sỹ, tác giả đã phối hợp với Khoa Chỉ huy Tham mưu Kỹ thuật và Phòng Sau đại học của Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Hội thảo khoa học với các khách mời chính thức là các nhà khoa học và các chun gia có trình độ khoa học cao và có nhiều kinh nghiệm hoạt động thực tiễn đào tạo, nghiên cứu khoa học, đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn của Quân đội và các trường đại học lớn của Miền Bắc cùng đông đảo cán bộ, giáo viên của Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Nội dung hội thảo được tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây: a) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
b) Góp ý về mặt nội dung: Tổng thể nội dung đã làm để đảm bảo mục tiêu đặt ra; tính logic, hợp lý trong kết cấu của toàn luận án, của từng chương, mục; sự chính xác của các ý tứ, ngơn từ trong diễn đạt nội dung.
c) Về chất lượng các bài báo thuộc Luận án đã được đăng. d) Về những đóng góp mới của Luận án.
đ) Các ý kiến khác.
e) Đánh giá về Luận án so với yêu cầu chung.
Kết quả ý kiến đóng góp trực tiếp bằng văn bản của 21 chuyên gia hàng đầu, các nhà khoa học tại Hội thảo về nội dung nghiên cứu của luận án có thể khái quát hóa như trong Bảng 4.1
Bảng 4.1: Tổng hợp ý kiến đóng góp trong hội thảo luận án
TT NỘI DUNG XIN Ý KIẾN Ý kiến đóng góp (%)
Hợp lý Chưa hợp lý Bổ sung
1 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
của Luận án 100 0 0
2 Về khối lượng và chất lượng chung đối
với yêu cầu của Luận án 100 0 0
3 Về tính logic và nội dung của các
chương, mục của dự thảo Luận án 76,2 14,3 9,5
4 Về cách diễn đạt 80 20 0
6 Về các đóng góp mới của Luận án 100 0 0
7 Ý kiến khác
Như vậy, qua hội thảo cho thấy, những vấn đề cơ bản và quan trọng của Luận án đã được các nhà khoa học chấp thuận và đánh giá tốt. Những ý kiến về “chưa hợp lý” chủ yếu liên quan đến thay đổi kết cấu cụ thể của chương, mục để có tính lơgic và chặt chẽ hơn; về cơ bản không phải thay đổi hay bổ sung về nội dung. Một số ít ý kiến cho rằng nên bổ sung và thay đổi cách viết của các kết luận chương và kết luận Luận án cho gọn và làm nổi bật vấn đề cống hiến. Những nội dung khác đã được sự đồng thuận tương đối lớn.
Qua hội thảo, tác giả luận án đã tiếp thu, nghiên cứu nghiêm túc những ý kiến đóng góp quý báu của các chun gia và đã có những thay đổi thích hợp về kết cấu luận án theo các chương và cả trong nội bộ từng chương, khắc phục việc diễn đạt để làm rõ mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu, khắc phục các sai sót về quy cách trình bày,....