2.2 Cơ sở lý luận về liên kết Viện-Trường
2.2.2 Bản chất của liên kết Viện-Trường
2.2.2.1. Liên kết Viện-Trường với tư cách là một tổ chức khoa học và công nghệ
Tổ chức KH&CN là một bộ phận của hoạt động liên kết. Tùy từng trường hợp, tổ chức KH&CN trong liên kết có thể có hình thức khác nhau để có hiệu quả cao hơn. Các loại hình tổ chức KH&CN cơ bản của Việt Nam đã được chỉ ra trong Luật KH&CN Việt Nam năm 2000, được sửa đổi vào năm 2005, bao gồm: Các tổ chức NCKH, tổ chức NCKH & PTCN; trường đại học, học viện, trường cao đẳng (gọi chung là trường Đại học); tổ chức dịch vụ KH&CN. Các tổ chức này lại có thể là độc lập hay nằm trong một viện nghiên cứu hay một trường đại học, là cơng lập hay tư nhân. Vì vậy, nghiên cứu về tổ chức KH&CN trong liên kết Viện-Trường trong điều kiện Việt Nam sẽ mang lại những nhận thức mới, cần thiết cho việc xây dựng và duy trì hoạt động liên kết bền vững.
Khi xây dựng một quan hệ liên kết bền vững và có hiệu quả, bên cạnh những vấn đề cốt lõi như lựa chọn đối tác, xây dựng tổ chức và cơ chế, chính sách, điều hành hoạt động liên kết,... còn cần phải chú ý đến những vấn đề dưới đây.
a. Nâng cao vai trò của Nhà nước, Bộ, Ngành và địa phương đối với liên kết Viện-Trường
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học [58, 79, 99, 63] cho thấy, Nhà nước có vai trị quan trọng trong việc thiết lập và duy trì các quan hệ liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học và ngành công nghiệp - Ba nhân tố trọng yếu của liên kết và đổi mới. Từ đầu những năm 2000, Etzkowitz và Leydesdorff (2000) đã đưa ra mơ hình tương tác giữa Nhà nước, các cơ quan hàn lâm (V-T: viện nghiên cứu và các trường đại học) và ngành cơng nghiệp như hình 2.1:
Hình 2.1. Mơ hình liên kết Nhà nước, các cơ quan hàn lâm và ngành công nghiệp trong hệ thống đổi mới và liên kết quốc gia
Mơ hình này cho thấy, một mặt Nhà nước có vai trị lớn hơn trước đây đối với liên kết và đổi mới, được thể hiện bằng việc tạo ra môi trường pháp lý và môi trường xã hội thuận lợi để liên kết và đổi mới sáng tạo phát triển [72, 93, 76, 99, 79, 58]. Mặt khác, mơ hình này cũng cho thấy vai trị tích cực và chủ động của các cơ quan hàn lâm và ngành công nghiệp trong việc tổ chức và tham gia vào hoạt động liên kết và đổi mới.
Trong sơ đồ hình 2.1, Nhà nước, bao gồm tất cả các Bộ, Ngành hay các địa phương, có những nhiệm vụ cụ thể như đề ra những chủ trương, định hướng cho việc phát triển KH&CN, phát triển KT-XH, xây dựng tiềm lực KH&CN cho định hướng phát triển của cả ba thực thể: doanh nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học. Những chủ trương, định hướng này cần thống nhất và được thể hiện qua chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KH&CN, phát triển KT-XH; nghiên cứu xây dựng và ban hành hệ thống chính sách thúc đẩy đổi mới và liên kết như những
NN
phương thức và công cụ thực hiện các chủ trương và kế hoạch phát triển KT-XH; xây dựng các chương trình KH&CN cho phát triển KT-XH, kết hợp thúc đẩy liên kết; ban hành và thực thi chính sách về phát triển nguồn nhân lực, quản trị tài chính nói chung và tài chính cơng, tài chính cho KH&CN nói riêng, thúc đẩy đổi mới, khuyến khích liên kết; đề ra chủ trương, chính sách thúc đẩy liên kết quốc tế; tổ chức đánh giá, thẩm định tác động của các chương trình hỗ trợ và liên kết đối với KT-XH và KH&CN để hồn thiện chủ trương, chính sách;
Chính sách đổi mới của Nhà nước có quan hệ mật thiết với thúc đẩy liên kết Viện-Trường. Theo Edquist (2001), chính sách đổi mới bao gồm: Chính sách NC&PT, chính sách cơng nghệ, chính sách cơ sở hạ tầng, chính sách vùng và chính sách giáo dục như mơ hình của Uỷ ban Châu Âu và Ngân hàng thế giới (WB) như Hình 2.2 dưới đây. Điều này có nghĩa là chính sách đổi mới đã vượt ra khỏi phạm vi của chính sách KH&CN, ảnh hưởng đến đổi mới từ bên cung và bên cầu. Như vậy, chính sách đổi mới cũng cịn thể hiểu là những chính sách tạo điều kiện thuận lợi và môi trường thúc đẩy liên kết Viện-Trường phát triển.
Hình 2.2: Mơ hình Hệ thống chính sách đổi mới
Hệ thống chính sách đổi mới của Nhà nước tập trung vào những hướng sau: + Đổi mới trong các trường Đại học và các viện nghiên cứu
Trong đó, đối tượng của đổi mới trong trường Đại học và viện nghiên cứu là rất đa dạng. Vì vậy, nội dung, phương pháp và kỹ năng đổi mới cũng rất đa dạng, phong phú.
+ Đổi mới trong sản xuất kinh doanh
Đổi mới trong SXKD là động lực đổi mới quốc gia, trong đó trường đại học và viện nghiên cứu tham gia vào đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm và dịch vụ, làm tăng năng suất chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm doanh
NC&PT Đào tạo Tài chính
Thương mại Cơng nghiệp Khác
CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI
nghiệp thông qua sáng tạo cơng nghệ mới và đổi mới quy trình sản xuất, quy trình và cơ chế quản lý,… Chính sách cần tập trung vào việc tạo điều kiện và thúc đẩy đổi mới và liên kết để thực hiện những nhiệm vụ này.
+ Đổi mới trong hoạch định chính sách
Để đổi mới và thúc đẩy đổi mới trên bình diện xã hội, bản thân cơng tác hoạch định chính sách cũng cần phải được đổi mới theo hướng chuyển dịch từ cung cấp
sang cho phép. Nhà nước có thể thúc đẩy đổi mới thơng qua chính sách hỗ trợ việc hợp tác, liên kết trong sử dụng nguồn lực, phân bổ tài chính và phân chia lợi ích và các chính sách khác. Ngược lại, liên kết, hợp tác thành công lại là động lực thúc đẩy đổi mới hoạch định chính sách.
b. Lồng ghép một cách hữu cơ liên kết Viện-Trường trong hệ thống đổi mới quốc gia
Theo Dr. Mikko Koria, Đại học Alto, Phần Lan [72] thì nghiên cứu về liên kết Viện-Trường cần được đặt trong mối gắn kết biện chứng với đổi mới. Nội hàm của đổi mới phải bao gồm một quan niệm mới, trên cơ sở đó hình thành một sáng tạo sản phẩm và cuối cùng khai thác sản phẩm sáng tạo để mang lại lợi ích, theo cơng thức sau:
Đổi mới = Quan niệm (Conception) + sáng tạo (Invention) + khai thác (exploitation).
Sự tương tác giữa đổi mới và liên kết nói chung và liên kết Viện-Trường nói riêng được thể hiện rõ trong mơ hình chi tiết của HTĐMQG [104], thể hiện ở hình 2.3. Theo đó, HTĐMQG được xem như là “Tập hợp các tổ chức, cá nhân cùng nhau đóng
góp vào sự phát triển, cung cấp và phổ biến các cơng nghệ mới trong khn khổ các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng đến q trình đổi mới. Đó là một hệ thống các tổ chức liên kết với nhau để tạo ra, lưu trữ và chuyển giao kiến thức, kỹ năng và các công cụ xác định các công nghệ mới” (Metcalfe, 1995).
Như vậy, liên kết Viện-Trường là một phương thức quan trọng để thực hiện đổi mới. Ngược lại, đổi mới thành công lại tạo ra các nguồn lực và đặt ra những nhiệm vụ mới cho liên kết. Theo tài liệu của Chính phủ Úc [54], khi mà việc nghiên cứu đa ngành đã trở thành mục tiêu thì liên kết sẽ trở nên quan trọng hơn đối với các nhà nghiên cứu nhằm đạt được một khuôn khổ rộng hơn trong những nỗ lực nghiên cứu của họ.
Theo Julio A. Pertuzé và đồng nghiệp [98], sự liên kết Nhà nước-Cơ quan hàn lâm-ngành công nghiệp là một dạng tổ chức chia sẻ về đổi mới, trong đó các đối tác
HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA
SỰ THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH CHÍNH PHỦ
Các mục tiêu và chiến lược (ngắn hạn, trung và dài hạn) Khung chính sách
Chính sách của các Bộ và Sở
(Khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, thương mại, tài chính, luật pháp, các ngành cơng nghiệp, mơi trường, v.v…
Lịch sử xã hội Văn hóa con người Các ngành cơng nghiệp (Sản xuất và dịch vụ) Các Tổ chức NC & phát triển và Trường Đại học
CỤM TIỂU QUỐC GIA, KHU VỰC TRUNG GIAN
CƠ SỞ HẠ TẦNG
(Đường bộ, đường sắt, hàng không, công viên KHCN, khu vực kinh tế/XNK đặc biệt, v.v…)
ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ HẠ TẦNG
(Bảo hiểm, du lịch, v.v…)
HỆ SINH THÁI CẢI TIẾN Lãnh đạo thị trường
Quốc tế
Sát nhập và mua lại
Thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ mới.
Lãnh đạo công nghệ
Vốn đầu tư nước ngoài
Khả năng cạnh tranh doanh nghiệp vừa và nhỏ
Công nghệ quốc tế và liên minh kinh doanh.
Các mục tiêu NIS
Các công ty đa quốc gia
* Tư vấn, cố vấn, người xuất vốn, liên doanh tư bản và các công ty, luật sư Sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn và các trung tâm kiểm tra, cơ quan chứng nhận, trung tâm đào tạo kỹ thuật, công nghệ thông tin và dịch vụ kinh doanh cung cấp tình báo, v.v…
cAAPCTT
MƠI TRƯỜNG QUỐC TẾ
(Sự cạnh tranh, Tồn cầu hóa, Nghĩa vụ/Thỏa thuận Quốc tế- Môi trường, thương mại, v.v…)
liên kết lại thành một mạng lưới các nhà nghiên cứu, ở đó họ phát triển những giá trị của riêng họ, phát triển các chuẩn mực và vốn tri thức.
Nghiên cứu về đổi mới và liên kết cho thấy mỗi thực thể phải trải qua những thay đổi để đảm bảo rằng liên kết được thực hiện một cách thuận lợi. Trong đó, vai trị của Nhà nước là tạo ra một khung chính sách để thúc đẩy việc liên kết.
Từ những khẳng định trên cho thấy, lồng ghép một cách hữu cơ các quan hệ liên kết trong HTĐMQG là một phương thức quan trọng để đẩy mạnh liên kết và là yếu tố đảm bảo để đổi mới thành công.
c. Xây dựng kế hoạch liên kết có kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài
Muốn liên kết với các đơn vị, tổ chức khác có hiệu quả, trước tiên cần phải xác định rõ mục tiêu liên kết của đơn vị mình. Xác định mục tiêu cần đạt được trước hết là mục tiêu chung của tổ chức mình trong giai đoạn trước mắt và trong tương lai. Đó chính là các mục tiêu của kế hoạch chiến lược phát triển tổ chức.
Trên cơ sở các mục tiêu đã được xác định rõ, cần vạch ra kế hoạch nhiệm vụ cụ thể, được phân loại, xếp thứ tự ưu tiên để có thể tập trung nguồn lực cho những nhiệm vụ quan trọng; xem xét các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện: Nhân lực, tài lực, vật lực và tin lực của tổ chức mình. Điều quan trọng là phải làm rõ nội dung, mục tiêu cụ thể, phương thức thực hiện liên kết và cuối cùng là xác định các đối tác tiềm năng có thể liên kết. Để xây dựng một quan hệ liên kết, cần thiết phải tìm hiểu đối tác về chức năng nhiệm vụ chính của họ, những thành tựu mà họ đã đạt được, truyền thống hoạt động và văn hóa tổ chức, năng lực thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là những nhiệm vụ mà mình quan tâm, khả năng về nhân lực, tài chính, vật tư thiết bị, đảm bảo thơng tin và quan hệ của họ. Cuối cùng, tổng hợp toàn bộ các thông tin và điều kiện trên đên đây để xây dựng một kế hoạch liên kết với đơn vị đã được chọn.
d. Làm tốt vấn đề sở hữu trí thuệ trong liên kết Viện-Trường
Kinh nghiệm cho thấy, quyền SHTT là vấn đề nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và duy trì bền vững mối quan hệ liên kết Viện-Trường [49, 77, 89]. Những yếu tố thuộc SHTT có ảnh hưởng khơng tốt đến liên kết phải kể đến sự thiếu hiểu biết về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng quyền SHTT và sự yếu kém về quản lý nhà nước về SHTT.
Mặt khác, cũng cần nhận thức rằng quản lý quyền SHTT trong liên kết là phức tạp và đa dạng, nhưng lại khơng thể né tránh. Chỉ có làm rõ được vấn đề này một
cách thỏa đáng cho mỗi trường hợp thì việc liên kết mới có thể tốt đẹp và phát triển bền vững. Nói cách khác, quản lý quyền SHTT trong liên kết Viện-Trường có vai trò sống còn đối với liên kết và là một yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển bền vững của nó.
e. Khắc phục tư tưởng ngại thay đổi và xây dựng lòng tin
Trong xây dựng quan hệ liên kết Viện-Trường thường nẩy sinh tư tưởng ngại thay đổi và thiếu lòng tin vào bản thân và đối tác. Một tổ chức xưa nay chưa có quan hệ liên kết với một tổ chức khác sẽ tạo nên một thói quen khó sửa là rất ngại thay đổi cơ chế, chế độ làm việc, quản lý và thực thi nhiệm vụ khi buộc phải xử lý mọi vấn đề có liên quan đến người khác, tức là ngại đổi mới. Theo Paul Sloane (2010) thì con người tự nhiên thường e ngại, đặc biệt khi tổ chức của họ đã có những thành cơng nhất định [102].
Vượt qua sự e ngại ban đầu đối với sự thay đổi để thiết lập các quan hệ liên kết là một mục tiêu quan trọng đối với các viện, trường.
Lịng tin cũng có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong xây dựng và thực thi quan hệ liên kết Viện-Trường. Lịng tin cần được hiểu theo các khía cạnh là tin vào
chính bản thân, vào tổ chức của mình, vào mục tiêu, nội dung và chương trình hành động của tổ chức mình: Niềm tin này có ý nghĩa to lớn, nó giúp ta tự tin, tự chủ khi
đặt vấn đề liên kết với đối tác. Tất nhiên, niềm tin phải được xây dựng trên cơ sở kiến thức, năng lực của mỗi cá nhân, tổ chức; trên cơ sở mục tiêu, nội dung và chương trình hành động được xây dựng một cách khoa học, có tính khả thi và hứa hẹn mang lại những thành quả quan trọng cho tập thể.
Có thể khẳng định, khơng có lịng tin lẫn nhau thì khơng thể làm được gì. Nhưng lịng tin chỉ có thể được củng cố qua những cơng việc cụ thể và được tích lũy theo thời gian và qua nhiều công việc hợp tác thành công. Tuy vậy, công việc đôi khi lại khơng thể chờ đợi để có lịng tin đầy đủ. Vì vậy, liên kết và nhất là đi đến quan hệ đối tác của nhau trước hết phải có sự tìm hiểu ban đầu. Tiếp đến phải từng bước xây dựng lịng tin thơng qua từng cơng việc cụ thể trong tiếp xúc ban đầu, trong bàn bạc xây dựng kế hoạch hợp tác, trong sự tôn trọng, chân thành, trong sáng và vì lợi ích của cả hai bên theo tiêu chí cùng thắng. Đó là một cách tiếp cận xây dựng và củng cố lòng tin tốt nhất.
f. Yếu tố văn hóa tổ chức
chiến lược, kế hoạch; duy trì nền nếp làm việc khoa học và văn minh đến những quy định, tập quán tốt đẹp của tổ chức được tập thể công nhân viên chức của tổ chức chấp nhận và tự nguyện chấp hành. Văn hóa tổ chức ngày nay cịn thể hiện ở thái độ, tác phong trong quan hệ công tác, thực hiện nhiệm vụ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa đồng nghiệp với nhau trên tinh thần tơn trọng, bình đẳng và hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cơng việc.
Trong xu thế hội nhập, trong một tổ chức có thể xuất hiện sự đa văn hóa của các dân tộc khác nhau mà việc xây dựng văn hóa tổ chức khơng thể khơng tính đến yếu tố đó cũng như những khác biệt về tập qn, lối sống và những sở thích có tính riêng biệt của từng cá nhân trong tổ chức. Rõ ràng, ngày nay xây dựng văn hóa tổ chức hiện đại, văn minh và khoa học sẽ góp phần làm cho hoạt động của tổ chức phát triển và bền vững, nhất là trong thời đại hội nhập và cạnh tranh hiện nay và là