CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN
5.3. Hạn chế lý thuyết
Như đã giải thích trước đây, trong nghiên cứu sử dụng từ cả hai nhóm yếu tố kỹ thuật của Mallat (2007) và yếu tố hành vi của Dahlberg và Ưưrni (2007). Việc sử dụng cả hai nhóm yếu tố kỹ thuật và hành vi trong nghiên cứu mặc dù người nào đó cũng sử dụng kết hợp những yếu tố hành vi hoặc kỹ thuật. Ví dụ, Davis sử dụng dễ sử dụng, hữu dụng, thái độ với việc sử dụng và mục đích hành vi để sử dụng những dịch vụ, điều này cho thấy rằng mặc dù hai yếu tố đầu tiên có yếu tố kỹ thuật và hai yếu tố cuối có yếu tố hành vi nhưng lại không đề cập đến rõ những tính chất này (Davis, 1989). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này sử dụng hai nhóm yếu tố hành vi và kỹ thuật mà có thể ảnh hưởng đến sự chấp nhận của khách hàng TP.HCM lên dịch vụ TTDĐ. Kết quả đến từ việc phân tích dữ liệu thu thập cho thấy cả hai nhóm yếu tố hành vi và kỹ thuật quan trọng với việc chấp nhận của khách hàng TP.HCM với TTDĐ, và có thể khơng xác định chính xác ảnh hưởng đến sự chấp nhận nếu cả hai là những yếu tố riêng.
Ngoài các yếu tố hành vi và kỹ thuật từ nghiên cứu Dahlberg và Ưưrni, và Mallat sử dụng từ những yếu tố văn hóa. Yếu tố văn hóa là một điểm quan trọng
cho sự khác biệt giữa khách hàng ở các nước, do đó điều quan trọng là biến văn hóa thúc đẩy và cản trở chấp nhận công nghệ mới như là dịch vụ TTDĐ (Sukkar and Hasan, 2005). Trong khi đó, nghiên cứu này đã được thực hiên bối cảnh TPHCM, sử dụng yếu tố văn hóa để tách biệt văn hóa này với văn hóa khác.
Vì vậy, mơ hình được sử dụng trong nghiên cứu này xuất phát nghiên cứu tài liệu của những nghiên cứu trước đây và hỗn hợp các yếu tố kỹ thuật và các yếu tố hành vi.