Đánh giá độ tin cậy của thang đo trong mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thanh toán qua di động của khách hàng tại TP HCM (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Độ tin cậy và tính hợp lệ

3.4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo trong mơ hình nghiên cứu

Phân tích độ tin cậy cho phép nghiên cứu tính chất của thang đo và những dữ liệu tạo ra. Phương pháp phân tích độ tin cậy là tính tốn số lượng chung được sử dụng đo lường thang đo độ tin cậy và cung cấp thông tin về mối quan hệ giữa dữ liệu cá nhân trong thang đo. Nói cách khác, độ tin cậy là mức độ mà các biến quan sát đo lường giá trị thực và lỗi.

Để đánh giá mức độ tin cậy của 7 khái niệm được rút trích trong mơ hình, tiến hành kiểm định các khái niệm này bằng công cụ đo lường độ tin cậy Cronbach alpha. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hệ số Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên thì thang đo được sử dụng tốt cho nghiên cứu, với chỉ số từ 0,7 đến 0,8 thì thang đo có thể sử dụng được, ngoài ra một số nhà nghiên cứu còn đề nghị Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm đưa ra trong nghiên cứu là một khái niệm mới lạ với người tham gia trả lời phỏng vấn trong bối cảnh của nghiên cứu (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2008). Trong trường hợp nghiên cứu này chưa

từng có nghiên cứu trước tương tự và được xem là mới ở Việt Nam thì thang đo Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể dùng được, đồng thời các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại.

Sau khi thu thập tất cả dữ liệu, tiến hành kiểm tra độ tin cậy của toàn bộ dữ liệu đo lường cho các khái niệm nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA. Vì lý do trên, Cronbach alpha cho mỗi yếu tố trong bảng câu hỏi đã được tính tốn và trình bày trong bảng 3-5.

Bảng 3-5: Độ tin cậy của mỗi nhân tố trong bảng câu hỏi

STT Thang đo Số biến

quan sát

Cronbach Alpha

Hệ số tương quan giữa biến – tổng nhỏ nhất

1 Kênh thông tin 5 0,876 0,635

2 Thơng tin giao dịch thanh tốn 5 0,878 0,620

3 Bảo mật 4 0,801 0,453

4 Phù hợp 4 0,711 0,464

5 Thói quen thanh tốn 5 0,765 0,416

6 Lợi thế dịch vụ TTDĐ 6 0,738 0,355

7 Tin cậy 3 0,786 0,594

(Nguồn : Phụ lục 5 – Đánh giá độ tin cậy của thang đo) Kết quả chạy kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha cho các nhân tố lần lượt ở Kết quả chạy kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha cho các nhân tố lần lượt ở bảng 3-5 (xem phụ lục 5) cho thấy độ tin cậy của tất cả yếu tố đều đạt yêu cầu là lớn hơn mức khuyến cáo là 0,7. Các hệ số tương quan biến – tổng của tất cả nhân tố đều cao hơn mức cho phép (lớn hơn 0,3) nên tất cả các biến trong thang đo của 7 khái niệm đề ra trong nghiên cứu đều đạt được độ tin cậy cao và có ý nghĩa giải thích cho mơ hình nghiên cứu.

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3 đã trình bày về các bước tiến hành nghiên cứu được trình bày thơng qua quy trình nghiên cứu, xây dựng hệ thống thang đo chính thức về các thành phần chấp nhận dịch vụ TTDĐ của khách hàng, mã hóa thang đo nhằm phục vụ cho việc thu thập và phân tích dữ liệu, các bước liên quan đến việc thu thập dữ liệu. Ngoài ra, chương này cũng tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của mơ hình thơng qua tiến hành phân tích nhân tố khám phá để loại bỏ biến có độ tin cậy thấp, được đánh giá không cần thiết trong thang đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đồng thời, đánh giá độ tin cậy của thang đo thơng qua tính tốn Cronbach alpha. Qua việc tiến hành nghiên cứu và phân tích tính hợp lệ và độ tin cậy của thang đo làm cơ sở cho việc tiến hành phân tích dữ liệu được trình bày trong chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thanh toán qua di động của khách hàng tại TP HCM (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)