Nguyên tắc và đặc điểm cho vay của Ngân hàng Thế giới:
- Nguyên tắc cho vay và không cho vay của Ngân hàng Thế giới:
Căn cứ vào quy định cho vay trong hiệp định, Ngân hàng Thế giới cho vay theo các nguyên tắc sau:
a) Ngân hàng chỉ cho vay đối với các nước thành viên. Ngân hàng Thế giới chỉ cung cấp các khoản cho vay đối với chính phủ các nước thành viên có thu nhập thấp, hoặc đối với các tổ chức cơng cộng và tư nhân được chính phủ, ngân hàng trung ương của các nước thành viên bảo trợ. Các nước mới độc lập, dù dự tính chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành nước thành viên, cũng chỉ có thể xin vay sau khi đó chính thức trở thành nước thành viên. Ngân hàng Thế giới đồng ý cho vay đối với những khu vực thuộc quyền quản lý của nước thành viên.
b) Nói chung, các khoản vay phải được dùng cho các dự án cụ thể được Ngân hàng Thế giới phê chuẩn. Thông thường các khoản cho vay của Ngân hàng Thế giới phải được dùng cho dự án cụ thể của nước vay nợ, các dự án này phải được Ngân hàng Thế giới thẩm định là có tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế, phải được bàn bạc
thống nhất với nước vay nợ đó, phải là những dự án thật sự được ưu tiên nhất trong chương trình phát triển kinh tế.
Do đó, nước vay nợ phải cung cấp cho Ngân hàng Thế giới tình hình và tư liệu về kinh tế, tài chính có liên quan đến dự án và của chính dự án xin vay vốn. Dự án vay vốn chỉ có thể chấp nhận sau khi đơn vị có dự án đã tự đánh giá trước, một nhóm thẩm định của Ngân hàng Thế giới đã phân tích đánh giá, được Hội đồng Giám đốc điều tra phê chuẩn. Trong quá trình thực hiện dự án, mỗi năm Ngân hàng Thế giới sẽ tới kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo kỹ thuật một hoặc hai lần, khi kết thúc dự án phải có đánh giá mang tính chất tổng kết.
Trong tổng số hơn 2000 khoản vay mà Ngân hàng Thế giới đã đồng ý cho Việt Nam vay, có trên 90% là cấp cho các dự án cụ thể.
Trong trường hợp đặc biệt, Ngân hàng Thế giới cung cấp các khoản cho vay khơng mang tính chất dự án cụ thể. Các khoản cho vay khơng mang tính chất dự án thường là cấp ngoại tệ cho nhu cầu nhập vật tư, thiết bị, để giúp cho các cơng trình sản xuất đã có sẵn vốn của nước vay nợ. Cũng có một số ít khoản vay khơng mang tính chất dự án cụ thể được cấp cho các nước vay nợ thực hiện tổng kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế của họ, cũng có một số ít khoản cho vay này được cấp cho nước vay nợ duy trì kế hoạch phát triển sản xuất sau thiên tai.
c) Chỉ cho vay đối với những nước thành viên có khả năng trả nợ. Ngân hàng Thế giới chỉ là một tổ chức phát triển, nó cho các nước thành viên vay nợ để phát triển kinh tế. Mặt khác, Ngân hàng Thế giới lại là tổ chức tài chính, chủ yếu là vay vốn trên thị trường tiền tệ thế giới, rồi lại cho các nước thành viên vay, cho nên nó phải đảm bảo chắc chắn đồng vốn cho vay phải thu về được. Do đó Ngân hàng Thế giới chỉ cho vay đối với những nước thành viên có khả năng trả nợ. Bởi trước khi đồng ý cho vay, Ngân hàng Thế giới phải thẩm tra khả năng trả nợ của các nước xin vay nợ. Phạm vi thẩm tra đối với các nước xin vay nợ gồm có: năng lực quản lý,
chính sách kinh tế vĩ mơ, chính sách kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ, nền tảng tài chính, chế độ tiền tệ, chế độ dự đoán ngân sách, chế độ quản lý chi tiêu…
Ngồi ra, cần tìm hiểu cặn kẽ các mặt sau đây của nước xin vay nợ: trình độ kỹ thuật, tình hình xuất khẩu, thu chi quốc tế, nợ nước ngồi, năng lực tích tạo ngoại tệ, mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu, kết cấu phân phối tài nguyên và khả năng có được viện trợ của nước ngồi từ các nguồn khác. Thơng thường, Ngân hàng Thế giới chỉ cung cấp các khoản vay vốn bằng ngoại tệ cho các dự án xây dựng, nước vay nợ cũng phải trả bằng ngoại tệ.
Ngân hàng Thế giới có một bộ phận tương đối nhiều viên chức làm công tác kiểm tra năng lực trả nợ của nước xin vay nợ, nếu có hồi nghi về năng lực trả nợ của nước xin vay nợ thì Ngân hàng Thế giới sẽ khơng cho vay. Trong trường hợp đó, để đảm bảo cho nước đó có khả năng trả nợ, thì có thể Hiệp hội Phát triển Quốc tế cấp các khoản tín dụng ưu đãi, hoặc Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Phát triển Quốc tế cùng phối hợp cho vay.
Hiệp định Ngân hàng Thế giới quy định rằng, nói chung chỉ xuất phát từ góc độ kinh tế để xem xét có cho vay hay khơng, bất kể điều kiện chính trị và chế độ chính trị của nước xin vay như thế nào. Ngân hàng Thế giới khơng thể vì chế độ chính trị của nước đó mà từ chối cho vay. Đối với những nước tịch thu tư bản nước ngoài, Ngân hàng cho rằng nước đó cần nỗ lực cùng với chủ đầu tư đạt được thỏa thuận bồi thường hợp lý. Nếu nước đó khơng dàn xếp được thỏa đáng quyền được bồi thường tịch thu và những tranh chấp tương tự thì Ngân hàng thường khơng cho vay nợ.
d) Trong những trường hợp sau đây Ngân hàng Thế giới sẽ từ chối cho vay: i) Dự án xin vay là dự án mà Ngân hàng Thế giới cho rằng không phải là dự án ưu tiên nhất đối với sự phát triển kinh tế của nước xin vay, hoặc không thỏa đáng, quá lớn, chuẩn bị kém. Nếu Ngân hàng nhận thấy có thể bổ cứu được thì Ngân hàng Thế giới sẽ giúp nước đó sửa lại dự án để dự án có tính khả thi về kinh tế.
ii) Ngân hàng Thế giới cho rằng nước xin vay có thể vay vốn cho dự án đó từ các nguồn khác với những điều kiện hợp lý.
iii) Ngân hàng Thế giới cho rằng dự án xin vay vốn khơng thuộc phạm vi kinh doanh của Ngân hàng (ví dụ như Ngân hàng khơng có đủ chuyên gia để giám sát các khoản vay này).