THỰC TRẠNG GIÁM SÁT, PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ THAM NHŨNG 1.Tình trạng quản lý nguồn vốnODA hiện nay đang ở trạng thái tiêu

Một phần của tài liệu Ths CTH phòng, chống tham nhũng trong sử dụng nguồn vốn ODA của ngân hàng thế giới ở cần thơ hiện nay (Trang 64 - 66)

c) Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:

2.4. THỰC TRẠNG GIÁM SÁT, PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ THAM NHŨNG 1.Tình trạng quản lý nguồn vốnODA hiện nay đang ở trạng thái tiêu

2.4.1.Tình trạng quản lý nguồn vốnODA hiện nay đang ở trạng thái tiêu cực, thậm chí cịn yếu kém hơn so với quản lý ngân sách

Nguồn vốn ODA hiện nay đang được giành nhiều nhất cho các nước Nam Á và châu Phi, trong đó Việt Nam dường như được coi là một trong các quốc gia được ưu tiên hàng đầu. Việc sử dụng ODA ở Việt Nam, khác với nhiều quốc gia Nam Á và châu Phi, đã tạo ra những hiệu quả rõ rệt và đầy ấn tượng trong việc duy trì nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, (trung bình trên 7% kể từ năm 1994) và xóa đói giảm nghèo, (tỷ lệ nghèo đói giảm một nửa chỉ trong vòng 10 năm, từ trên 60% năm 1994, sau mười năm xuống còn dưới 30% năm 2004) [35, tr.33].

Tuy nhiên, bên cạnh đó, người ta đang có những đánh giá khác đi hoặc thậm chí ngược lại với các kết quả trên. Chẳng hạn, đó là việc nghi ngờ tính bền vững của

quá trình tăng trưởng kinh tế cao sau khi việc cấp vốn ODA không cc̣n nữa, (theo một số nhà tài trợ, các nguồn vốn ODA có thể sẽ giảm cơ bản và tiến tới cắt hoàn toàn sau khi GPD/đầu người/năm của Việt Nam đạt 1000 USD). Hay nếu nhìn vào hệ thống các cơng trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế như đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng, cầu… thì rõ ràng mặc dù cho tới nay khoảng 22 tỷ USD vốn ODA đã được giải ngân nhưng Việt Nam vẫn hầu như chưa có được những cơng trình lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vấn đề ở chỗ nhiều cơng trình hạ tầng có sử dụng vốn ODA nhưng được xây dựng với chất lượng quá kém. Do đó, câu hỏi tiếp theo là Việt Nam sẽ lấy vốn ở đâu để vừa tiếp tục xây dựng mới, đồng thời sửa chữa những cơng trình hạ tầng có chất lượng kém đó, một khi khơng cịn ODA nữa? Trên thực tế, một hiện tượng chung có tính phổ biến cùng tồn tại. Đó là tham nhũng gia tăng. Nếu ở Việt Nam người ta ước tính một con số tham nhũng và lãng phí tới xấp xỉ 50% vốn sử dụng cho các cơng trình xây dựng (một tỷ lệ mà theo sự phân tích kinh tế học có thể làm vơ hiệu hóa mọi khái niệm về tăng trưởng cũng như chất lượng sản phẩm), thì ở một số nước khác, đó là sự nổi lên của các nhà chính trị độc tài, sống lãng phí và xa hoa, coi tài sản quốc gia là của chính mình [36, tr.39].

Rất nhiều cuộc khảo sát và nghiên , các chuyên gia quốc tế và địa phương đã cùng đi đến một kết luận rằng tham nhũng tại các quốc gia này không thể kềm chế được vì nó khơng phải xuất phát từ các lý do đạo đức mà từ các “khuyết tật” của thể chế. Thậm chí, ở một góc độ khác, và “nguy hiểm” hơn, ở một số nước, trong đó có Việt Nam chính vốn ODA vừa là “lý do” vừa là “điều kiện” cho các hành vi tham nhũng.

Trong gần 30 năm thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã nhận được nguồn hỗ trợ ODA khoảng 80 tỷ USD. Một tỷ trọng lớn số tiền này được phân bổ cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - thường là những dự án lớn, phức tạp về kỹ thuật, thực hiện trong thời gian dài với nhiều bên liên quan nên dễ xảy ra các hành vi tham nhũng, gian lận.

Tuy nhiên, thực tế những vụ việc tham nhũng, gian lận được phát hiện và xử lý chưa tương xứng với những đánh giá rủi ro trong lĩnh vực này. Cho đến nay, những vụ việc có tính điển hình liên quan đến ODA khơng nhiều. Mới chỉ có 3 vụ tham nhũng liên quan đến ODA bị phanh phui: Vụ tại Ban Quản lý các dự án (PMU18) thuộc Bộ Giao thông Vận tải năm 2005; vụ án nhận hối lộ tại Đại lộ Đông - Tây (PCI) năm 2008 và gần đây nhất là vụ án hối lộ tại dự án đường sắt đô thị Hà Nội (JTC) vào năm 2015.

Trong cả 3 vụ điển hình trên, những nghi vấn tham nhũng, sai phạm không phải do chủ đầu tư hay các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm quản lý nguồn vốn ODA phát hiện mà do báo chí nước ngồi đưa tin (vụ PCI và JTC) hay vụ PMU được cơ quan điều tra phát hiện từ một vụ án hình sự khác.

Trong khi đó, kết quả phát hiện các gian lận, tham nhũng thông qua hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tốn trong q trình thực hiện các dự án ODA cho đến nay chưa có một tổng kết, đánh giá chuyên đề về vấn đề này.

Qua phân tích phương thức phịng, chống tham nhũng trong sử dụng vốn ODA của Ngân hàng thế giới, kết hợp với quy trình tổ chức, triển khai và giám sát các dự án ODA tại Cần Thơ; đồng thời dựa vào kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực hiện các dự án ODA nghiên cứu này xin đưa ra một số ví dụ về thực trạng tham nhũng trong sử dụng vốn ODA của Ngân hàng thế giới tại Cần Thơ như sau:

Một phần của tài liệu Ths CTH phòng, chống tham nhũng trong sử dụng nguồn vốn ODA của ngân hàng thế giới ở cần thơ hiện nay (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w