Về cơ chế quản lý phù hợp

Một phần của tài liệu Ths CTH phòng, chống tham nhũng trong sử dụng nguồn vốn ODA của ngân hàng thế giới ở cần thơ hiện nay (Trang 77 - 79)

c) Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:

3.1.2. Về cơ chế quản lý phù hợp

Trên thực tế, nhận thức của khơng ít quan chức nhà nước vẫn cho rằng ODA

là vốn viện trợ hoặc cho vay dài hạn ưu đãi (và chỉ phân biệt với vốn vay thương mại ở điểm này); và do việc các khoản tài trợ được thực hiện thông qua các cam kết chính phủ, một cách đơn giản, họ coi ODA là một bộ phận của ngân sách dành cho chi tiêu theo các chương trình đã định và bổ sung vào các các khoản thu nội địa. Nhận thức này khơng đầy đủ, thậm chí sai lầm ở chỗ nó làm cho ODA gần giống với các khoản vay thương mại, trong đó bên cho vay chủ yếu quan tâm đến việc thanh toán tiền lãi và khả năng thu hồi nợ đúng hạn. Với ODA, xét về bản chất, đó là tiền đóng thuế của nhân dân nước tài trợ, do đó, việc chi tiêu buộc phải gắn với mục tiêu chính trị rõ ràng, cùng với tính hiệu quả, minh bạch có thể chứng minh được của việc sử dụng. Việc hồn trả ODA được chính phủ nước nhận tài trợ cam

kết bằng các khoản thu của ngân sách nhà nước, do vậy, các rủi ro thanh tốn hầu như khơng đặt ra, trừ rủi ro chính trị. Mặt khác, như đã đề cập ở trên, các nhà tài trợ ODA là các quốc gia của thể chế dân chủ có nền hành chính và quản trị công phát triển cao. Thực tế này, một cách tự nhiên, đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận cũng phải có hoặc nếu chưa sẵn có thì phải có khả năng tiếp nhận và áp dụng các tiêu chuẩn và cơng nghệ quản lý tài chính cơng “văn minh và hiện đại”. Lợi ích đối với các nước đang phát triển, do đó, có tính chất “kép”, có nghĩa rằng khơng chỉ là tiền vốn ưu đãi, mà cịn đi kèm với nó là hệ thống và các quy trình quản trị cơng, từ việc lập chính sách kinh tế, quy hoạch phát triển, bồi dưỡng nhân sự đến triển khai và giám sát theo các tiêu chuẩn tiến bộ được chuyển giao. Nếu một khi lợi ích “thứ hai" này khơng đạt được, các quan hệ ODA xét trên bình diện nhà nước sẽ trở nên tầm thường và vụ lợi, dẫn đến hệ quả là làm biến dạng hay mất đi tính lành mạnh về chính trị trong quan hệ giữa các nhà nước và quốc gia có chủ quyền đối với nhau. Chẳng hạn, về phía các quốc gia tiếp nhận ODA, sẽ hình thành tâm lý cho rằng ODA gắn với mục tiêu áp đặt chính trị và can thiệp vào chủ quyền quốc gia, do đó sẽ tỏ thái độ theo hướng hoặc là tìm cách tránh sử dụng ODA càng ít càng tốt (để giữ được "độc lập"), hoặc cố gắng tranh thủ vốn ODA càng nhiều càng tốt bằng cách vận động và "chiều lòng" các nhà tài trợ nhưng trong thâm tâm chỉ coi đó là nguồn "tiền rẻ". Cả hai khuynh hướng suy nghĩ này, theo chúng tơi, đều sai lầm vì suy cho cùng là biểu hiện của tính thiển cận và định kiến chính trị vốn bắt nguồn từ thời kỳ chiến tranh lạnh.

Nhìn lại lịch sử, có hai tình huống thú vị và giống nhau xét về nhận tài trợ của chính phủ nýớc ngồi theo dạng “ODA". Hầu hết các nýớc xã hội chủ nghĩa trước kia, bao gồm cả các nước Đông Âu, đều nhận "ODA" từ Liên Xô, và buộc phải chịu sự áp đặt chính trị, tức tn theo mơ hình quản lý nhà nước và xã hội soviet, là mơ hình bị lịch sử chứng minh là lạc hậu và đã sụp đổ. Có thể vì sự

ám ảnh của quá khứ như vậy, nhiều nước đang phát triển hiện nay vẫn còn tâm lý e ngại và tiêu cực về ODA. Tuy nhiên, trong một tình huống khác, nước Đức và châu

Âu cũng như Nhật Bản tiếp nhận ODA của Hoa Kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai thì lại đã thành cơng trong việc tái thiết và phát triển đất nước, tăng cường thể chế dân chủ trong khi vẫn khẳng định vị thế độc lập của mình.

Rõ ràng là nếu khơng có một cách nhìn nhận vấn đề ODA theo đúng bản chất của nó, tức là coi ODA đối với các nước đang phát triển và chuyển đổi không phải trước hết là "tiền" mà là việc chuyển giao và tiếp nhận công nghệ hiện đại và văn minh về quản lý tài chính nói riêng và quản lý nhà nước và xã hội nói riêng, thơng qua đó xúc tiến quá trình hội nhập quốc gia và nhân dân nước mình với cộng đồng thế giới phát triển, thì nguy cơ là sau thời kỳ tiếp nhận ODA, các quốc gia này lại trở lại trạng thái lạc hậu, chậm phát triển như ban đầu của chính mình.

Đối với các hành vi tham nhũng xảy ra trong các giai đoạn khác như Phân bổ vốn ODA cho các địa phương, Giải ngân vốn ODA cho các địa phương; Thanh tra, kiểm toán, quyết tốn các dự án sử dụng vốn ODA,… địi hỏi Quốc hội ban hành luật quản lý, sử dụng ODA, trong đó có quy định chặt chẽ về tiêu chí chấp nhận vốn ODA. Công khai, minh bạch tồn bộ số vốn, cơng khai các dự án và quy trình phân bổ, buộc phản biện độc lập trước khi quyết định đầu tư. Sau đó, cơng tác giải ngân phải minh bạch, rõ ràng; cuối cùng là sự quyết liệt, nghiêm túc từ các cơ quan thanh tra, kiểm toán,… sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc giảm nhẹ các vụ việc tham nhũng lớn và nghiêm trọng trong sử dụng vốn ODA.

Quốc hội và Chính phủ cũng cần có quy định chi tiết về quyền của người dân, tổ chức mặt trận, báo chí và hiệp hội chuyên ngành trong việc giám sát việc thực thi nguồn vốn ODA.

Một phần của tài liệu Ths CTH phòng, chống tham nhũng trong sử dụng nguồn vốn ODA của ngân hàng thế giới ở cần thơ hiện nay (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w