Luật Phòng, chống tham nhũng ban hành năm 2005, được sửa đổi qua các năm 2007 và 2012 quy định việc thành lập cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo cơng tác phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Ban Nội chính Trung ương được thành lập lại làm nhiệm vụ Thường trực cho Ban Chỉ đạo mới. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đơn đốc cơng tác phịng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Ban có 16 thành viên, gồm nhiều cán bộ đứng đầu cơ quan đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. So với Ban Chỉ đạo trước, Ban Chỉ đạo mới có số lượng thành viên nhiều hơn, trong đó có nhiều người là cấp trưởng cơ quan Đảng, Nhà nước.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chức năng phòng, chống tham nhũng cịn được trao cho các cơ quan có chức năng bảo vệ pháp luật, bao gồm các cơ quan thanh tra, kiểm tốn, điều tra, kiểm sát, tịa án. Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản sau đó về tổ chức thanh tra đã lần đầu tiên xác định Thanh tra Chính phủ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về cơng tác phịng, chống tham nhũng. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm: tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý; xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng. Điều 77, 78, 79 Luật Phòng, chống tham nhũng cũng quy định trách nhiệm của Kiểm tốn nhà nước, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong việc tham gia đấu tranh phòng ngừa và xử lý tham nhũng.
Chương 2