Tác động vào quá trình và kết quả đánh giá Hồ sơ dự thầu

Một phần của tài liệu Ths CTH phòng, chống tham nhũng trong sử dụng nguồn vốn ODA của ngân hàng thế giới ở cần thơ hiện nay (Trang 72 - 74)

c) Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:

2.4.2.3. Tác động vào quá trình và kết quả đánh giá Hồ sơ dự thầu

Đây là loại hành vi sai trái phổ biến nhất đối với q trình đấu thầu nói chung và đấu thầu đối với các dự án ODA của Ngân hàng thế giới nói riêng.

Mặc dù q trình đánh giá Hồ sơ dự thầu phải tuân theo các quy định của Hồ sơ mời thầu, quy định của Luật đấu thầu trong nước cũng như Hướng dẫn đấu thầu của Ngân hàng thế giới, tuy nhiên chủ thể tham nhũng (có thể là chủ đầu tư, cơ quan thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc một cơ quan cấp cao hơn khác) có thể tạo ra kết quả sai lệch bằng nhiều cách khác nhau:

a) Chấm điểm cao hơn đối với đề xuất kỹ thuật của các nhà thầu có thơng đồng với mình trong trường hợp đấu thầu theo chất lượng và giá - Quality and Cost- Based Selection (QCBS):

Theo phương thức đấu thầu này, nhà thầu sẽ được lựa chọn thông qua đánh giá tổng hợp giữa điểm của Đề xuất kỹ thuật (chiếm 80%) và giá dự thầu (chiếm 20%). Phương thức này nhằm đánh giá cao tầm quan trọng về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu (thông thường là nhà thầu tư vấn), trong khi tầm quan trọng của giá dự thầu được đánh giá thấp hơn. Như vậy, một nhà thầu được chấm điểm đề xuất kỹ thuật cao hơn chỉ vài phần trăm so với các nhà thầu khác sẽ có lợi thế rất lớn để được trúng thầu.

Chủ thể tham nhũng có thể tác động vào để làm sai lệch kết quả đánh giá đề xuất kỹ thuật thông qua một thang điểm nghiêng hẳn về phía một nhà thầu và chấm điểm ưu ái hơn cho nhà thầu thơng đồng với mình. Điều này rất dễ dàng thực hiện và thường xảy ra trong q trình đấu thầu, nếu các bên liên quan khơng kiểm tra kỹ kết quả đấu thầu cũng như hồ sơ dự thầu của các nhà thầu thì rất khó để phát hiện ra hành vi này.

Ví dụ: trong một gói thầu có 07 nhà thầu tham gia dự thầu với năng lực và kinh nghiệm tương đương nhau cũng như giải pháp kỹ thuật đều đảm bảo yêu cầu. Các nhà thầu khác được chấm điểm đề xuất kỹ thuật trong khoảng từ 75 đến 80 điểm/ 100 điểm tối đa. Tuy nhiên, một nhà thầu nào đó được chấm 90 điểm, việc chênh lệch 10 điểm (10 phần trăm) trong đề xuất kỹ thuật này sẽ dẫn đến việc các nhà thầu khác phải có giá dự thầu thấp hơn nhà thầu này 40 phần trăm mới có cơ hội trúng thầu. Điều này gần như không thể xảy ra do giá dự thầu không thể quá chênh lệch giữa các nhà thầu. Dẫn đến việc trao thầu một cách hợp pháp cho nhà thầu với giá cao, gây thiệt hại cho nhà nước.

b) Loại bỏ các nhà thầu có giá dự thầu thấp nhưng khơng thơng đồng với mình trong trường hợp đấu thầu theo chi phí thấp nhất – Least Cost Selection (LCS) Theo phương thức đấu thầu này, nhà thầu sẽ được lựa chọn với giá dự thầu thấp nhất, tuy nhiên trước hết nhà thầu này phải vượt qua yêu cầu tối thiểu về Đề xuất kỹ thuật. Phương thức này nhằm đánh giá ngang nhau giữa tầm quan trọng về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu với giá dự thầu.

Chủ thể tham nhũng có thể tác động vào kết quả đấu thầu bằng cách tuyên bố các nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất khơng đạt u cầu về kỹ thuật, từ đó lựa chọn nhà thầu thơng đồng với mình nhưng có giá cao hơn. Điều này cũng rất dễ dàng thực hiện và thường xảy ra trong quá trình đấu thầu, nếu các bên liên quan không kiểm tra kỹ kết quả đấu thầu cũng như hồ sơ dự thầu của các nhà thầu thì rất khó để phát hiện ra hành vi này.

Ví dụ, trong một gói thầu có 05 nhà thầu tham gia dự thầu với năng lực và kinh nghiệm đều đảm bảo yêu cầu đề ra. Nhà thầu thông đồng với chủ thể tham nhũng có giá dự thầu thấp thứ ba. Để đảm bảo cho nhà thầu này trúng thầu, chủ thể tham nhũng bắt buộc phải tuyên bố các nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất và thấp thứ hai không đạt yêu cầu về kỹ thuật bằng cách bắt lỗi hồ sơ dự thầu của các nhà

thầu này. Như vậy các nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất sẽ bị lọai, dẫn đến việc trao thầu một cách hợp pháp cho nhà thầu với giá cao hơn, gây thiệt hại cho nhà nước.

Theo thơng tin tham khảo, chi phí để được trao thầu đối với một gói thầu sử dụng vốn vay ODA xuất hiện tham nhũng có thể chiếm từ 10% đến 20% đối với một gói thầu Tư vấn và chiếm khoảng 3% đến 7% đối với một gói thầu thi cơng xây dựng tùy theo giá trị trúng thầu. Chi phí này sẽ được chi cho các bên liên quan tham gia vào quá trình đấu thầu. [

Một phần của tài liệu Ths CTH phòng, chống tham nhũng trong sử dụng nguồn vốn ODA của ngân hàng thế giới ở cần thơ hiện nay (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w