c) Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:
3.1.1. Nhận thức về bản chất ODA
ODA khơng phải là thể hiện các mối quan hệ "Chính phủ với Chính phủ" mà là "Nhân dân với Nhân dân" thơng qua chính phủ. Điều này có nghĩa là ở các thể chế dân chủ, việc cấp ODA phải được ghi nhận trong luật do quốc hội thông qua, tức phải có sự nhất trí của nhân dân thơng qua các đại biểu của mình. Minh chứng rõ ràng là khi vụ scandal PMU 18 và vụ đưa hối lộ ở Dự án Đại lộ Đông –Tây ở Việt Nam được đưa lên báo chí Nhật Bản, người dân Nhật đã phẫn nộ và ngay lập tức yêu cầu quốc hội chất vấn chính phủ Nhật về việc quản lý và sử dụng tiền đóng thuế của nhân dân sai mục đích ở Việt Nam. Về bản chất, ODA của các nước phương Tây hoàn toàn khác so với viện trợ kinh tế và quân sự của Liên Xô và các nước Đơng Âu cho Việt Nam trước đây, vì đó thuần túy là các mối quan hệ chính trị giữa các Đảng Cộng sản và chính phủ các nước liên quan mà khơng có sự tham gia hay quyết định của người dân. Tuy nhiên, vấn đề là ở phía Việt Nam với bối cảnh hiện tại, việc tương tác để tiếp nhận tài trợ lại hoàn tồn do chính phủ quyết định. Việt Nam chưa có luật về tiếp nhận và sử dụng ODA do Quốc hội ban hành, và sau vụ scandal PMU 18, các Đại biểu Quốc hội Việt Nam đã than phiền về việc không được quyết định hay giám sát việc sử dụng vốn ODA. Hệ quả là chính phủ đơn giản coi ODA là một "bộ phận bổ sung" của ngân sách nhà nước, trong đó mặc dù việc quản lý và sử dụng có "châm trước" một số thủ tục do các nhà tài trợ đề ra, nhưng về cơ bản vẫn theo các tiêu chuẩn nội địa.
Với quan niệm không đầy đủ và thấu đáo về bản chất việc hình thành các nguồn vốn và chính sách ODA, chính phủ nước tiếp nhận thường có cách nhìn ngắn
và đơn giản, coi trọng việc ứng xử để thỏa mãn người đại diện của các nhà tài trợ, thậm chí là các chuyên gia quốc tế được thuê để giám sát các dự án, nhằm phục vụ cho việc duy trì các cam kết tài chính và thuận lợi cho việc giải ngân, hơn là thông qua ODA để phát triển các quan hệ đối ngoại cả về kinh tế và chính trị với nhân dân các quốc gia tài trợ. Người dân các quốc gia tài trợ vẫn có rất ít cơ hội để biết đến đất nước và con người mà họ muốn giúp đỡ bằng tài trợ ODA. Người dân Việt Nam ở các vùng quê đang được hưởng lợi trong việc sử dụng các cơng trình cơng cộng xây dựng bằng ODA, nhưng hầu như họ vẫn cho rằng đó là tiền của chính phủ chứ khơng phải là tiền của nhân dân nước khác cho vay và mình là người trả nợ. Thực tế này đã hạn chế các tác động tích cực lâu dài về mặt xã hội của ODA, đó là các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân các quốc gia cho và nhận ODA được xây dựng và phát triển sau khi quá trình tài trợ này chấm dứt. Ngồi ra, trong phạm vi nhất định, đó cịn là biểu hiện của tình trạng thiếu dân chủ trong quản lý và sử dụng ODA với các quyết định độc đoán hoặc chủ quan, thiếu cân nhắc của những tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong chính phủ trong việc quản lý nguồn vốn này.