KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu Ths CTH phòng, chống tham nhũng trong sử dụng nguồn vốn ODA của ngân hàng thế giới ở cần thơ hiện nay (Trang 51 - 55)

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cần Thơ là thành phố lớn, hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời là một đô thị loại 1, thành phố trực thuộc Trung ương, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng phát triển với những thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Đến Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong Dinh. Sau năm 1975, tỉnh Phong Dinh, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Chương Thiện hợp nhất để thành lập tỉnh Hậu Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ. Đến cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ tỉnh Cần Thơ. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang.

Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần Thơ cịn được biết đến như một "đơ thị miền sơng nước". Thành phố có hệ thống sơng ngịi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá Nam Bộ. Theo quy hoạch đến năm 2025, thành phố

Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, y tế và văn hố của vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long, đồng thời là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mêkông, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh.

Trong giai đoạn 2006-2010, thành phố Cần Thơ đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua đạt 15,5- 16%/năm và là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của các sở, ngành thành phố, bước vào thời kỳ 2011-2015, ngoài cơ hội phát triển, thành phố Cần Thơ cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Đó là: thiếu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Môi trường đầu tư của thành phố Cần Thơ chậm được cải thiện, năm 2011, Cần Thơ xếp thứ 16/63 tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)... Trong giai đoạn 2006- 2010, để hỗ trợ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Cần Thơ đã tự vận động và thông qua sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương, ký kết vốn ODA đạt khoảng 115 triệu USD. Nguồn vốn ODA được phân bổ vào 5 lĩnh vực: giáo dục và dạy nghề; giao thông vận tải; y tế; môi trường và phát triển đơ thị; cải cách hành chính. Các chương trình và dự án ODA thực hiện trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian qua về cơ bản có hiệu quả, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống người dân. Cầu Cần Thơ, một trong những cơng trình quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, được xây dựng từ nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, việc thu hút, quản lý vốn ODA của thành phố cịn nhiều bất cập, từ đó chưa phát huy hết tác dụng trong sử dụng nguồn vốn quan trọng này. Cụ thể, công tác mời gọi ODA của thành phố chưa chủ động và thiếu bài bản, chưa được sự quan tâm đúng mức của các sở, ban, ngành. Các điều kiện đối ứng chưa được chuẩn bị

tốt, còn bị động (vốn đối ứng, mặt bằng để triển khai dự án, thiếu cán bộ quản lý có năng lực để thực hiện dự án,...). Song song đó, khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện dự án còn yếu kém, thời gian thực hiện dự án kéo dài, chất lượng dự án chưa đạt yêu cầu, giải ngân thấp (dưới 50% vốn ký kết) [36, tr.13].

Những thành tựu:

Qua 10 năm phát triển (2004 - 2013), thành phố Cần Thơ đã đạt những thành tựu khá toàn diện, thể hiện qua các chỉ tiêu chính sau:

Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tăng 3,61 lần; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt bình quân 13,92%/năm. Bình quân GDP/người tăng 6,1 lần, đạt 62,92 triệu đồng năm 2013, cao gấp 1,57 lần so với bình quân chung cả nước và hơn 1,82 lần so với bình qn vùng đồng bằng sơng Cửu Long.

Cơ cấu kinh tế (giá thực tế) chuyển dịch đúng hướng: nông nghiệp giảm từ 20,76% xuống cịn 8,61%, cơng nghiệp - xây dựng tăng từ 38,41% lên 38,92%, dịch vụ tăng từ 40,82% lên 52,47% [36, tr.15].

Hoạt động tài chính, tín dụng khá sơi động, thu hút 55 tổ chức tín dụng và chi nhánh với 227 điểm giao dịch (nhiều nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long). Nguồn vốn huy động tăng khá đã đáp ứng 79,6% tổng dư nợ cho vay (tính đến tháng 6-2014), thể hiện được một phần vai trị "trung tâm tài chính" vùng đồng bằng sơng Cửu Long.

Định hướng phát triển nền kinh tế tri thức trên địa bàn thành phố từng bước hình thành, thể hiện qua giá trị đóng góp của năng suất yếu tố tổng hợp (TFP). Theo Đề tài "Đánh giá kết quả khoa học và công nghệ thành phố Cần Thơ (năm 2013)", đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP thành phố giai đoạn 2006 - 2013 đạt bình quân 8,84%; riêng giai đoạn 2010 - 2013 đã tăng lên 39,13%. Kết quả đó đánh dấu sự đóng góp tích cực của khoa học và cơng nghệ, quản lý, chính sách... đến phát triển nền kinh tế tri thức và tăng trưởng bền vững kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ [36, tr.16].

Những hạn chế:

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, thành phố Cần Thơ cũng còn một số hạn chế sau:

Tăng trưởng kinh tế vẫn chưa bền vững, còn dựa nhiều vào vốn. Khi đầu tư công hạn chế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố cũng giảm: từ 15,98% (giai đoạn 2005 - 2007) xuống 15,16% (giai đoạn 2008 - 2010) và tiếp tục xuống còn 12,62% (giai đoạn 2011 - 2013). Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm tương ứng với mức bình quân tăng trưởng của vốn đầu tư giảm từ 44,01% xuống 32,17% và 11,12% theo các giai đoạn nêu trên.

Tuyệt đại đa số doanh nghiệp trên địa bàn (gần 98%) là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ, đến đầu năm 2014, có 149 doanh nghiệp lớn (vốn đăng ký từ trên 50 tỉ đồng) chiếm 2,17% số doanh nghiệp [36, tr.29].

Số lượng doanh nghiệp vẫn tăng (từ 554 lên 984 doanh nghiệp), nhưng tỷ trọng doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế đã giảm (từ 36,3% xuống 24,5%) trong giai đoạn 2005 - 2012. Trong công nghiệp, doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm từ 25,45% (năm 2005) giảm xuống còn 20,82% (năm 2012); doanh nghiệp công nghiệp chế tạo tăng từ 48,38% lên 52,44% trong cùng thời gian. Sản xuất nông nghiệp chưa thể hiện rõ vai trò "động lực" thúc đẩy phát triển nơng nghiệp tồn vùng thơng qua sản xuất và cung ứng giống cây con và dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp. Nơng nghiệp tăng trưởng cịn phụ thuộc vào sự phát triển của nuôi trồng thủy sản (cá tra, ba sa) vốn rất bấp bênh, lệ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, ô nhiễm, giá cả đầu vào, đầu ra; chuyển dịch cơ cấu nội ngành chưa rõ nét để tăng giá trị, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.

Từ số liệu Niên giám thống kê, chỉ số hiệu quả đầu tư (ICOR) giai đoạn 2006 - 2013 đạt bình quân 3,63, thấp hơn bình quân chung cả nước. Chỉ số này đã tăng từ 2,49 (giai đoạn 2004 - 2008) lên 4,55 (giai đoạn 2009 - 2013), nghĩa là hiệu quả đầu

tư giảm, do tập trung đồng loạt nhiều cơng trình hạ tầng lớn nhưng kéo dài, chậm hồn thành vì thiếu vốn, không phát huy được hiệu quả.

Theo số liệu của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), thành phố Cần Thơ tuy ln ở nhóm "điều hành tốt", nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cải thiện chậm. Năm 2013, với tổng điểm đạt 61,46 (kém 5 điểm so với đơn vị đứng đầu), thành phố Cần Thơ đứng hạng 9 toàn quốc và hạng 4 ở đồng bằng sơng Cửu Long. Trong đó, các chỉ số thành phần như "tính minh bạch thơng tin", "đào tạo lao động" và "thiết chế pháp lý" đạt điểm thấp (dưới 5,50 [36, tr.21].

Một phần của tài liệu Ths CTH phòng, chống tham nhũng trong sử dụng nguồn vốn ODA của ngân hàng thế giới ở cần thơ hiện nay (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w