Giám sát tại cơ quan thực hiện các dự án nguồn ODA

Một phần của tài liệu Ths CTH phòng, chống tham nhũng trong sử dụng nguồn vốn ODA của ngân hàng thế giới ở cần thơ hiện nay (Trang 85 - 90)

c) Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:

3.2.3. Giám sát tại cơ quan thực hiện các dự án nguồn ODA

Dựa vào thực trạng tham nhũng và một số ví dụ cụ thể đã nghiên cứu được tại mục 2.3, một số giải pháp dưới đây được đưa ra nhằm hạn chế tình trạng tham nhũng khá phổ biến trong quá trình triển khai các dự án sử dụng vốn ODA của Ngân hàng thế giới ở Cần Thơ như sau:

Về giám sát trong quá trình đấu thầu gồm các thủ tục như sau:

a) Hồ sơ mời thầu (bao gồm các tài liệu về thiết kế, dự tốn):

Phải có giải pháp hạn chế sự tham gia biên soạn và tiếp xúc với các thông tin trong Hồ sơ mời thầu, kể cả các cá nhân có chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc đơn vị Tư vấn đấu thầu, chủ đầu tư hoặc các cơ quan thẩm định, phê duyệt Hồ sơ mời thầu. Hồ sơ mời thầu chỉ được công bố cho các nhà thầu sau thời điểm chính thức mời thầu và nếu có bằng chứng về sự tiết lộ thông tin trong Hồ sơ mời thầu trước thời điểm chính thức mời thầu, phải nghiêm túc điều tra làm rõ, và xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có liên quan. Ngồi ra phải hỗn hoặc hủy q trình đấu thầu để có biện pháp khắc phục, biên soạn lại, tạo công bằng cho các nhà thầu tham gia đấu thầu.

b) Tạo điều kiện cạnh tranh trong đấu thầu

Nhóm hành vi này rất rõ ràng và dễ phát hiện, nhưng chưa bao giờ bị xử lý tại Việt Nam. Cần quy định rõ hành vi này sẽ bị xử lý nghiêm minh, nếu các cá nhân thuộc chủ đầu tư vi phạm quy định này cần phải ngay lập tức loại bỏ khỏi quá trình quản lý dự án, nếu một nhà thầu bị phát hiện có hành vi cản trở nhà thầu khác dự thầu cần phải chấm dứt tư cách tham gia tất cả các dự án liên quan và xử lý theo pháp luật

c) Ngăn cản tác động vào quá trình và kết quả đánh giá Hồ sơ dự thầu

Loại hành vi này rất phổ biến, cần phải có sự phối hợp của Nhà thầu bị đối xử sai lệch và Ngân hàng thế giới, cũng như các cơ quan quản lý, giám sát quá trình đấu thầu của dự án. Trước tiên phải địi hỏi sự cơng tâm từ đơn vị được giao nhiệm vụ đánh giá Hồ sơ dự thầu, sau đó phải địi hỏi sự kiểm tra, thẩm định chặt chẽ kết

quả đấu thầu từ cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt. Ngoài ra pháp luật phải quy định rõ hướng xử lý chi tiết một cách nghiêm minh trong trường hợp phát hiện rõ ràng sự sai lệch trong quá trình đánh giá hổ sơ dự thầu.

Cuối cùng các bên liên quan (đặc biệt là các nhà thầu bị ảnh hưởng về quyền lợi) cần nắm rõ quy định của Ngân hàng thế giới trong trường hợp này để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình. Cụ thể như sau: Sau khi quyết định trao thầu được cơng bố, nhà thầu nào muốn tìm hiểu lý do hồ sơ của mình khơng được chọn có thể gửi văn bản đề nghị Bên vay giải thích. Nếu khơng hài lịng với văn bản giải thích của Bên vay và muốn có một cuộc họp với Ngân hàng, nhà thầu có thể gửi yêu cầu lên Quản lý Đấu thầu Khu vực của Ngân hàng phụ trách quốc gia Bên vay; người sẽ sắp xếp một cuộc họp ở cấp độ thích hợp, với sự tham dự của các nhân viên liên quan. Cuộc họp chỉ nhằm mục đích thảo luận về hồ sơ dự thầu của nhà thầu, khơng phải nhằm mục đích đảo ngược quan điểm mà Ngân hàng đã thông báo cho Bên vay, và cũng không phải để thảo luận về hồ sơ dự thầu của các nhà thầu cạnh tranh khác.

Giám sát trong quá trình thực hiện hợp đồng

Cơ quan quản lý nhà nước hiện nay thường không chú tâm vào hoạt động tư vấn giám sát, do đó rất dễ xảy ra các hành vi sai trái trong quá trình thực hiện hợp đồng. Do đó địi hỏi phải có quy trình theo dõi ngay từ đầu. Khi có vấn đề xảy ra, nếu phát hiện tiêu cực, thông đồng giữa nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát để… làm sai lệch, cán bộ quản lý nhà nước phụ trách phần việc này cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.

Việc giảm nhẹ các hành vi sai trái này cũng đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các đơn vị độc lập với dự án như người dân khu vực xung quanh và các cơ quan báo chí, nhằm phát hiện sớm và xử lý nghiêm minh các sai phạm nếu có xảy ra.

KẾT LUẬN

Để cơng tác phịng chống tham nhũng trong nguồn vốn ODA có kết quả, chúng ta cần xây dựng một hành lang pháp lý cơ bản và khá đầy đủ. Tuy nhiên, để đảm bảo việc này được thực hiện một cách hiệu quả, khuôn khổ thể chế pháp lý cần phải hoàn thiện và đồng bộ. Hiện nay, các quy định pháp lý về phịng chống tham nhũng nói chung, phịng chống tham nhũng trong nguồn ODA (đặc biệt là nguồn của Ngân hàng Thế giới) nói riêng chủ yếu điều chỉnh và kiểm sốt các quan hệ trước và trong quá trình đầu tư; giai đoạn sau đầu tư, các quy định của pháp luật cịn khá sơ lược. Bên cạnh đó, cơ chế vận động và sử dụng nguồn ODA còn phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều bộ, ngành, địa phương và một phần phụ thuộc vào cách thức của từng nhà tài trợ nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giám sát nguồn vốn này.

Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước, trong đó có việc đảm bảo thực hiện các mục tiêu của chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA, Chính phủ tiếp tục coi việc thực hiện có hiệu quả các Chương trình, dự án ODA đang triển khai là một nội dung quan trọng giúp Thanh tra Chính phủ hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Những kết quả đạt được của các Chương trình, dự án ODA đã từng bước góp phần thay đổi đối với hoạt động của Chính phủ cũng như của các ngành. Để quản lý, sử dụng và giám sát nguồn vốn ODA có hiệu quả, song song với cơng tác phịng chống tham nhũng cùng với Nhà tài trợ, Chính phủ cần sử dụng đồng bộ các giải pháp, từ việc hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dự án, kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý các dự án hợp tác phát triển, hồn thiện quy trình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA đến việc tổ chức thực hiện và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện tại các Ban quản lý dự án hợp phần, các đơn vị thụ hưởng.

Như vậy, một hệ thống thể chế quản lý và sử dụng ODA được phát triển đồng bộ, một đội ngũ cán bộ quản lý dự án được đào tạo chuyên nghiệp, làm việc có trách nhiệm cao là cơ sở vững chắc bảo đảm việc quản lý và sử dụng ODA cũng như cơng tác phịng chống tham nhũng rở nên hiệu quả hơn. Đây vừa là một mục tiêu và cũng là đòi hỏi của, là một trong những trọng trách của Chính phủ, các Bộ ngành nói chung và cơ quan thực hiện dự án nói riêng trong việc sử dụng, quản lý nguồn vốn này có hiệu quả và cơng tác phịng chống tham nhũng khơng cịn là cơng tác nan giải, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu Ths CTH phòng, chống tham nhũng trong sử dụng nguồn vốn ODA của ngân hàng thế giới ở cần thơ hiện nay (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w