Yếu tố về kinh tế

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh hiện nay (Trang 26 - 28)

Bên cạnh những thuận lợi và thế mạnh cơ bản, đến nay Trà Cú vẫn là một huyện nghèo thuộc chương trình Nghị quyết 30a của chính phủ, cịn nhiều khó khăn: Kinh tế phát triển chậm, trình độ sản xuất cịn thấp kém, một số vùng vẫn mang nặng tính tự cung tự cấp. Thế mạnh về cây lúa nước, chăn nuôi chưa được khai thác tốt. Công nghiệp chưa phát triển, chỉ chiếm 14% giá trị tổng sản phẩm xã hội. Thu nhập bình qn đầu người cịn thấp so với mức bình qn trong tỉnh Trà Vinh, đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn. Nhiều bộ phận dân cư cịn sống ở mức nghèo khổ, điển hình là 62,69% đồng bào Khmer đang sinh sống trên địa bàn huyện. Thực tế cuộc sống của đồng bào dân tộc Khmer cịn khó khăn và thiếu thốn cũng ảnh hưởng lớn đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở địa phương.

Trà Cú đã có những thành tựu nhất định trong xố đói giảm nghèo. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ nghèo vẫn cao so với mặt bằng chung của tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh đó, do những thành tựu xố đói, giảm nghèo đã đạt được cịn thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Trong khi hầu hết đồng bào dân tộc Khmer đều làm nghề nơng. Khi nói tới dân tộc Khmer, chúng ta thường nghĩ ngay tới vùng sâu,

vùng xa, chăn nuôi, cày, cấy. Điều này đã in sâu vào trong suy nghĩ và tiềm thức về công việc của đồng bào Khmer. Vì vậy, việc giúp bà con dân tộc Khmer thoát nghèo, phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện. Nhưng nếu chỉ có chính sách hỗ trợ mà khơng có sự cố gắng của chính đối tượng được trợ giúp thì chính sách đó cũng khơng thể đạt được hiệu quả như mong muốn.

Nhiều năm qua, Đảng bộ huyện Trà Cú cũng đã có những định hướng nghề, mở các lớp dạy nghề cho đồng bào dân tộc Khmer. Điều đáng lưu ý là có rất nhiều hộ gia đình đồng bào Khmer mong muốn cho con cái được làm cán bộ. Hầu hết đồng bào đều suy nghĩ theo lối mòn là cứ làm việc trong Nhà nước hay các tổ chức đều gọi là cán bộ mà khơng có sự phân biệt về ngành nghề hay cơng việc. Mong muốn cuối cùng là “thốt nghèo”, “ly nơng”. Đồng bào dân tộc Khmer rất hạn chế trong hiểu biết về các cơng việc và ngành nghề. Bên cạnh đó, đại đa số đồng bào dân tộc Khmer khơng có kiến thức phổ thơng, thậm chí nhiều người cịn chưa biết chữ; các trường dạy nghề đa phần nằm xa ấp, khóm, đi lại khó khăn cũng là những trở ngại khơng nhỏ trong cơng tác đào tạo nghề ở đồng bào dân tộc Khmer... dẫn đến người lao động muốn có cơng việc, để ổn định cuộc sống, trong khi tay nghề khơng có, là rất khó khăn.

Trà Cú cũng đã có một số dự án các khu cơng nghiệp như công ty giày da Mỹ Phong được mở ra, khuyến khích sử dụng lao động tại chỗ, đặc biệt là ưu tiên con em đồng bào dân tộc Khmer. Nhưng bản thân họ không đáp ứng được những u cầu của cơng việc. Nhiều cơng việc tuy địi hỏi chun mơn khơng cao, nhưng lại có những quy định và kỷ luật lao động công nghiệp, khiến lao động là người dân tộc Khmer không đáp ứng được, thời giang nghỉ lễ hội của đồng Khmer nhiều làm ảnh hưởng đến giây chuyền sản xuất của công ty.

Việc di cư cũng là điều rất hạn chế với người dân tộc Khmer. Suy nghĩ bám đất bám quê ăn sâu vào tiềm thức của họ. Nên dù có nghèo khổ họ cũng khơng muốn bỏ quê để tìm tới một cơ hội mới; việc kinh doanh buôn bán tại chỗ vô cùng nhỏ lẻ và kém phát triển. Điều đó là nguyên nhân của những dự án di dân tái định cư ở huyện Trà Cú khơng đạt được hiệu quả.

Đặc điểm này gây những khó khăn, trở ngại trong xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú nói riêng; đồng thời, địi hỏi Đảng bộ phải luôn chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer của huyện.

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w