Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách đối với cán bộ cấp huyện nói chung, cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú nói riêng

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh hiện nay (Trang 83 - 92)

Cơ chế, chính sách là cơng cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong lãnh đạo, quản lý xã hội. Hệ thống chính sách có thể thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển cũng có thể kìm hãm, triệt tiêu các động lực cho sự phát triển của một hoạt động nào đó. Trong cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ, hệ thống cơ chế, chính sách đúng, hợp lý sẽ khuyến khích được tính tích cực, sự hăng hái, cố gắng, n tâm với cơng việc, nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ, phát huy được sự sáng tạo, thu hút được nhân tài, làm cho nội bộ đồn kết nhất trí, mọi người đồng tâm hợp lực, v.v… Ngược lại, cơ chế, chính sách cán bộ sai, bất hợp lý sẽ tạo ra tâm trạng chán nản, kìm hãm sự sáng tạo, triệt tiêu tính tích cực, nội bộ mất đồn kết, nảy sinh nhiều tiêu cực, có thể đẩy hàng loạt cán bộ đến chỗ sai lầm, làm mất cán bộ, v.v… Do vậy, có hồn thiện và thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ của huyện nói chung và cán bộ chủ chốt của huyện Trà Cú là người dân tộc Khmer nói riêng thì mới góp phần xây dựng một đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện là người dân tộc Khmer phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới.

Hiện nay, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ của huyện và xã, thị trấn rất được Đảng và Nhà nước quan tâm điều chỉnh cho phù hợp. đã làm cho đội ngũ cán bộ phấn khởi, yên tâm công tác và thể hiện ý thức trách nhiệm hơn trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất hợp lý trong chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp trong công tác cán bộ giữa huyện và xã, thị trấn.

Thứ nhất, bất hợp lý chế độ tiền lương giữa cán bộ công chức, viên chức với

cán bộ lãnh đạo chủ chốt.

Với cùng trình độ đào tạo, cán bộ cơng chức, viên chức và cán bộ lãnh đạo cùng hưởng một hệ số lương, lương của cán bộ công chức, viên chức và cán bộ lãnh đạo chủ chốt đến hạng thì lên lương khơng phân biệt đâu là lương lãnh đạo và

lương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đâu là lương cán bộ công chức, viên chức; chế độ tiền lương theo kiểu “sống lâu lên lão làng” như vậy sẽ làm giảm sức phấn đấu của cán bộ vì làm lãnh đạo trách nhiệm của người đứng đầu rất lớn nhưng lương lãnh đạo không được ưu đãi (trong thực tế về tiền lương của lãnh đạo chủ chốt ở huyện Trà Cú: đồng chí Bí thư huyện uỷ hệ số lương có 2,67 so với cán bộ cơng chức, viên chức cơng tác lâu năm thì đồng chí Bí thư huyện uỷ thấp hơn nhiều). Đây là vấn đề bất cập lớn làm giảm sức chiến đấu của cán bộ đảng viên trong hệ thống chính trị của huyện nói riêng và hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở nói chung.

Thứ hai, bất hợp lý về việc quy định và mức phụ cấp công tác đảng đối với

Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân huyện và các xã, thị trấn.

Đối với khối Đảng thì được hưởng thêm 0,3% mức lương tối thiểu, 30% cơng tác Đảng và 25% phụ cấp cơng vụ, cịn đối với khối Uỷ ban và các xã, thị trấn thì chỉ được hưởng 25% cơng vụ. Đây là một trong những vấn đề bất hợp lý, đồng thời cũng là vấn đề gây mâu thuẫn trong nội bộ.

Thứ ba, bất hợp lý về chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức cấp xã. Quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về thời gian cơng tác có đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ, cơng chức cấp xã là 20 năm; đồng thời, nữ phải 55 tuổi, nam phải 60 tuổi mới đủ điều kiện nghỉ hưu, là chưa phù hợp với cán bộ, công chức cấp xã, nhất là đối với những vùng khó khăn. Đối với luật Bảo hiểm xã hội là cào bằng, chính sách của Đảng thì có sự ưu tiên cho những xã có điều kiện kinh tế khó khăn như Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang cơng tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để cán bộ cơng chức n tâm cơng tác cống hiến sức mình trong sự nghiệp cách mạng trong điều kiện hiện nay. Đối với cán bộ bán chuyên trách cấp xã chưa quan tâm đến quyền lợi và lợi ích của nguồn cán bộ này như việc trả lương thì do ngân sách tỉnh, tuỳ điều kiện kinh tế của từng tỉnh mà trả lương cho lực lượng này với mức phụ cấp khác nhau. Trong khi nguồn ngân sách địa phương hay của Trung ương đều là những nguồn từ thu thuế mà ra. Do vậy Trung ương cần điều tiết và có văn bản quy định cụ thể để

thống nhất trả lương cho đội ngũ cán bộ này một cách phù hợp, vì trong đội ngũ cán bộ này là có cán bộ là người dân tộc Khmer là nguồn đội ngũ cán bộ kế thừa cho cán bộ chủ chốt của xã, thị trấn và cán bộ chủ chốt của huyện sau này, bên cạnh đó đội ngũ cán bộ này khơng được quy định tham gia Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế làm cho đội ngũ cán bộ này khi tham gia công tác thì chưa thật sự n tâm cơng tác làm ảnh hưởng đến quy hoạch đội ngũ kế thừa của địa phương trong điều kiện kinh tế hiện nay. Vì mức sống của đội ngũ cán bộ này phải ra ngoài tham gia làm thêm mới đảm bảo mức sống và mới có mức sống ngang bằng xã hội đây là vấn đề nang giải trong sử dụng lao động đối với luật lao động.

Để cán bộ thực sự yên tâm và chuyên tâm vào cơng việc được phân cơng thì tiền lương, phụ cấp phải là nguồn thu nhập chính, chủ yếu, đảm bảo cho cán bộ đủ sống, có mức sống trên hoặc bằng mức sống trung bình của xã hội. Thực tế cho thấy tiền lương, phụ cấp của cán bộ cấp xã so với giá cả thị trường hiện nay không đủ ni sống bản thân cán bộ đó, thậm chí cịn phụ thuộc vào kinh tế gia đình; đặc biệt là đối với cán bộ người dân tộc Khmer kinh tế gia đình đã khó khăn, bản thân là lao động chính trong gia đình, nay lại dành hết thời gian tham gia công tác ở xã, huyện, dẫn đến gia đình càng khó khăn hơn, cho nên xuất hiện tình trạng cán bộ ít tích cực cơng tác, có triển vọng phát triển nhưng lại làm đơn xin nghỉ để lo kinh tế gia đình.

Để từng bước giải quyết thực trạng trên, khắc phục những bất hợp lý trong chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ cơng chức nói chung và cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer nói riêng, cần phải làm tốt một số việc như sau:

Một là, trên cơ sở phân loại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị định số

159/2005/NĐ-CP của Chính phủ, tập trung xác định biên chế và mức phụ cấp trách nhiệm cho phù hợp với quy mô và chức danh cán bộ của xã, phường, thị trấn. Trong số cán bộ, công chức cấp xã hiện nay, cần khẩn trương nghiên cứu để phân loại và có chính sách phù hợp theo hướng một số chức danh cán bộ chuyên trách xã, phường, thị trấn có đủ điều kiện, tiêu chuẩn của cơng chức nhà nước thì chuyển sang chế độ cơng chức nhà nước để tạo sự liên thông trong đội ngũ cán bộ ở các cấp. Số cán bộ này được hưởng lương chuyên môn, nâng lương theo niên hạn, nâng phụ cấp trách nhiệm theo chức danh trên cơ sở phân loại và thực hiện chế độ bảo

hiểm để đội ngũ cán bộ công chức và cán bộ bán chuyên trách yên tâm công tác và cũng là điều kiện tạo nguồn cho cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh trong điều kiện hiện nay.

Hai là, đối với cán bộ không chuyên trách (cả cấp xã, phường, thị trấn) cần

thực hiện theo hướng tự quản, khốn kinh phí hoạt động và được hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế như cán bộ cơng chức viên chức nhà nước. Chính phủ cần có hướng dẫn khung về mức phụ cấp để các địa phương thực hiện thống nhất trong cả nước cho đội ngũ cán bộ này nhằm tránh sự mâu thuẫn giữa tỉnh, thành phố giàu và tỉnh, thành phố điều kiện kinh tế cịn khó khăn như hiện nay.

Bốn là, tiếp tục thực hiện hợp lý hóa chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán

bộ cấp xã, đi đôi với khắc phục lạm phát, bình ổn giá cả thị trường; từng bước rút ngắn khoảng cách giữa lương doanh nghiệp với lương cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống chính trị cơ sở, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc Khmer của huyện.

Chính sách đào tạo, bồi dưỡng gắn với bố trí, sử dụng cán bộ của huyện nói chung và cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer nói riêng. Việc học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, đảng viên. Thực hiện chế độ học tập bắt buộc nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt, bảo đảm sự thống nhất về chính trị và tư tưởng trong toàn đội ngũ cán bộ. Do vậy, các cấp uỷ đảng và các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị của huyện Trà Cú nói riêng của các cấp uỷ Đảng trong hệ thống chính trị cơ sở nói chung có trách nhiệm tổ chức, quản lý và kiểm tra chế độ học tập của đội ngũ cán bộ thuộc quyền, đồng thời có chế độ chính sách, kinh phí phù hợp với cấp mình quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ được học tập có chất lượng và hiệu quả đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn cơng tác trong hệ thống chính trị cơ sở vùng có đơng đồng bào Khmer sinh sống.

Chính sách đào tạo cán bộ của Đảng phải hướng đến việc đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng những người ưu tú trở thành cán bộ chủ chốt, những người này thường rất tích cực trong phong trào cách mạng của quần chúng, cần sớm phát hiện và chăm lo bồi dưỡng để nâng đỡ họ, đào tạo họ trở thành những hạt giống cách mạng, hạt nhân của phong trào quần chúng sau này.

bồi dưỡng gắn với bố trí sử dụng cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh, cần làm tốt một số việc như sau:

Một là, sớm ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với đội ngũ cán bộ, công chức

cấp xã và đội ngũ cán bộ bán chuyên trách đặt biệt là đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer nhằm thực hiện việc chuẩn hoá cán bộ, phấn đấu đến năm 2025 đội ngũ cán bộ, công chức từ xã, thị trấn đến huyện nhất là cán bộ người dân tộc Khmer phải đạt chuẩn, nếu khơng đào tạo và bồi dưỡng được thì cần phải có sự thay thế.

Hai là, tiếp tục thực hiện tốt chế độ khuyến khích, động viên, chế độ ưu tiên

và miễn giảm học phí cho con em người dân tộc Khmer nghèo vượt khó học giỏi, đạo đức tốt, sinh viên người dân tộc Khmer các ngành sư phạm. Bồi dưỡng tài năng ngay từ trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Phối hợp với các cơ quan lực lượng vũ trang lựa chọn những thanh niên là người dân tộc Khmer sau khi đã hoàn thành tốt nghĩa vụ quân sự tiếp tục đưa đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tŕnh độ học vấn, lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ để tạo nguồn cán bộ cho cơ sở sau này.

Về chính sách đối với cán bộ được luân chuyển. Thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND tỉnh Trà Vinh, ngày 07/8/2015 ban hành quy định “về chính

sách hỗ trợ đối với cán bộ, cơng chức, viên chức được luân chuyển, điều động, biệt phái trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”. Huyện uỷ nhận thức tầm quan trọng của công tác

luân chuyển cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer, tạo điều kiện, môi trường cho cán bộ là người dân tộc Khmer trẻ có triển vọng trong quy hoạch được bồi dưỡng, rèn luyện thử thách qua thực tiễn, giúp cho cán bộ là người dân tộc Khmer trưởng thành tồn diện hơn, đáp ứng tốt u cầu cơng tác cán bộ là người dân tộc Khmer trước mắt và lâu dài, thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị “về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh đã có Kế hoạch số 36-KH/TU “về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý

Ban Thường vụ Huyện ủy Trà Cú ban hành Quy chế 06-QC/HU, ngày 24/04/2017 “về bổ nhiệm cán bộ, giới thiệu ứng cử và điều động, luân chuyển cán

bộ” và quy định tạm thời về chế độ, chính sách đối với cán bộ được luân chuyển.

Kế hoạch luân chuyển cán bộ của Ban Thường vụ huyện ủy nhằm tạo bước đột phá trong công tác cán bộ, là cán bộ thuộc diện quy hoạch cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện và xã, thị trấn; là cán bộ trẻ, nữ, dân tộc Khmer phát triển lâu dài.

Tiểu kết chương 3

Trước những yêu cầu mới đặt ra trong bối cảnh hiên nay, đòi hỏi huyện Trà Cú cần phải tập trung nhận thức những thuận lợi và khó khăn, thách thức đã và đang tác động đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer trong hệ thống chính trị cơ sở của huyện. Trước hết là Đảng bộ và chính quyền huyện cần xác định rõ những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của công tác cán bộ trong giai đoạn hiên nay; đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer trong hệ thống chính trị cơ sở của huyện, thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp vừa cơ bản vừa chiến lược và cấp thiết về chính trị, tư tưởng; về thể chế, tổ chức; về cơ chế phối hợp.

Trên cơ sở các nguyên tắc của Đảng, Nhà nước, huyện cần tích cực, chủ động phát huy tính năng động, linh hoạt và sáng tạo trong cơng tác cán bộ nói chung, nhất là trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer của huyện. Chú trọng thực hiện tốt tất cả các khâu từ phát hiện, vận động đến tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đánh giá cán bộ.

KẾT LUẬN

Trà Cú là một huyện có 17 xã, thị trấn với diện tích tự nhiên 31.752,81 ha, dân số của huyện 155.400 người, trong đó dân số là đồng bào dân tộc Khmer chiếm 62,69% dân số toàn huyện. Do vậy, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ huyện Trà Cú đã nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer trong hệ thống chính trị cơ sở. Từ năm 1992 đến nay, các cấp ủy Đảng và chính quyền của huyện Trà Cú đã lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế - xã hội địa phương với bao khó khăn, thử thách sau khi chia tách tỉnh. Những khó khăn đó bao trùm lên tất cả khơng chỉ về kinh tế - xã hội mà vấn đề lớn hơn là thực trạng đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu, sự yếu kém thực sự trở thành lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện. Huyện đã quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh hiện nay (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w