PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh hiện nay (Trang 59 - 63)

Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh từ nay đến năm 2025 cần bám sát các phương hướng chủ đạo sau:

Một là: Tiếp tục quán triệt đúng đắn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc Khmer phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của địa phương trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Thường xuyên quán triệt, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến mọi cán bộ, đảng viên và toàn thể quần chúng nhân dân để cán bộ, sư sãi và quần chúng nhận thức sâu sắc quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nhất là các chính sách về dân tộc, về tín ngưỡng, tơn giáo. Từ đó vận động tập hợp quần chúng nhân nhân hưởng ứng tham gia các phong trào cách mạng của địa phương.

Tạo sự thống nhất đồn kết cao trong cấp uỷ và chính quyền địa phương từ huyện đến cơ sở. Đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer thường xuyên theo dõi tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đồng bào Khmer trên mọi lĩnh vực như về sản xuất và đời sống, lao động và việc làm, về tình hình an ninh trật tự xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Khmer. Qua đó kịp thời tham mưu, đề xuất với các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương giải quyết nhằm tháo gỡ những bức xúc khó khăn, ổn định đời sống và an ninh trật tự trong vùng đồng bào Khmer sinh sống và tích cực chủ động tham gia vào q trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, mơi trường của địa phương.

Trong cơng tác vận động đồng bào dân tộc Khmer chú trọng tuyên truyền tư tưởng đại đồn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh “các dân tộc thiểu số đều là anh em”, “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sơng có thể cạn, núi có thể mịn song chân lý đó khơng bao giờ thay đổi”. Khi tiến hành cơng tác vận động cần chú trọng đổi mới cả về nội dung và hình thức, bởi đồng bào Khmer có đức tính trung

thực, thật thà, ngay thẳng, coi trọng chữ tín và danh dự, khi đã có miềm tin thì khơng gì lay chuyển do đó cán bộ làm cơng tác ở vùng dân tộc phải nắm vững phương châm “chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc” và phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân”.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, các chương trình dự án cụ thể triển khai ở khu dân cư đều được công khai để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Do đặc thù là huyện có đại đa số đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam tơng nên việc phát huy vai trị, uy tín của các vị sư sãi và các Phật tử có uy tín trong đồng bào Khmer để cùng tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở huyện, tham gia cơng tác xố đói giảm nghèo, xây dựng nơng thơn mới và theo dõi giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc đã mang lại hiệu quả tích cực.

Trong cơng tác xây dựng Đảng, Huyện ủy cần quan tâm chỉ đạo phát triển đảng viên, cán bộ là người dân tộc Khmer. Đặc biệt từ khi có Chỉ thị 04 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển đảng viên người Khmer, số đảng viên người Khmer đều tăng so với trước đây. Đến nay có 2.125 đảng viên người dân tộc Khmer chiếm 46% trong tổng số đảng viên toàn huyện. Đội ngũ cán bộ Khmer được quan tâm bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng, đề bạt và bố trí ở các ngành, các cấp. Cán bộ Khmer giữ vị trí quan trọng ở huyện ngày càng nhiều. Do quan tâm chỉ đạo xây dựng hệ thống chính trị các cấp nên an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trong vùng đồng bào Khmer được giữ vững, tình đồn kết gắn bó giữa các dân tộc trong huyện tiếp tục được phát huy; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong vùng dân tộc ngày càng phát triển. Từ đó, đồng bào và Sư sãi Khmer ln có ý thức đề cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn diễn biến hịa bình của các thế lực thù địch, đã phát hiện và báo cáo các cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời những âm mưu và hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Đồng bào đặt niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những kết quả đáng mừng trong việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc thời gian qua thể hiện hoạt động của cơ quan làm công tác dân tộc các cấp ủy đảng thực hiện hiệu quả hơn, bộ máy làm công tác dân tộc được củng cố và

trưởng thành; vai trị, vị trí của Phịng Dân tộc huyện ngày càng được nâng lên, vừa là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện có chức năng giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, vừa là cơ quan tham mưu cho Huyện ủy về chủ trương, chính sách đối với đồng bào Khmer.

Hai là: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ, nhất là cấp uỷ

cơ sở nơi có đơng đồng bào Khmer sinh sống về cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer.

Thực hiện đúng tinh thần nghị quyết đại hội của Đảng các cấp. Tiếp tục đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh đạo khoa học, ln gắn bó mật thiết với nhân dân.

Tiếp tục đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, tạo chuyển biến cơ bản, vững chắc trong công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, thực sự vì Đảng, vì dân, có bản lĩnh và trí tuệ, đi đầu trong công tác và gương mẫu trong đạo đức lối sống, bảo đảm tính kế thừa và phát triển; xây dựng và thực hiện chính sách phát triển nhân tài đáp ứng u cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, khơng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố; có tinh thần đồn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tơn trọng tập thể, gắn bó mật thiết với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý.

Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú cũng khơng nằm ngồi phương hướng và mục tiêu chung của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ. Xuất phát từ địi hỏi của tình hình mới và thực trạng đội ngũ cán bộ chủ

chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh hiện nay và trong những năm tới phải đạt được mục tiêu chung là: tạo sự chuyển biến cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt là người Khmer ở huyện Trà Cú là huyện có đơng đồng bào Khmer sinh sống đơng nhất ở tỉnh Trà Vinh. Từ đó phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ chính trị ở địa phương đơn vị, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, thực hiện thành công nhiệm vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố, nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn ở huyện Trà Cú.

Trong đó, mục tiêu cụ thể là:

Đến năm 2020, đảm bảo nhân sự đại hội đảng bộ huyện và các xã, thị trấn; chuẩn bị nhân sự bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện. Đối với 17 xã, thị trấn, đảm bảo các xã đều có bố trí cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer, khắc phục tình trạng xã, thị trấn có đơng đồng bào Khmer khơng có cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer. Cán bộ lãnh đạo, quản lý là người dân tộc Khmer đạt chuẩn theo quy định.

Đến năm 2025, tạo được sự đồng bộ về số lượng, chất lượng và cơ cấu trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer huyện Trà Cú: đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng cán bộ. Ở 17 xã, thị trấn, đảm bảo mỗi xã, thị trấn bố trí được ít nhất 3 cán bộ chủ chốt là người Khmer (30%); về cơ cấu, bố trí được ít nhất có một cán bộ chủ chốt người Khmer là nữ; về trình độ mọi mặt, tất cả

những cán bộ chủ chốt của huyện và xã, thị trấn là người dân tộc Khmer được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của Đảng và Nhà nước trước khi bố trí vào chức danh chủ chốt của huyện và 17 xã, thị trấn.

Ba là: Bám sát những định hướng của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung

ương 6 (khóa XII) của Đảng.

Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII của Đảng đã đề ra nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ

NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và

hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”. Hướng tới mục tiêu tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội; đảm bảo tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, tinh giản biên chế gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức, đảm bảo chế độ chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức trong hệ thống chính trị.

Trong những năm tới, các cấp ủy đảng và chính quyền huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh cần xây dựng các đề án, kế hoạch, chương trình cụ thể để thực hiện, đảm bảo vừa “giản” vừa “tinh”; thu hút và chọn lọc được trong nguồn cán bộ người dân tộc Khmer của địa phương những cán bộ thực sự giỏi, có phẩm chất và năng lực tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng đảm trách những vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt, những nhiệm vụ chính trị quan trọng mà Đảng, Nhà nước giao phó.

3.3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT LÀ NGƯỜI DÂNTỘC KHMER Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2025

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh hiện nay (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w