NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER Ở HUYỆN TRÀ CÚ

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh hiện nay (Trang 50 - 55)

TỈNH TRÀ VINH

Qua thực tiễn, công tác cán bộ và việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer nói riêng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu sau:

Một là, trên cơ sở đường lối, chiến lược, nghị quyết và các quyết định của

Đảng về cán bộ và công tác cán bộ, các cấp uỷ đảng, đặc biệt là huyện uỷ Trà Cú cần phải nắm vững và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế, đặc điểm của huyện là có đơng đồng bào Khmer đang sinh sống. Thường xuyên quán triệt quan điểm và mục tiêu của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, coi cán bộ là nhân tố quyết định sự

thành bại của cách mạng. Xác định rõ trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc tổ chức quán triệt các quyết định về công tác cán bộ của cấp uỷ cấp trên; khắc phục nhận thức đơn giản, giáo điều, chắp vá, chủ quan duy ý chí về cán bộ và công tác cán bộ ở đơn vị, cơ sở, nhất là ở vùng có đơng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.

Công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ của cấp mình, đơn vị mình, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý. Đồng thời với việc chuẩn bị đường lối, Nghị quyết cũng như chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải chuẩn bị chiến lược cán bộ đáp ứng, trong đó chú trọng đến cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer. Nội dung quan trọng là xây dựng được quy hoạch cán bộ và chăm lo bồi dưỡng, đào tạo, giáo dục cán bộ là người dân tộc Khmer.

Hai là, xây dựng quy hoạch cán bộ chủ chốt của huyện là người dân tộc

Khmer cần phải đảm bảo có cơ cấu hợp lý, đồng thời coi trọng chất lượng. Lập danh sách dự nguồn và xác định nguồn cán bộ người dân tộc Khmer ở cơ sở, chú ý các nguồn chính: nguồn cán bộ người Khmer đương chức ở các phòng, ban, ngành huyện, xã, ấp, đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ trong các lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong là người Khmer, và nguồn học sinh, sinh viên người Khmer đang theo học tại các trường phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tại địa phương và đối tượng là tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer, đối tượng là À Chal.

Ba là, cần phải nắm vững tiêu chuẩn cán bộ, nhất là tiêu chuẩn đối với cán bộ

chủ chốt là người dân tộc Khmer, giải quyết mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu cán bộ. Tiêu chuẩn chung của cán bộ là: Phẩm chất chính trị tốt, vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng và con đường xã hội chủ nghĩa, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống lành mạnh, có trình độ và khả năng thực hiện những nhiệm vụ công tác chuyên môn được giao. Tiêu chuẩn đối với cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer: Có năng lực tham gia, quyết định và tổ chức thực hiện tốt những nhiệm vụ trong phạm vi trách nhiệm của mình; có năng lực điều hành, điều khiển, tập hợp quần chúng, phối hợp

cơng tác; có kiến thức kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm; có kiến thức và ý thức xây dựng Đảng, biết làm cơng tác tổ chức, cán bộ. Có phong cách làm việc tập thể, tổ chức khoa học, nói đi đơi với làm, sâu sát thực tế; biết lắng nghe, biết quyết đoán, dám chịu trách nhiệm.

Trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ đã được xác định trong Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước (Nghị quyết Trung ương Ba khoá VIII), những tiêu chuẩn được bổ sung trong Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020 (kết luận Hội nghị Trung ương chín khố X), và tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Chương II, Nghị định số 114/2003/NĐ-CP, ngày 10 tháng 10 năm 2003, về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, huyện uỷ cần xây dựng tiêu chuẩn riêng đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện là người dân tộc Khmer, có thể cụ thể từng chức danh chủ chốt của huyện nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer nói riêng. Những tiêu chuẩn riêng đó là cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch sát với đối tượng, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn từng chức danh, tránh được sự lãng phí trong đào tạo, bồi dưỡng và góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ này đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Bốn là, cần qn triệt sâu sắc quan điểm giai cấp trong công tác cán bộ, phải

tăng cường đoàn kết, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng mọi nhân tài cho huyện. Cần thu hút những người có đủ đức, đủ tài, đủ năng lực trình độ vào đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer, kể cả những người chưa phải là đảng viên. Cùng với việc thực hiện chính sách đãi ngộ thu hút cán bộ giỏi, cán bộ trẻ có năng lực và nguyện vọng về cơng tác ở cơ sở, cần thực hiện tốt và kịp thời điều chỉnh chính sách đối với cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer nói riêng. Đồng thời, kiến nghị với Tỉnh uỷ, Trung ương kịp thời sửa đổi, bổ sung và từng bước khắc phục những bất hợp lý trong chính sách đối với cán bộ giữa huyện và xã, tạo động lực để động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ này phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Năm là, đánh giá đúng và biết sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt là

là khâu đầu tiên và quan trọng nhất của công tác cán bộ cũng như của việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer. Đánh giá đúng thì mới sử dụng cán bộ đúng chỗ, đúng việc. Đánh giá cán bộ là hiểu cán bộ trong sự vận động phát triển, từ hiện tượng tìm ra bản chất, từ biểu hiện bề ngồi tìm ra thực chất bên trong, tìm hiểu về quá khứ và hiện tại thấy hướng phát triển tương lai.

Sáu là, thực hiện chính sách cán bộ cần phải nhất quán, thực sự dân chủ,

công bằng. Mọi cán bộ đều được đối xử như nhau, đều được tạo điều kiện để phát huy năng lực sở trường, cống hiến thật nhiều cho sự nghiệp chung. Đồng thời tất cả cán bộ đều được hưởng những chính sách về bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng, đề bạt cất nhắc, đãi ngộ... một cách công bằng, hợp lý.

Tiểu kết chương 2

Có thể khẳng định, những năm qua huyện Trà Cú đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong tồn huyện vào xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở huyện, góp phần vào xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer. Điều đó cũng cho thấy huyện đã thực thi tương đối có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ là người dân tộc Khmer trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của đất nước; đồng thời đã chú trọng chỉ đạo các xã, thị trấn thực thi và vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương, đường lối phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương.

Kết quả xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer trong hệ thống chính trị cơ sở ở huyện Trà Cú đã làm chuyển biến một cách tồn diện về tình hình kinh tế, xã hội ở huyện: Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer được cải thiện rõ rệt; các tệ nạn xã hội, phong tục tập quán lạc hậu được giảm thiểu; hàng loạt các phong trào thi đua yêu nước được phát động và thực hiện có hiệu quả; chương trình xây dựng nơng thơn mới ở địa phương cũng đạt được những kết quả đáng kể; phong trào học tập, xây dựng hệ thống trường lớp lớn mạnh đã góp phần xóa đi các ấp, khóm mù chữ trước đây... Điều đó cũng phần nào phản ánh được vai trị và cống hiến của đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer trong hệ

thống chính trị của huyện.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer trong hệ thống chính trị của huyện Trà Cú cũng cịn những hạn chế, bất cập nhất định, thể hiện trong cả nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống chính trị của huyện; trong bản thân đội ngũ cán bộ được tạo nguồn để quy hoạch cán bộ chủ chốt, cũng như trong khả năng và điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện. Những hạn chế, bất cập này đan xen lẫn nhau và trở thành những trở ngại lớn đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer trong hệ thống chính trị của huyện Trà Cú trong giai đoạn từ năm 1992 đến nay cũng như trong thời gian tới.

Thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh cho thấy, đường lối cán bộ, cơng tác cán bộ, trong đó có việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer của huyện là đúng đắn, sáng tạo. Hiện nay, công tác cán bộ còn nhiều vấn đề đang đặt ra cần tiếp tục giải quyết, nhưng địa phương đã có những thành cơng nhất định và đã rút ra được những bài học kinh nghiệm. Đó chính là cơ sở vững chắc để cơng tác cán bộ của huyện ngày càng được tăng cường, phát triển và có hiệu quả, góp phần quyết định vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer trong hệ thống chính trị của huyện đủ năng lực và phẩm chất, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦCHỐT LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER Ở HUYỆN TRÀ CÚ

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh hiện nay (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w