Mặt trái của kinh tế thị trường, sự suy thoái kinh tế trong thời gian qua và những diễn biến trong thời gian tới là một trong những nhân tố tác động tiêu cực đến đội ngũ cán bộ và cơng tác cán bộ nói chung trong đó có cán bộ là người dân tộc Khmer. Kinh tế thị trường tuy có nhiều điểm mạnh nhưng bản thân nó vốn có những mặt trái, khuyết tật mang tính tự phát. Quan hệ thị trường là môi trường thuận lợi dễ phát sinh nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội. Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới cho thấy, bên cạnh tác động tích cực cơ bản thì những tác động tiêu cực do mặt trái của kinh tế thị trường gây ra cũng hết sức nghiêm trọng. Bàn về phương diện tư tưởng, đạo đức, lối sống có những hiện tượng tiêu cực như: chỉ vì mục đích chạy theo lợi nhuận từ sức hấp dẫn của “ma lực đồng tiền” đã dẫn đến các hình thức lừa đảo, hối lộ, trốn thuế, v.v... do thương mại hoá một cách tràn lan, xâm nhập cả vào các lĩnh vực dễ thương tổn như y tế, giáo dục, văn hoá... đã làm cho các giá trị đạo đức, tinh thần bị băng hoại và xuống cấp. Một khi trong xã hội đồng tiền trở thành công cụ chi phối nhiều quan hệ giữa người với người thì sự phân hố giàu nghèo và bất cơng xã hội có chiều hướng tăng lên, lối sống ích kỷ, thực dụng bộc lộ ngày càng rõ nét... Tất cả những mặt trái đó đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện Trà
Cú là người dân tộc Khmer.
Những bất cập trong chính sách cán bộ chậm được sửa đổi cho phù hợp để tạo động lực phấn đấu, thúc đẩy sự nhiệt tình cách mạng của đội ngũ cán bộ ở huyện trong đó có cán bộ người dân tộc Khmer. Chế độ, chính sách là cơng cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong quản lý xã hội và có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của đội ngũ cán bộ. Một mặt, nó là động lực thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo, sự nhiệt tình, nâng cao trách nhiệm của cán bộ nhưng mặt khác, nó cũng có thể kìm hãm hoạt động, làm mai một tài năng của đội ngũ cán bộ. Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, Đảng, Nhà nước và Huyện uỷ đã đề ra và thực thi nhiều chính sách đối với cán bộ, cơng chức của huyện nói chung trong đó cán bộ là người dân tộc Khmer nói riêng. Nhìn chung, các chế độ, chính sách đã thể hiện sự quan tâm, chăm lo cho đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, nhiều chính sách, chế độ chưa được nghiên cứu cơ bản, toàn diện; thường là xử lý, giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt, chưa phù hợp với sự phát triển chung của đất nước, không nhất quán và nhiều bất hợp lý. Với mức sống như hiện nay, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ công chức, viên chức chưa đủ nuôi sống bản thân cán bộ. Phần lớn cán bộ, công chức, viên chức chưa thực sự yên tâm công tác, chưa thật sự tập trung trí lực của mình cho cơng việc, cịn tranh thủ thời gian để làm cơng việc riêng để phụ giúp gia đình, làm nảy sinh những tiêu cực trong q trình thực thi cơng vụ. Tất cả những hạn chế mà chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức gây ra cần thiết phải có sự thay đổi cơ bản, tồn diện theo hướng khuyến khích được tính tích cực, sự hăng hái, n tâm cơng tác, nâng cao tinh thần trách nhiệm.
Sự biến động thường xuyên trong việc bố trí, điều động, luân chuyển cán bộ của huyện có thể làm ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Trà Cú. Sự thiếu hụt nguồn cán bộ cũng như yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu đào tạo cán bộ của huyện có thể khiến cho cơng tác tổ chức cán bộ ở huyện có sự xáo trộn. Điều đó làm cho đội ngũ cán bộ chưa kịp thích nghi với cơng việc mới được phân công lại phải chuyển sang vị trí khác với những nhiệm vụ và cơng việc mới… Vì vậy gây xáo trộn cơng tác quy
hoạch cán bộ, ảnh hưởng rất lớn đến đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer của huyện cũng như việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở Trà Cú.
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT LÀ NGƯỜIDÂN TỘC KHMER Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2025