Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer và việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó:
- Việc chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện là người dân tộc Khmer của một số cấp uỷ ở cơ sở thiếu thường xuyên liên tục, thậm chí cịn lúng túng trong xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác cán bộ trong từng thời kỳ.
- Đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện ln có sự biến động theo u cầu nhiệm vụ chính trị và cơng tác đào tạo; cơ cấu cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa cân đối, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc Khmer còn thấp đặc biệt là cán bộ chủ chốt là người Khmer ở những xã có đơng đồng bào dân tộc Khmer rất ít; trình độ về quản lý kinh tế cịn hạn chế, tỷ lệ cán bộ chưa qua đào tạo cả chuyên môn và lý luận chính trị cịn cao làm ảnh hưởng đến nguồn cán bộ chủ chốt của huyện.
- Việc quy hoạch cán bộ chủ chốt của huyện là người Khmer chưa được quan tâm đúng mức nên chiếm tỷ lệ rất thấp dẫn đến mất cân đối trong việc bố trí cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú. Cơng tác đánh giá cán bộ cịn hình thức, chưa gắn với hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cịn chậm so với mục tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở. Đồng thời, các cấp ủy đảng chưa chú ý đúng mức đến việc luân chuyển và thực hiện chính sách sát hợp với đối tượng này.
- Đào tạo, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị cho cán bộ người dân tộc Khmer nói chung và đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện là người dân tộc Khmer nói riêng để đạt theo chuẩn quy định gặp rất nhiều khó khăn. Các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành quy định và hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức về đào tạo, tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ công chức viên chức cịn chậm, thiếu thống nhất. Chưa có quy định cụ thể, chi tiết, nhất là về số lượng và tỉ lệ cán bộ công chức cho đối tượng người dân tộc Khmer nói riêng, người dân tộc thiểu số nói chung, nên các địa phương gặp khó khăn khi triển khai thực hiện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc Khmer tại các cơ sở đào tạo cịn gặp khơng ít những hạn chế và khó khăn, chất lượng đào tạo cán bộ cịn hạn chế, nhất là đối với đối tượng cử tuyển và loại hình đào tạo khơng chính quy. Nhiều xã trình độ của cán bộ lãnh đạo còn thấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản; Thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ là người dân tộc Khmer còn hạn chế, 75% cán bộ người dân tộc Khmer đi học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đều phải chi trả mọi chi phí tiền học, khơng được hỗ trợ từ tỉnh đến huyện và các xã, thị trấn.
- Ở một số nơi, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đúng về công tác quy hoạch, sử dụng cán bộ công chức viên chức người dân tộc Khmer, chưa mạnh dạn bố trí vào các vị trí cơng việc, nhất là cương vị lãnh đạo cơ quan. Một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng, tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc Khmer. Cơng tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ có lúc, có nơi cịn chưa hợp lý; cơng tác đánh giá cán bộ công chức viên chức hằng năm cịn hình thức, nể nang, chưa thực chất.
- Việc đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa đáp ứng được nhu cầu.
- Việc phát triển nguồn nhân lực từ sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở vùng sâu vùng kinh tế dặt biệt khó khăn như huyện Trà Cú. Chất lượng giáo dục phổ thông trong vùng đồng bào dân tộc nhìn chung cịn thấp, nên đa số học sinh người Khmer thi không đỗ được vào các trường đại học, cao đẳng. Chỉ tiêu biên chế, nhu cầu vị trí việc làm tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp gần như đã bão hịa, do đó việc giải quyết, bố trí việc làm cho sinh viên người dân tộc Khmer sau khi tốt nghiệp gặp nhiều khó khăn.
- Năng lực, trình độ của một số cán bộ cơng chức, viên chức người dân tộc Khmer còn hạn chế, vẫn cịn một số cán bộ, cơng chức, viên chức người dân tộc Khmer chưa mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, cịn trơng chờ, ỷ lại cấp trên; hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, khả năng vận dụng kiến thức được đào tạo vào thực tế chưa cao.