bồi dưỡng và bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer của huyện Trà Cú
Xây dựng được một đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú hiện nay có chất lượng, đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước là một cơng việc mang tính lâu dài, khoa học và đồng bộ. Q trình đó địi hỏi phải thực hiện đồng bộ và có hiệu quả trong tất cả các khâu của công tác cán bộ, bao gồm từ việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, cất nhắc, luân chuyển, quản lý và thực hiện các chính sách đối với cán bộ. Trong đó, đặc biệt chú trọng các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng gắn với bố trí sử dụng cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer của huyện trong tình hình hiện nay. Trong cơng tác cán bộ hiện nay, có thể xác định: đánh giá cán bộ là khâu tiền đề, quy hoạch cán bộ là khâu nền tảng, và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vừa là yêu cầu trước mắt vừa là nhiệm vụ lâu dài.
* Đối với cơng tác đánh giá cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt của huyện
là người dân tộc Khmer nói riêng, thời gian qua đã cho thấy công tác quy hoạch, luân chuyển cũng như bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ này có những chuyển biến tích cực. Vì đây là khâu tiền đề trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện là người dân tộc Khmer, cho nên các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền cần làm tốt khâu này, chú ý đánh giá cả quá trình phấn đấu rèn luyện của cán bộ chủ chốt, cả những triển vọng và hiệu quả hoạt động trong thực tiễn. Trong quá trình đánh giá đội ngũ cán bộ này có xem xét đến yếu tố tâm lý, và tính đặc thù, đặc trưng riêng những điều kiện hội tụ của cán bộ người dân tộc Khmer trong huyện.
Một trong những vấn đề cơ bản nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer trong huyện chính là nâng cao chất lượng của các chủ thể đánh giá cán bộ. Tập trung phân tích vào các vấn đề nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy trình, phương pháp đánh giá cán bộ, mối quan hệ giữa chủ thể đánh giá cán bộ và đối tượng đánh giá cán bộ đã cho thấy, chất lượng của chủ thể đánh giá cán bộ quyết định chất
lượng công tác đánh giá cán bộ. Do vậy, để đánh giá đúng cán bộ, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền phải thực sự có “tâm”, có “tầm”. Để thể hiện được “tâm” và “tầm” của chủ thể đánh giá cán bộ, trước hết chủ thể phải đánh giá một cách cơng tâm khách quan, có cơng tâm khách quan thì mới có cơng bằng, có cơng bằng thì mới có cơng khai, và có cơng khai thì việc đánh giá cán bộ mới đúng thực chất, đúng người, đúng việc.
Đánh giá cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer cần phải hướng tới việc
hoàn thiện các tiêu chí đánh giá cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer của huyện Trà Cú nói riêng. Trong đó, chú ý đến hai tiêu chí cơ bản là
tiêu chí phẩm chất chính trị và tiêu chí hiệu quả cơng tác thực tế. Tiêu chí phẩm
chất chính trị đối với đội ngũ cán bộ này bao gồm: ý thức tham gia học tập nghị
quyết, học tập chính trị; tinh thần thái độ thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng; kỷ luật phát ngơn, quan hệ giữa nói và làm; mức độ chấp hành luật pháp; đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ, quan điểm của Đảng trước các biểu hiện của tiêu cực, lệch lạc; ý thức học tập nâng cao trình độ văn hố, chun mơn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. Tiêu chí hiệu quả cơng tác thực tế thể hiện ở lĩnh vực mà cán bộ đó được phân cơng nhiệm vụ với động cơ, phương pháp, mức độ hồn thành cơng việc và hiệu quả thực tế làm thước đo năng lực thực tế của cán bộ. Ngoài ra cần lưu ý đến triển vọng phát triển của cán bộ và hoàn cảnh thực tế ở từng đơn vị.
* Đối với công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer của huyện phải được xem là khâu nền tảng trong xây dựng đội ngũ cán bộ này. Công tác này đã được các cấp uỷ Đảng thực hiện từ lâu và từng bước được hoàn thiện. Quy hoạch cán bộ là việc lập dự án thiết kế xây dựng tổng hợp đội ngũ cán bộ; dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ theo một ý đồ rõ rệt, với một trình tự hợp lý, trong một thời gian nhất định, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer.
Như vậy, công tác quy hoạch cán bộ gồm: Một là, việc lập dự án thiết kế xây dựng tổng hợp đội ngũ cán bộ, bao gồm phải xác định rõ mục tiêu của quy hoạch; quán triệt cơ cấu cán bộ trong quy hoạch cán bộ; tiêu chuẩn hoá các chức danh cán bộ thuộc quy hoạch; xác định nguồn cán bộ và con đường hình thành của cán bộ
trong quy hoạch. Hai là, dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ theo một trình tự hợp lý, trong một thời gian nhất định, v.v… nội dung này rất gần với kế hoạch cán bộ.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, cơ cấu theo quy định của Trung ương, chủ động xây dựng quy hoạch ngay từ đầu nhiệm kỳ; chú trọng việc tạo nguồn cán bộ, phát hiện những nhân tố trẻ, điển hình từ phong trào thi đua của các ngành, các cấp, các lĩnh vực công tác.
Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới về phương pháp, cách thức xây dựng quy hoạch để đảm bảo tính khả thi, tính liên thơng của các đề án quy hoạch. Kết hợp quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là người dân tộc Khmer với quy hoạch cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, quản trị doanh nghiệp... Thực hiện tốt phương châm “Động” và “Mở”; xác định quy hoạch cấp ủy là nội dung trọng yếu trong quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong quy hoạch cán bộ, khơng đi sâu trình bày cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành một cách cụ thể như kế hoạch cán bộ, mà cần chú trọng xác định rõ phạm vi và đối tượng quy hoạch; phải gắn quy hoạch cán bộ với các khâu trong công tác cán bộ như xác định tiêu chuẩn, đánh giá, tuyển chọn, sử dụng, quản lý và chính sách đãi ngộ cán bộ.
Căn cứ hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ, nhằm bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quy hoạch cán bộ của huyện phải dựa trên những căn cứ: nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; hệ thống tổ chức hiện có và dự báo mơ hình tổ chức của thời gian tới; tiêu chuẩn cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; và thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có. Đồng thời, phải có nội dung, phương pháp tiến hành thích hợp; trong đó, phải chú trọng xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức; phải điều tra, khảo sát đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có; dự báo nhu cầu cán bộ; tạo nguồn cán bộ; và các giải pháp thực hiện quy hoạch.
huyện Trà Cú trong thời gian qua cho thấy Huyện uỷ đã thực hiện đúng quy trình, hướng dẫn của Trung ương và của Tỉnh uỷ, tỉ lệ tuy có cao hơn nhiệm kỳ trước song vẫn còn thấp so với thực tế và cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer chưa thật sự là người dân tộc Khmer vì phần lớn là cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer của huyện hiện tại là do cải chính lại dân tộc theo ơng hoặc bà để lấy thành phần dân tộc, điều này pháp luật không cấm. Do vậy trên thực tế, địa phương vẫn chưa thực sự xây dựng được cán bộ người dân tộc Khmer chính thống trong hệ thống chính trị của huyện và làm ảnh hưởng đến yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Khâu yếu nhất trong quy hoạch đội ngũ cán bộ này vẫn là việc tạo nguồn cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer trong huyện để đưa vào quy hoạch. Đối với cán bộ, cơng chức là người Khmer hiện có trình độ cả chun mơn và lý luận chính trị chưa qua đào tạo cịn nhiều, phần đơng là gia đình cịn rất khó khăn, kinh tế eo hẹp, chính sách tiền lương, phụ cấp chưa đủ để ni sống bản thân và gia đình, thậm chí một số cán bộ người dân tộc Khmer trên địa bàn huyện do hồn cảnh gia đình q khó khăn nên đã xin nghỉ việc để lo kinh tế gia đình.
Để từng bước khắc phục những hạn chế trên, cũng như đưa công tác quy hoạch gắn với tạo nguồn cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú, cần phải làm tốt một số việc như sau:
Một là, xác định các căn cứ quy hoạch cán bộ là: căn cứ vào nhiệm vụ chính
trị của huyện vì huyện có đơng đồng bào Khmer sinh sống; vào mơ hình tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị của huyện; vào tiêu chuẩn cán bộ và thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người Khmer của huyện hiện có. Quy hoạch phải đảm bảo tính liên tục, kế thừa và chuyển tiếp giữa các thế hệ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer và phải là người cán bộ dân tộc Khmer chính thống khơng qua cải chính dân tộc theo ông hoặc bà.
Hai là, thực hiện tốt các nội dung trong quy hoạch cán bộ, trong đó chú ý hai
đối tượng là: quy hoạch nguồn cán bộ chủ chốt người dân tộc Khmer và quy hoạch cán bộ chủ chốt người dân tộc Khmer kế cận.
Ba là, thực hiện nghiêm túc các bước, các quy trình trong quy hoạch cán bộ
Bốn là, định kỳ kiểm tra, đánh giá công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt là
người dân tộc Khmer đối với huyện có đơng đồng bào Khmer sinh sống như huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh.
Nếu công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer của huyện là khâu nền tảng thì cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt của huyện là người Khmer vừa là yêu cầu trước mắt vừa là nhiệm vụ lâu dài.
* Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc Khmer cần
- Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt là người dân tộc Khmer, quản lý; coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện Chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới.
- Trên cở sở quy hoạch, tập trung công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, vị trí cơng tác của cán bộ để nâng cao năng lực cán bộ; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho giai đoạn tiếp theo.
- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới về mọi lĩnh vực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý là người dân tộc Khmer cũng như cán bộ dự nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý; trang bị kiến thức về hội nhập, thông lệ quốc tế, pháp luật, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống... xây dựng đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho những năm tiếp theo.
- Củng cố, nâng cao chất lượng về mọi mặt của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả trong và ngoài huyện, trong và ngoài Đảng, trong và ngồi tỉnh.
- Xây dựng chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến lược quốc gia về nhân tài đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.
Đề nghị Tỉnh, Trung ương xây dựng các quy định nhằm định hướng đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực chun mơn cho cán cán bộ là người dân tộc Khmer và đặc biệt là các kỹ năng thực thi cơng vụ, tránh tình trạng bằng cấp chỉ để hợp
thức hố tiêu chuẩn chức danh và ngạch, bậc. Trong đó cần tăng cường các kỹ năng thiết yếu sau:
- Kỹ năng chiến lược: Khả năng khái qt, tầm nhìn, hoạch định về cơng tác tổ chức, kinh tế - xã hội, mơi trường, quốc phịng an ninh… trong nhiệm kỳ và nhiệm kỳ tiếp theo.
- Kỹ năng chun mơn: Tồn bộ những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực cơng tác u cầu, đó là những thứ liên quan trực tiếp đến hiệu quả công tác đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Kỹ năng học tập: Khả năng áp dụng lý luận, kinh nghiệm, sáng kiến vào thực tiễn hay đưa vào mơi trường, hồn cảnh mới, khả năng đáp ứng khi thay đổi, phát triển…
- Kỹ năng phối hợp, giao tiếp: Khả năng phối hợp, hợp tác, xử lý thông tin, giao tiếp, hiểu biết về con người, xã hội, tình hình địa phương, đất nước…
- Kỹ năng nghiệp vụ: Vai trò và khả năng giải quyết vấn đề, khả năng phấn đấu vươn lên, khả năng phân tích, tổng kết, kiểm tra, giám sát, ra quyết định.
Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc Khmer trong thời gian tới, cần chú trọng:
Một là, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng: Các dân tộc bình đẳng, đồn
kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ ở tất cả các khâu trong công tác cán bộ của cả hệ thống chính trị. Cần triệt để khắc phục tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hịi, cục bộ, bản vị trong cơng tác cán bộ. Vận dụng phương châm: “Phong trào ở đâu, cán bộ ở đó” một cách phù hợp với đặc điểm thực tiễn của từng vùng, miền.
Hai là, quán triệt quan điểm “Lấy dân làm gốc”, xây dựng niềm tin ngay từ
khâu tuyển dụng, khâu quy hoạch, bố trí sử dụng và bổ nhiệm đối với cán bộ người dân tộc Khmer. Trong đào tạo, quy hoạch, sử dụng cán bộ người dân tộc Khmer cần kiên trì, khơng cứng nhắc, cầu tồn.
Ba là, cơng tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ công, chức viên chức
người dân tộc Khmer trên địa bàn huyện phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và đặc điểm của 17 xã, thị trấn. Trước hết phải chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo vùng có đơng đồng bào dân tộc Khmer; đồng thời, chăm lo phát triển đội ngũ đảng viên
người dân tộc Khmer ở các cấp, các ngành, không phân biệt thành phần dân tộc, không phân biệt dân tộc tại chỗ hay dân tộc từ nơi khác tới; tìm ra các nhân tố tích cực thơng qua các phong trào thi đua ở cơ sở, ngành, địa phương có đơng đồng bào Khmer sinh sống.
Bốn là, kiện tồn và chăm lo xây dựng hệ thống cơ quan, tổ chức làm công
tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là ở các ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện để làm tốt cơng tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong tổ chức thực