Phát huy trách nhiệm của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị xã hội và nhân dân ở cơ sở đối với việc xây dựng đội ngũ

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh hiện nay (Trang 79 - 83)

đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân ở cơ sở đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú

Phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị, trách nhiệm của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân ở cơ sở là rất quan trọng trong xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt của huyện là người Khmer nói riêng.

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa do Đảng lập ra từ Trung ương đến cơ sở là cơ sở để phát huy sức mạnh toàn dân tộc thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là môi trường thực tiễn cách mạng tốt nhất để giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện và thử thách đội ngũ cán bộ của Đảng. Các tổ chức trong hệ thống chính trị có trong sạch, vững mạnh thì chắc chắn đội ngũ cán bộ ở đó sẽ có cơ hội để học hỏi và phấn đấu, đây chính là nguồn tốt nhất bổ sung sinh lực cho Đảng. Muốn có một đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú nhất thiết phải chăm lo củng cố hệ thống chính trị ở nơi đó, phát huy vai trị của các tổ chức đó để lơi cuốn đồng bào Khmer và phong trào cách mạng, từ phong trào đó mà phát hiện những nhân tố tích cực, bồi dưỡng, đào tạo họ thành những cán bộ trung kiên của Đảng, đây cũng chính là nguồn rất q cho cấp uỷ nơi đó đưa vào quy hoạch, đào tạo và bố trí vào những vị trí chủ chốt sau này góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Trách nhiệm của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện là người dân tộc Khmer thể hiện ở những điểm sau:

Một là, trách nhiệm trong việc lựa chọn và tìm nguồn cán bộ chủ chốt của

huyện là người dân tộc Khmer để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách họ qua hoạt động thực tiễn ở những tổ chức đó. Điều này xuất phát từ quan điểm của Đảng ta về cơng tác cán bộ, đó là: Thơng qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ. Phải dựa vào nhân dân để phát hiện, kiểm tra và giám sát cán bộ.

Phong trào cách mạng của quần chúng vừa là môi trường để lựa chọn cán bộ, vừa là môi trường để giáo dục, rèn luyện và thử thách cán bộ.

chính trị. Là người trực tiếp giao nhiệm vụ cho cán bộ thuộc quyền theo sự phân cấp quản lý, các tổ chức trong hệ thống chính trị nắm chắc những ưu điểm và hạn chế của từng cán bộ, cũng như năng lực và sở trường của cán bộ đó. Do vậy, những ý kiến nhận xét của các tổ chức trong hệ thống chính trị là những thơng tin rất quan trọng giúp các cấp uỷ đảng hiểu cán bộ và có hướng đào tạo, sử dụng cán bộ phù hợp với khả năng của từng cán bộ.

Ba là, trách nhiệm trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức việc

đào tạo bồi dưỡng cán bộ để tạo nguồn và nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ. Các tổ chức trong hệ thống chính trị tham gia xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ, đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ chuyên tâm trong học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.

Bốn là, trách nhiệm trong việc quản lý và kiểm tra, giám sát cán bộ. Các tổ

chức trong hệ thống chính trị là người trực tiếp giao nhiệm vụ công tác cho từng cán bộ thuộc quyền, bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực của họ; đồng thời với việc giao nhiệm vụ, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ để kịp thời uốn nắn, những mặt hạn chế, giúp đỡ họ tiến bộ.

Để phát huy tốt trách nhiệm của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện là người dân tộc Khmer, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, phải có quy chế phối hợp hoạt động thống nhất, dân chủ, xác định

rõ chức năng, quyền hạn của mỗi tổ chức.

Đặc biệt, cần có quy chế quy định trách nhiệm liên đới trong việc tiến cử, giới thiệu, đề bạt, cất nhắc cán bộ. Nếu tiến cử, giới thiệu sai, tức là tham mưu sai, thì cơ quan tổ chức đó phải chịu trách nhiệm. Nếu người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị quyết định dùng người khơng đúng với dự kiến của cơ quan tổ chức mà gây hậu quả xấu thì những người đó và cấp uỷ ở đó cũng phải chịu trách nhiệm. Cần có quan niệm “dùng khơng đúng người, làm mai một nhân tài là có tội,

có khuyết điểm lớn”, có như vậy mới phát huy được hết tinh thần trách nhiệm của

các cấp uỷ, người đứng đầu và các tổ chức trong hệ thống chính trị trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện Trà Cú là người

dân tộc Khmer nói riêng.

Thực tế cho thấy, do thiếu quy chế trách nhiệm phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị với cấp uỷ đảng trong xây dựng đội ngũ cán bộ, đã có khơng ít trường hợp tuỳ tiện, vô trách nhiệm, lồng ý kiến cá nhân trong việc sử dụng cán bộ, một người điều khiển cả bộ máy, một người có thể tuỳ tiện thay đổi cả phương án sắp xếp cán bộ của cơ quan tổ chức và cấp uỷ. Cá biệt có những cơ sở coi việc xây dựng cán bộ là của Ban Thường vụ huyện uỷ, các xã, thị trấn và tổ chức trong hệ thống chính trị chỉ là những bộ phận thừa hành, bảo sao nghe vậy, thụ động trong việc đánh giá, giới thiệu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đây cũng chính là vấn đề vướng mắc trong việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ ở nhiều địa phương nói chung và ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh hiện nay.

Thứ hai, cụ thể hoá cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, đồn thể các cấp.

Trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện là người dân tộc Khmer, những nhận xét, kết luận về cán bộ, mọi công việc về nhân sự nhất thiết phải do tập thể có thẩm quyền quyết định sau khi đã lắng nghe ý kiến của các cơ quan có liên quan, ý kiến đóng góp của nhân dân và việc tự phê bình và phê bình của cán bộ. Người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị của huyện phải có những đánh giá khách quan, cơng tâm về cán bộ thuộc quyền quản lý, cho ý kiến nhận xét trong bổ nhiệm, điều động cán bộ. Kết hợp đúng đắn chế độ tập thể với trách nhiệm cá nhân, dân chủ với tập trung. Khắc phục cách làm giản đơn, thành kiến, thiếu cơng tâm, dân chủ hình thức.

Thứ ba, thực hiện cơ chế nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát cán bộ.

Tham gia kiểm tra, giám sát cán bộ phải vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Cần có cơ chế công khai để nhân dân biết và tham gia kiểm tra, giám sát cán bộ. Chẳng hạn, việc công khai thu nhập, tài sản, nhà đất của cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt; những điều đảng viên không được làm mà Trung ương ban hành hồn tồn có thể cơng khai để nhân dân biết mà tham gia kiểm tra, giám sát cán bộ.

cán bộ cư trú bằng hình thức thích hợp về mối quan hệ của cán bộ với tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể và nhân dân nơi cư trú; về bản thân và gia đình trong việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của khu dân cư.

3.3.6. Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách đối với cán bộ cấp huyệnnói chung, cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú nói riêng

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh hiện nay (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w