THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh hiện nay (Trang 38 - 46)

Kết quả xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh được phản ánh tập trung qua kết quả các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện từ năm 1992 đến nay và trên các phương diện chủ yếu sau:

* Đảng bộ huyện Trà Cú nhiệm kỳ 1990 - 1995:

Nghị quyết ngày 26 tháng 12 năm 1991 của Quốc hội, tỉnh Cửu Long tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, huyện Trà Cú thuộc tỉnh Trà Vinh. Năm 1992, Đảng bộ huyện Trà Cú tổ chức đại hội Đảng bộ huyện giữa nhiệm kỳ 1992- 1995. Tại đại hội đã bầu bổ sung Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trà Cú gồm 33 đồng chí. Trong đó: dân tộc Kinh gồm 25 đồng chí, chiếm 75,76%; dân tộc Khmer gồm 08 đồng chí, chiếm 24,24%.

Dân số huyện Trà Cú tại thời điểm năm 1992 khoản 140.465 người. Trong đó: dân tộc Khmer khoản 85.683 người, chiếm 60,99%; dân tộc Kinh khoản 53.581 người, chiếm 38,14%; còn lại là dân tộc khác chiếm 0,87%.

Nhìn chung, cán bộ chủ chốt Trà Cú thời kỳ chia tách tỉnh còn thiếu nhiều cán bộ dân tộc Khmer; một phần do cán bộ người Khmer tham gia hoạt động cách mạng cịn ít, một phần chưa hội tụ đủ phẩm chất đảo đức cách mạng, chưa đủ khả năng đảm nhận các vị trí chủ chốt trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trà Cú.

* Đảng bộ huyện Trà Cú nhiệm kỳ 1995 - 2000

Năm 1995, Đảng bộ huyện Trà Cú tổ chức đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 1995 - 2000. Tại đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trà Cú gồm 34 đồng chí. Trong đó: dân tộc Kinh gồm 25 đồng chí, chiếm 73,53%; dân tộc Khmer gồm 09 đồng chí, chiếm 26,47%.

Dân số huyện Trà Cú tại thời điểm năm 1996 khoản 168.558 người. Trong đó: dân tộc Khmer khoản 99.449 người, chiếm 58,99%; dân tộc Kinh khoản 68.751 người, chiếm 40,79%; cịn lại là dân tộc khác chiếm 0,22%.

Nhìn chung, cán bộ chủ chốt của huyện Trà Cú thời kỳ năm 1995 còn thiếu nhiều cán bộ dân tộc Khmer, chưa có định hướng quy hoạch, đào tạo bổ sung; một phần do cán bộ người Khmer tham gia hoạt động cách mạng cịn ít, một phần chưa hội tụ đủ phẩm chất đảo đức cách mạng, chưa đủ khả năng đảm nhận các vị trí chủ chốt trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trà Cú.

* Đảng bộ huyện Trà Cú nhiệm kỳ 2000 - 2005

Năm 2000, Đảng bộ huyện Trà Cú tổ chức đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2000 - 2005. Tại đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trà Cú gồm 33 đồng chí. Trong đó: dân tộc Kinh gồm 28 đồng chí, chiếm 84,85%; dân tộc Khmer gồm 05 đồng chí, chiếm 15,15%.

Dân số huyện Trà Cú tại thời điểm năm 2001 khoản 163.057 người. Trong đó: dân tộc Khmer khoản 96.236 người, chiếm 59,02%; dân tộc Kinh khoảng 66.527 người, chiếm 40,8%; còn lại là dân tộc khác chiếm 0,18%.

Nhìn chung, cán bộ chủ chốt của huyện Trà Cú thời kỳ năm 2001 còn thiếu nhiều cán bộ dân tộc Khmer, chưa có định hướng quy hoạch, đào tạo bổ sung; một phần do cán bộ người Khmer tham gia hoạt động cách mạng cịn ít, một phần chưa hội tụ đủ phẩm chất đảo đức cách mạng, chưa đủ khả năng đảm nhận các vị trí chủ chốt trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trà Cú.

* Đảng bộ huyện Trà Cú nhiệm kỳ 2005 - 2010

Năm 2006, Đảng bộ huyện Trà Cú tổ chức đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2006-2010. Tại đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trà Cú gồm 39 đồng chí. Trong đó: dân tộc Kinh gồm 30 đồng chí, chiếm 76,92%; dân tộc Khmer gồm 09 đồng chí, chiếm 23,07%.

Dân số huyện Trà Cú tại thời điểm năm 2006 khoản 165.519 người. Trong đó: dân tộc Khmer khoảng 99.427 người, chiếm 60,98%; dân tộc Kinh khoảng 65.142 người, chiếm 38,38%; còn lại là dân tộc khác chiếm 0,64%.

Nhìn chung, cán bộ chủ chốt của huyện Trà Cú thời kỳ năm 2006 cịn thiếu nhiều cán bộ dân tộc Khmer, chưa có định hướng quy hoạch, đào tạo bổ sung; một phần do cán bộ người Khmer tham gia hoạt động cách mạng cịn ít, một phần chưa

hội tụ đủ phẩm chất đảo đức cách mạng, chưa đủ khả năng đảm nhận các vị trí chủ chốt trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trà Cú.

* Đảng bộ huyện Trà Cú nhiệm kỳ 2010 - 2015

- Cơ cấu Ban Chấp hành và dân số trên địa bàn huyện

Năm 2010, Đảng bộ huyện Trà Cú tổ chức đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 - 2015. Tại đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trà Cú gồm 45 đồng chí. Trong đó: dân tộc Kinh gồm 30 đồng chí, chiếm 66,67%; dân tộc Khmer gồm 15 đồng chí, chiếm 33,33%.

Dân số huyện Trà Cú tại thời điểm năm 2010 khoản 176.256 người. Trong đó: dân tộc Khmer khoản 109.024 người, chiếm 61,97%; dân tộc Kinh khoản 65.982 người, chiếm 37,35%; còn lại là dân tộc khác chiếm 0,69%.

Nhìn chung, cán bộ chủ chốt của huyện Trà Cú thời kỳ năm 2010 đã có hướng phát triển cán bộ dân tộc Khmer, có định hướng quy hoạch, đào tạo bổ sung.

- Về độ tuổi cán bộ chủ chốt

Hình 2.1: Cơ cấu độ tuổi cán bộ chủ chốt huyện Trà Cú nhiệm kỳ 2010 - 2015

Với cơ cấu như trên, đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện hiện có là tương đối lớn tuổi là 28 đồng chí, chiếm 62,22%. Cịn độ tuổi trẻ tương đối ít với 15 đồng chí, chiếm 33,33%, cần rà sốt bổ sung cho phù hợp với nhiệm kỳ tiếp.

Về lập trường chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng, hầu hết đội ngũ cán

bộ chủ chốt của huyện là người đã có kinh nghiệm, trải qua nhiều vị trí chủ chốt ở cấp xã và ban ngành đoàn thể huyện, tham gia hoạt động cách mạng và trưởng thành từ phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân; là những người có uy tín trong

đồng bào dân tộc Khmer, được nhân dân tín nhiệm, ln hết lịng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; khơng tham nhũng lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tham nhũng lãng phí; một lịng đi theo Đảng, khơng chấp nhận đa nguyên đa đảng, có ý thức vươn lên trong hoạt động cách mạng và cơng tác thực tiễn ở cơ sở.

- Về trình độ học vấn văn hóa, chun mơn nghiệp vụ

Hình 2.2: Trình độ học vấn văn hóa, chun mơn nghiệp vụ huyện Trà Cú nhiệm kỳ 2010 - 2015

Bức tranh chung về trình độ học vấn của cán bộ chủ chốt của huyện tương đối đáp ứng yêu cầu chiếm 75,55% có bằng đại học. Điều đó cho thấy, trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện nhưng cần phải được đào tạo thêm cho các cán bộ chủ chốt còn lại.

- Về trình độ học vấn về lý luận chính trị

Trình độ lý luận chính trị tương đối đáp ứng yêu cầu chiếm 88,89% cao cấp lý luận chính trị so với học vấn và chun mơn. Đối với cán bộ chủ chốt chưa qua đào tạo cần tạo điều kiện để đào tạo chiếm 11,11%, để những cán bộ chủ chốt đó có lập trường chính trị vững vàng, có khả năng lĩnh hội chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ cán bộ này tham gia cơng tác chủ yếu là ở lịng nhiệt tình cách mạng, một lịng một dạ đi theo Đảng chứ chưa hồn tồn dựa vào niềm tin có cơ sở khoa học vào chủ nghĩa xã hội, vào sự lãnh đạo của Đảng.

Hình 2.3: Trình độ lý luận chính trị huyện Trà Cú nhiệm kỳ 2010 - 2015

* Đảng bộ huyện Trà Cú nhiệm kỳ 2015 - 2020:

Năm 2015, Đảng bộ huyện Trà Cú tổ chức đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020. Tại đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trà Cú gồm 44 đồng chí. Trong đó: dân tộc Kinh gồm 37 đồng chí, chiếm 84,09%; dân tộc Khmer gồm 07 đồng chí, chiếm 15,91%.

Dân số huyện Trà Cú tại thời điểm năm 2015 khoản 154.874 người. Trong đó: dân tộc Khmer khoản 97.162 người, chiếm 62,65%; dân tộc Kinh khoản 56.780 người, chiếm 36,77%; còn lại là dân tộc khác chiếm 0,58%.

Do huyện Trà Cú năm 2015 chia tách 02 xã Đôn Xuân và Đôn Châu cho huyện Duyên Hải để thành lập thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải, nên một số cán bộ chủ chốt của huyện Trà Cú là người Khmer có giảm xuống, chưa được định hướng quy hoạch, đào tạo bổ sung kịp thời.

- Về độ tuổi cán bộ chủ chốt

Với cơ cấu độ tuổi (Hình 2.4), so với nhiệm kỳ trước đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện hiện có là tương đối đồng điều về tỷ lệ phần trăm độ tuổi. Đáp ứng hoạt động tốt của nhiệm kỳ và có kế thừa cho nhiệm kỳ tiếp theo.

Hình 2.4: Cơ cấu độ tuổi cán bộ chủ chốt huyện Trà Cú nhiệm kỳ 2015 - 2020 - Về trình độ học vấn văn hóa, chun mơn nghiệp vụ

Hình 2.5: Trình độ học vấn văn hóa, chun mơn nghiệp vụ huyện Trà Cú nhiệm kỳ 2015 - 2020

Bức tranh chung về trình độ học vấn của cán bộ chủ chốt của huyện tương đối đáp ứng yêu cầu chiếm 93,18% có bằng đại học. Điều đó cho thấy, trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện là khá đồng bộ, song để có thể đáp ứng được những địi hỏi của thực tiễn hiện nay thì vẫn cần phải được đào tạo nâng cao hơn nữa trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là những cán bộ nằm trong diện nguồn quy hoạch mới.

- Về trình độ học vấn về lý luận chính trị

Trình độ lý luận chính trị (Hình 2.6) tương đối đáp ứng yêu cầu chiếm 79,55% cao cấp lý luận chính trị so với học vấn và chun mơn, nhưng thấp hơn nhiệm kỳ rồi. Đối với cán bộ chủ chốt mà chưa qua đào tạo cần tạo điều kiện để đào tạo chiếm 20,45%, để những cán bộ chủ chốt đó có lập trường chính trị vững vàng, có khả năng lĩnh hội chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của

Nhà nước. Đội ngũ cán bộ này tham gia cơng tác chủ yếu là ở lịng nhiệt tình cách mạng, một lòng một dạ đi theo Đảng chứ chưa hồn tồn dựa vào niềm tin có cơ sở khoa học vào chủ nghĩa xã hội, vào sự lãnh đạo của Đảng.

Hình 2.6: Trình độ lý luận chính trị huyện Trà Cú nhiệm kỳ 2015 - 2020

Nhận xét tổng quát: từ năm 1992 đến nay, đội ngũ cán bộ chủ chốt là người

dân tộc Khmer trong hệ thống chính trị của huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh đã có sự trưởng thành nhất định về số lượng và chất lượng (trình độ, phẩm chất, năng lực), cơ cấu, độ tuổi (Hình 2.7).

Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer trong hệ thống chính trị cơ sở ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh những năm qua cho thấy:

- Đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú, phần lớn

đều trưởng thành từ phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở. Bởi vậy, họ rất

am hiểu đặc điểm tình hình chung của cơ sở, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, ln có những ý kiến phản ánh tình hình thực tế về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của huyện nói chung, của đồng bào Khmer nói riêng để cùng với cấp uỷ đề ra chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở huyện.

- Hầu hết đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú đều xuất thân từ nông dân, với đặc tính siêng năng, cần cù trong lao động; điều kiện

kinh tế, hồn cảnh gia đình cịn gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, tinh thần tham gia hoạt động cơng tác của họ chủ yếu bằng lịng nhiệt tình cách mạng, một lịng, một dạ đi theo Đảng.

- Cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú là con em của đồng bào dân tộc Khmer, gắn với phum, sóc; rất am hiểu phong tục tập quán của dân tộc mình; khả năng giao tiếp rất tốt, nói được cả tiếng Kinh và tiếng của người

dân tộc Khmer, dễ dàng trong việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đồng bào dân tộc Khmer ở cơ sở.

- Đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú, về cơ cấu

độ tuổi khá lớn nằm trong độ tuổi trên 50 chiếm quá cao, nhỏ hơn đến bằng 30 tuổi chiếm 0%, và từ 31 đến 40 tuổi là 20%; từ 41 đến 50 là 13,33%; từ 51-55 là 62,22% nhưng về trình độ thì tương đối cao, học vấn dưới cấp III chiếm 8,89%; trung cấp 15,56%; đại học 75,55% số chưa qua đào tạo chuyên môn 0%, chưa qua đào tạo lý luận chính trị 0%.

- Ngồi ra, cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú hiện nay,

chiếm tỷ lệ rất ít, cá biệt là huyện có đơng đồng bào Khmer sinh sống nhưng khơng

bố trí được vị trí chủ chốt là người Khmer; tỷ lệ về mặt số lượng trong cơ cấu cán bộ chủ chốt người dân tộc Khmer ở địa phương vẫn còn thấp; tỷ lệ cán bộ chủ chốt là nữ người dân tộc Khmer hầu như cịn q ít ỏi.

Những tổng kết của huyện Trà Cú gần đây còn cho thấy, tỉ lệ cán bộ là người dân tộc Khmer trong cơ cấu cán bộ của hệ thống chính trị cấp huyện cịn thấp. Huyện Trà Cú là địa phương có đơng đồng bào Khmer nhất của tỉnh Trà Vinh nhưng cán bộ chủ chốt cấp huyện là người dân tộc Khmer trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện chiếm 12,19% trong tổng số 44 ủy viên Ban Chấp hành; Ban Chấp hành Đảng bộ 17 xă thị trấn 248 đồng chí cán bộ dân tộc Khmer chiếm 44%... Điều đáng quan tâm là, chất lượng cán bộ là người dân tộc Khmer trên địa bàn chưa đồng đều; trình độ lý luận chính trị, nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của một bộ phận còn hạn chế; việc nắm quan điểm, chính sách dân tộc, tơn giáo của Đảng, văn hóa vùng và vấn đề bình đẳng giới ở một số cán bộ chưa đầy đủ; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn cịn có khoảng cách so với yêu cầu; một số đồng chí nhiệt tình, trách nhiệm chưa cao... Những hạn chế đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở địa phương, nhất là hiệu quả tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Xuất phát từ hiện trạng trên, việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú, địi hỏi các cấp ủy đảng cần có sự quan tâm đúng mức và có những tầm nhìn chiến lược, để xây dựng đội ngũ cán bộ này đồng bộ, đáp ứng u cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn, thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRANG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT LÀNGƯỜI DÂN TỘC KHMER Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh hiện nay (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w