Nhân tố đầu tiên phải kể đến đó là sự quan tâm đặc biệt của Đảng ta về cán bộ và cơng tác cán bộ nói chung, cán bộ người dân tộc Khmer nói riêng. Xuất phát từ vị trí vai trị quan trọng của cán bộ và đội ngũ cán bộ, tại Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định phải “sớm xây dựng chiến lược cán bộ của thời kỳ mới”, nghị quyết Trung ương ba khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước ra đời là nhằm đáp ứng những yêu cầu bức thiết đó; từ sau khi có chiến lược cán bộ, Bộ Chính trị các khố VIII, IX, X, XI, XII đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định về cán bộ và công tác cán bộ; Quốc hội đã thơng qua Luật cán bộ, cơng chức; Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định, quy định về chế độ, chính sách quản lý, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, quyền lợi và quyền hạn của cán bộ, công chức. Đây cũng chính là cơ sở, là căn cứ pháp lý quan trọng để Huyện uỷ vận dụng sáng tạo phù hợp với đặc điểm của huyện Trà Cú, huyện có đơng đồng bào Khmer sinh sống, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện Trà Cú là người dân tộc Khmer đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị, cơ sở và yêu cầu cách mạng trong thời kỳ mới.
Đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng cũng là một trong những nhân tố tích cực tác động đến đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện Trà Cú là người dân tộc Khmer và việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện là người dân tộc khmer ở Trà Cú. Công tác cán bộ của Đảng ở bất kỳ thời kỳ nào cũng đều xuất phát từ đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng ở từng thời kỳ đó; đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng đắn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn cách mạng sẽ là động lực thôi thúc cho
sự vươn lên của đội ngũ cán bộ về mọi mặt, và ngược lại. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới và qua các nhiệm kỳ đại hội đã từng bước cụ thể hoá và đang đi vào chiều sâu. Sau hơn 30 năm đổi mới, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Quan trọng là sau hơn 30 năm lãnh đạo và chỉ đạo công cuộc đổi mới Ðảng và Nhà nước ta ngày càng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng sáng tỏ hơn. Sự đúng đắn của đường lối đổi mới đã củng cố quan điểm, lập trường chính trị, và định hướng hoạt động cho đội ngũ cán bộ của huyện nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện là người dân tộc Khmer nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào Khmer và phát triển kinh tế, chính trị - xã hội ở những vùng đồng bào Khmer. Từ khi có Chỉ thị số 68- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khố VI) “về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer”, Nghị quyết Trung ương VII (khoá IX) “về cơng tác dân tộc”;
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hố đường lối, chính sách của Đảng về dân tộc Khmer và các huyện có đơng đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống, đặc biệt là chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở những huyện thuộc Nghị quyết 30a của chính phủ huyện đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, chia thành hai giai đoạn: giai đoạn I từ năm 1997 đến năm 2006; giai đoạn II từ năm 2006 đến năm 2010. Ở đây huyện Trà Cú thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc Nghị quyết 30a của chính phủ [93]; có 12/17 xã, thị trấn của huyện thuộc diện đặt biệt khó khăn [94], cả 12 xã này đều là xã có đơng đồng bào Khmer sinh sống trên tổng số 17 xã, thị trấn có đồng bào Khmer của huyện. Từ những sự quan tâm trên của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ địa phương sẽ tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy sự vươn lên của đội ngũ cán bộ, công chức của huyện và cán bộ bán chuyên trách cấp xã về mọi mặt góp phần cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer của huyện vững mạnh về mọi mặt và đạt được mục tiêu trong công tác cán bộ ở trong thời kỳ mới.
Truyền thống đấu tranh cách mạng của những lớp cán bộ thế hệ đi trước, và những tấm gương hy sinh của những cán bộ cách mạng nói chung, cán bộ cách mạng là người dân tộc Khmer nói riêng. Truyền thống này đã và đang sẽ tiếp tục hun đúc tinh thần nhiệt tình cách mạng của đội ngũ cán bộ của huyện Trà Cú là người dân tộc Khmer là những người hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân ln có ý chí phấn đấu rèn luyện đạo đức cách mạng, trau dồi kiến thức, năng lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Ngồi ra, hệ thống chính trị huyện ngày càng được quan tâm củng cố; kinh tế - xã hội của huyện đang trên đà phát triển; trình độ dân trí huyện ngày càng được nâng cao cũng chính là những nhân tố tích cực tác động đến đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện là người dân tộc Khmer và việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú trong giai đoạn hiện nay.