KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CHÍNH TRỊ VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh hiện nay (Trang 35 - 38)

CỦA HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH

Việt Nam là một nước nơng nghiệp, có khoảng 76% cư dân sống ở nông thôn với khoảng hơn 70 triệu nông dân trong tổng số hơn 94.970.597 người của cả nước. Từ bao đời nay cộng đồng dân cư sinh sống, gắn bó chặt chẽ trong các quan hệ kinh tế, dịng tộc và văn hố. Các đơn vị làng xã, huyện có tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại như một môi trường, một không gian - xã hội, một đơn vị hành chính - lãnh thổ với những đặc điểm khác nhau về địa lý, dân cư, kinh tế, văn hoá, v.v... Cấp huyện được xác định là cấp cơ sở trong hệ thống chính trị bốn cấp quản lý hành chính Nhà nước ở nước ta hiện nay, gồm: cấp Trung ương, cấp tỉnh (gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) và cấp xã (xã, phường, thị trấn).

Cấp huyện là cấp thứ ba trong hệ thống chính trị của Việt Nam, nơi lãnh đạo thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là cầu nối trực tiếp giữa huyện với xã, thị trấn. Mối quan hệ cơng tác của hệ thống chính trị cấp huyện thể hiện trong cơ chế tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động: tổ chức đảng có vai trị hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị ở huyện; Uỷ ban nhân dân huyện có vai trị quản lý nhà nước; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên bao gồm Liên đoàn Lao động, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nơng dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Hội Cựu chiến binh, v.v.. có vai trị đồn kết, tập hợp quần chúng tham gia vào các hoạt động xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Tổ chức Đảng cấp huyện là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở huyện, là tế bào đầu tiên, trực tiếp liên kết các Chi bộ, Đảng bộ lại với nhau thành tổ chức. Với mạng lưới tổ chức của mình, là điểm tựa của Đảng để tiến hành cơng tác tuyên truyền, động viên và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng trong quần chúng, là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng. Thông qua phong trào cách mạng của quần

chúng ở địa phương, cán bộ chủ chốt của Đảng nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tổng kết sáng kiến của quần chúng, đóng góp cho Đảng và Nhà nước để bổ sung, phát triển đường lối, chính sách.

Chính quyền cấp huyện bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Trong đó, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở huyện và là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong huyện. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, đảm bảo dân chủ mà còn là chủ thể tổ chức các hoạt động của cộng đồng trên địa bàn như các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, v.v.

Các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội ở huyện, chủ yếu là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đồn Lao động, Hội Nơng dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh. Các đồn thể chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thống nhất, phối hợp hoạt động của các tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giám sát việc thực thi dân chủ; bảo vệ, chăm lo lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; tham gia củng cố hệ thống chính trị, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của huyện. Các hoạt động của các tổ chức đoàn thể nhân dân là nhằm thực hiện quyền làm chủ và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các hội viên và nhân dân lao động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.

Đối với huyện Trà Cú - nơi có đơng đồng bào Khmer sinh sống, ngồi những đặc điểm của huyện nói trên cịn nổi lên một số đặc điểm cơ bản như sau:

Một là, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi; sống tập trung ở các phum, sóc; trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hố cịn thấp; cuộc sống sinh hoạt văn hoá của người dân thường gắn với chùa chiền, Phật giáo Nam tơng (Tiểu thừa).

Ngơi Chùa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Khmer. Nếu như “Cây đa - Giếng nước - Sân đình” được coi là biểu tượng của làng quê, nơi tập trung sinh hoạt cộng đồng ở miền Bắc thì hệ thống chùa chiền lại là trung tâm sinh hoạt cộng đồng của người Khmer tại các phum, sóc ở huyện Trà Cú. Trong tâm thức của đồng bào Khmer Chùa như là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và

tương lai, là điểm tựa tinh thần vững chắc của người dân Khmer, là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá của dân tộc Khmer và là nơi sinh hoạt tơn giáo của tín đồ phật tử. Cho đến nay, các ngôi Chùa vẫn luôn là sợi dây gắn kết cộng đồng bền chặt. Tôn giáo và bản sắc dân tộc của đồng bào Khmer đan xen, hoà nhập vào nhau. Phật giáo Nam tơng là tơn giáo chính thống của phật tử tín đồ trong cộng đồng dân tộc Khmer. Văn hố của Phật giáo ảnh hưởng nhiều đến đời sống tinh thần và trở thành yếu tố chi phối tư tưởng, tình cảm của cộng đồng dân cư với mục đích xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đại bộ phận sư sãi là con em nhân dân lao động, gắn bó với gia đình, phum, sóc. Tính mở và vai trị quan trọng của chùa Khmer và bộ phận sư sãi tạo nên những đặc thù trong công tác vận động, xây dựng khối đại đồn kết ở nơi có đơng đồng bào Khmer sinh sống. Tồn huyện Trà Cú hiện có 44 chùa Phật giáo Nam tơng Khmer nằm rải khắp các xã, thị trấn có đơng đồng bào Khmer sinh sống, và hầu như xã, thị trấn nào cũng có ít nhất một chùa.

Hai là, sự giao thoa văn hố, gắn bó máu thịt tình làng nghĩa xóm giữa ba

dân tộc Kinh, Khmer và Hoa rất bền chặt.

Các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa trên địa bàn huyện đã có lịch sử gắn bó lâu đời trong q trình dựng nước và giữ nước; trong chiến tranh cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cả ba dân tộc đều sống xen kẽ nhau trong các thơn, làng, ấp, phum, sóc; cùng giao lưu, hợp tác, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau những giá trị xã hội, giá trị văn hóa, cộng đồng để cùng ổn định và phát triển. Giữa các dân tộc trên địa bàn hầu như chưa xảy ra xung đột nghiêm trọng nào.

Ngồi ra, hệ thống chính trị ở huyện Trà Cú tuy đã được các cấp uỷ đảng quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao, trình độ cán bộ khơng đồng đều. Chính từ những đặc điểm nổi bật nêu trên, các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương trong huyện ln xác định rõ nhu cầu và quan tâm xây dựng bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở, đặc biệt là quan tâm đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức cách mạng, nắm chắc đặc điểm chung của huyện để tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo bước

phát triển rõ nét ở nông thôn, tổ chức cuộc sống ổn định cho người dân trong đó có đồng bào dân tộc Khmer.

2.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT LÀ NGƯỜI DÂNTỘC KHMER Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh hiện nay (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w