TỘC KHMER Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2025
Từ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế yếu kém trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú trong thời gian qua và thực tiễn cách mạng đang đặt ra những yêu cầu mới, cần thiết phải đổi mới và nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, nhất là cấp uỷ cơ sở nơi có đơng đồng bào Khmer sinh sống. Nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ đảng đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer quyết định trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình hiện nay. Do vậy, cần phải tập trung thực hiện những giải pháp trọng yếu sau:
3.3.1. Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng ở địa phương về công tácxây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer
Công tác cán bộ luôn đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ đảng, các khâu trong công tác cán bộ có được thực hiện đồng bộ và đúng nguyên tắc hay không, phụ thuộc rất nhiều ở nhận thức của các cấp uỷ đảng. Nhận thức của các cấp uỷ đảng trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện
Trà Cú là thể hiện việc các cấp uỷ thấy được vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ này ở đơn vị cơ sở nơi có đơng đồng bào Khmer sinh sống; thấy được việc xây dựng đội ngũ cán bộ này là một nội dung quan trọng trong xây dựng đội ngũ cán bộ ở huyện Trà Cú; việc xây dựng đó quyết định trực tiếp đến hoạt động lãnh đạo của Đảng trong việc triển khai các chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước đến đồng bào Khmer đang sinh sống trên địa bàn huyện Trà Cú.
Thực tế về công tác cán bộ ở huyện Trà Cú, phần lớn các cấp uỷ đảng nhận thức được việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer huyện là hết hết sức cần thiết. Xây dựng được một đội ngũ cán bộ chủ chốt là người Khmer sẽ là cầu nối quan trọng nhất trong sự lãnh đạo của Đảng đối với đồng bào Khmer, xuất phát từ vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ này. Tuy nhiên, khơng ít cấp uỷ đảng chưa nhận thức được hết vai trò của việc xây dựng đội ngũ cán bộ này, cho rằng chỉ cần đưa những cán bộ chủ chốt là người Kinh đi học tiếng dân tộc Khmer là có thể lãnh đạo được đồng bào Khmer. Việc bồi dưỡng tiếng dân tộc Khmer cho đội ngũ cán bộ người Kinh ở những nơi có đơng đồng bào Khmer sinh sống là hết sức cần thiết, vì nó tạo sự gần gũi, gắn bó các dân tộc trong khối đại đồn kết. Nhưng khơng thể thay thế được cho đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer, bởi ngoài việc am hiểu tiếng dân tộc cịn có yếu tố phong tục tập qn, tâm lý dân tộc, “màu cờ sắc áo” v.v.. Ngoài ra, việc nhận thức chưa đầy đủ của cấp uỷ còn thể hiện trong
xây dựng chương trình, kế hoạch về cơng tác cán bộ, xác định cơ cấu đối với cán bộ người dân tộc Khmer ở những nơi có đơng đồng bào Khmer sinh sống chỉ là bằng hoặc cao hơn nhiệm kỳ trước, chưa xác định rõ tỷ lệ cụ thể. Điều đó tạo ra tâm lý chung của cấp uỷ là việc xây dựng đội ngũ này có thêm thì càng tốt, nếu khơng thì bấy nhiêu cũng được, tạo tâm lý bị động trong việc tạo nguồn cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer để đưa vào quy hoạch, đào tạo sau này.
Từ thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú và những nhận thức chưa đầy đủ của một số cấp uỷ đảng về đội ngũ cán bộ này, thời gian tới, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng phải làm tốt một số việc như sau:
Thứ nhất, phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên và các cấp uỷ đảng nhận thức
rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới; thấy được vị trí, vai trị quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú trong điều kiện hiện nay là cần thiết.
Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú là huyện có đơng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông nhất ở tỉnh Trà Vinh, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ chính trị ở huyện. Việc cơ cấu có cán bộ nam, có cán bộ nữ; ở những nơi có đồng bào Khmer thì có cán bộ người Khmer là hết sức quan trọng. Song vấn đề cốt lõi ở đây chính là yêu cầu của thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn ở những nơi có đơng đồng bào Khmer có trình độ dân trí cịn rất thấp, đời sống cịn rất nhiều khó khăn, có những vùng đồng bào khơng nói và nghe được tiếng Kinh, nơi đó sẽ là vùng lõm, vùng khuyết trong sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, hoạt động của hệ thống chính trị ở huyện. Cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer chính là sợi dây bền chặt nối liền giữa Đảng với đồng bào Khmer. Đồng bào Khmer là một bộ phận trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, trong từng thời kỳ cách mạng luôn sát cánh cùng với Đảng, trong đấu tranh giải phóng dân tộc nhiều tấm gương hy sinh của những chiến sỹ cách mạng là người dân tộc Khmer đã nói lên sự nhiệt tình cách mạng và giác ngộ cách mạng xã hội chủ nghĩa, những
“hạt giống đỏ” trong đồng bào Khmer cần phải được quan tâm xây dựng để giữ
vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đưa ánh sáng của Đảng đến đồng bào Khmer, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Thứ hai, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng trong xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú, phải hướng đến việc hiểu đúng và thực hiện nghiêm hai nguyên tắc cơ bản trong cơng tác cán bộ đó là: nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo, quản lý cán bộ và công tác cán bộ; nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. Phải nắm chắc và thực hiện đúng các quy trình trong cơng tác cán bộ.
Trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định đi đôi với thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân, cụ thể sau:
Một là, những vấn đề về chủ trương, chính sách, đánh giá, bố trí, sử dụng, bổ
nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ phải do tập thể cấp uỷ và tổ chức đảng có thẩm quyền thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số. Trường hợp ý kiến người đứng đầu và của tập thể cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị khác nhau thì phải báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Hai là, người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm
đề xuất và tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể về cán bộ và công tác cán bộ trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
Ba là, cá nhân đề xuất, cơ quan thẩm định, tập thể quyết định về cán bộ phải
chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định, quyết định của mình.
Bốn là, cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm túc các nghị quyết, quyết
định của cấp uỷ, tổ chức đảng; cấp uỷ cấp dưới phải chấp hành quyết định của cấp uỷ cấp trên về cán bộ và công tác cán bộ.
Thứ ba, các cấp uỷ đảng của huyện phải quán triệt sâu sắc các quan điểm cơ
bản của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ:
Một là, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu
then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer, chú trọng đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị cơ sở của huyện.
Hai là, xuất phát từ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc,
từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ba là, các cấp ngành của huyện cần thường xuyên quán triệt quan điểm giai
cấp công nhân của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, truyền thống yêu nước, đại đồn kết và gắn bó mật thiết với nhân dân; tập hợp rộng rãi nhiều thành phần cán bộ, trọng dụng nhân tài, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, người ở trong nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Bốn là, gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới
người dân tộc Khmer một cách phù hợp; đẩy mạnh việc giáo dục, đào tạo, rèn luyện cán bộ người dân tộc Khmer gắn với nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Năm là, thơng qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân
dân, chú trọng nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc Khmer. Phải dựa vào nhân dân để phát hiện, kiểm tra và giám sát cán bộ, kịp thời uống nắn những lệch lạc về chuẩn mực cán bộ, làm chuyển biến về tư tưởng cho cán bộ người dân tộc Khmer để họ yên tâm cơng tác và hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc.
Sáu là, các cấp ủy Đảng của huyện cần thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ
và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở của huyện.