2.1. Dự báo phát triển dân số
Dự báo tỷ lệ tăng tự nhiên đến năm 2020 khoảng 0,85% và tỷ lệ tăng dân số cơ học giai đoạn 2010 – 2020 khoảng 0,84 - 1%.
Tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2020 là 1,69%. Dự báo dân số toàn vùng tỉnh :
- Đến năm 2015: khoảng 1.300.000 - 1.360.000 người. - Đến năm 2020: khoảng 1.400.000 – 1.450.000 người.
Bảng 4.1: Dự báo phát triển dân số Đơn vị: người
TT Đơn vị hành chính Hiện trạng 2011 2015 2020
1 TP Phan Thiết 218.007 328.000 345.000 2 Thị xã La Gi 105.871 155.000 185.000 3 Thị xã Phan Rí Cửa 83.000 97.000 4 Huyện Tuy Phong 142.691 75.500 80.600 5 Huyện Bắc Bình 118.355 127.500 145.400 6 Huyện Hàm Thuận Bắc 168.264 133.500 124.000 7 H. Hàm Thuận Nam 99.490 95.000 94.500 8 Huyện Tánh Linh 102.457 108.700 112.000 9 Huyện Đức Linh 127.817 137.000 139.500 10 Huyện Hàm Tân 71.064 83.000 89.000 11 Huyện Phú Quý 26.323 29.000 30.000 Toàn tỉnh 1.180.339 1.355.200 1.442.000
Nguồn: Quy hoạch cấp nước đô thị
Bảng 4.2: Dự báo phát triển dân số các đô thị Đơn vị: người
TT Đơn vị hành chính Hiện trạng 2011 Dự báo dân số
2015 2020
1 TP Phan Thiết 190.874 300.000 315.000 2 Thị xã LaGi 69.272 125.000 150.000 3 Thị xã Phan Rí Cửa 50.000 65.000 4 Huyện Tuy Phong 67.308 39.500 44.000 5 Huyện Bắc Bình 25.843 57.500 73.500 6 Huyện Hàm Thuận Bắc 30.201 15.000 23.500 7 Huyện Hàm Thuận Nam 12.486 15.000 25.000 8 Huyện Tánh Linh 15.227 18.000 21.000 9 Huyện Đức Linh 35.536 40.000 44.500 10 Huyện Hàm Tân 17.127 33.000 42.000 11 Huyện Phú Quý 15.000 25.000
Toàn tỉnh 463.874 708.000 828.500
Bảng 4.3: Dự báo phát triển dân số nông thôn Đơn vị: người TT Đơn vị hành chính Hiện trạng 2011 2015 2020
Dân số thuộc quy hoạch cấp nước nông thôn Ghi chú 2015 2020 1 TP Phan Thiết 27.133 28.000 30.000 14.500 15.200 2 xã Tiến Lợi và Thiện nghiệp
2 TX. LaGi 36.599 30.000 35.000 15.580 15.270 2 xã Tân Hải và Tân Tién
3 Thị xã Phan Rí Cửa 33.000 32.000 33.000 32.000
4 Huyện Tuy Phong 75.383 36.000 36.600 36.000 36.600
5 Huyện Bắc Bình 92.512 70.000 71.900 62.600 64.300 Không tính xã Hòa Thắng
6 Huyện Hàm Thuận Bắc 138.063 118.000 100.500 118.000 100.500
7 Huyện Hàm Thuận Nam 87.004 80.000 69.500 68.500 59.200
Không tính Thuận Qúy và Tân Thành 8 Huyện Tánh Linh 87.230 90.700 91.000 90.700 91.000 9 Huyện Đức Linh 92.281 97.000 95.000 97.000 95.000 10 Huyện Hàm Tân 53.937 50.000 47.000 50.000 47.000 11 Huyện Phú Quý 26.323 14.000 5.000 14.000 5.000 Toàn tỉnh 716.465 646.700 613.500 599.880 561.070
Nguồn: Quy hoạch cấp nước đô thị
2.2. Định hướng sử dụng đất Bảng 4.4: Định hướng sử dụng đất đến 2020 Bảng 4.4: Định hướng sử dụng đất đến 2020 Lọai đất Hiện trạng năm 2011 Định hướng đến năm 2020 Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 781.282 100,00 781.282 100,00 I. Đất nông nghiệp gồm: 687.046 87,94 1. Đất trồng cây hằng năm 164.089 21
2. Đất trồng cây lâu năm 150.436 19.26 141.824 49,44 3. Đất rừng sản xuất 176.473 22.59 171.703 50,15 4. Đất rừng phòng hộ 159.567 20.42 138.211 40,37 5. Đất rừng đặc dụng 32.006 4.1 32.485 9,49 6. Đất nuôi trồng thủy sản 3.009 0.39 3.606 0,57 7. Đất làm muối 996 0.13 8. Đất nông nghiệp khác 470 0.06
II. Đất phi nông nghiệp gồm: 69.386 8.88
1. Đất ở 7.686 1.01 2. Đất chuyên dùng 45.826 5.87 3. Đất tôn giáo 242 0.03 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.193 0.28 6. Đất sông suối, mặt nước 13.215 1.69
7. Đất phi nông nghiệp khác 42 0.01
III. Đất chưa sử dụng 24.850 3,18
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
2.3. Dự báo phát triển các khu, cụm công nghiệp
Dự báo toàn tỉnh xây dựng 11 khu công nghiệp, 42 cụm công nghiệp và 2 trung tâm nhiệt điện (xem Phụ lục 4.1)
2.4. Nông - lâm nghiệp 2.4.1. Trồng trọt 2.4.1. Trồng trọt
- Tiếp tục mở rộng diện tích đất nông nghiệp trên các vùng đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và nông - lâm kết hợp. Đồng thời, áp dụng các biện pháp thuỷ lợi, tích cực sử dụng giống mới, kỹ thuật canh tác tiến bộ để tăng vụ, thâm canh tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.4.2. Chăn nuôi
- Phát triển chăn nuôi thành một phân ngành sản xuất hàng hoá chính, quan trọng trong nông nghiệp của tỉnh. Chuyển dịch nâng dần tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tăng quy mô và nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, phấn đấu chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi trong nông nghiệp đạt trên 35-38% vào năm 2020.
2.4.3. Lâm nghiệp
Nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu trong phát triển lâm nghiệp là trồng rừng, tăng độ che phủ và bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
Tăng cường trồng rừng mới tập trung và trồng cây phân tán; đầu tư khoanh nuôi, tu bổ diện tích rừng trồng hiện có. Kết hợp trồng rừng mới với phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả tập trung. Nâng độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh lên 53- 54% diện tích vào năm 2020 (nếu tính độ che phủ cả cây công nghiệp dài ngày).
2.4.4. Thuỷ sản
Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng của ngành về giá trị sản lượng đạt 7,0 - 8,0%/năm thời kỳ 2011 - 2020. Năm 2020 đạt tổng sản lượng khoảng 190.000 tấn (khai thác 160.000 tấn và nuôi trồng là 30.000 tấn).
2.5. Phát triển các ngành dịch vụ
Huy động mọi nguồn lực để phát triển các ngành dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân thời kỳ 2011 - 2015 là 15,3%. thời kỳ 2016 - 2020 là 12,8%.
2.5.1. Du lịch
Phương hướng chủ đạo là xây dựng Bình Thuận trở thành khu vực du lịch trọng điểm của cả nước và khu vực Đông Nam Á. trong đó vùng ven biển Phan Thiết-Mũi Né trở thành trung tâm du lịch quốc gia.
Năm 2020, các chỉ tiêu trên lần lượt là khoảng 5,9-6,0 triệu lượt người và khoảng 9,0-10,0%. Đầu tư phát triển các cơ sở lưu trú. Nâng tổng số phòng lưu trú đến năm 2020 đạt 24.500-25.000 phòng. Tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch năm 2020 là 35.000 người.
2.5.2. Thương mại
Phát triển thương mại, từng bước hiện đại đảm bảo lưu thông hàng hoá nhanh, thuận tiện, kích thích mạnh sản xuất đồng thời từng bước phát triển hệ thống thương mại điện tử. Phát triển rộng rãi mạng lưới thương nghiệp nông thôn, đảm bảo cung cấp kịp thời các công cụ và vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp và TTCN. Đồng thời, thu mua tối đa các sản phẩm do nhân dân sản xuất ra, nhất là các hàng nông sản và thủy sản để thúc đẩy sản xuất.
Cải tạo, mở rộng từng bước hệ thống các chợ trong tỉnh theo Đề án phát triển thị trường trong nước đến năm 2020. Xây dựng ở mỗi huyện có 1 - 2 chợ đầu mối trung tâm và khu vực của các huyện và hoàn chỉnh hệ thống chợ nông thôn tạo điều kiện phát triển giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá của nông dân.
2.6. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông 2.6.1. Định hướng chung 2.6.1. Định hướng chung
- Từng bước hoàn thiện nâng cấp hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, liên hoàn, thông suốt. Quy mô phù hợp với từng vùng, từng địa phương trên địa bàn tỉnh theo tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại đường.
- Mở rộng, nâng cấp các tuyến trục giao thông lớn kết nối Bình Thuận với thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các tỉnh vùng Nam Trung bộ và tỉnh Lâm Đồng.
- Xây dựng và mở rộng nâng cấp các tuyến giao thông mới nội tỉnh, liên huyện kết nối với các trục đường quốc gia, nhất là tuyến các huyện dọc trục Quốc lộ 1 (trục dọc, trục ngang).
- Phát triển nâng cấp mạng lưới đường giao thông nông thôn đến các vùng cao, vùng sâu; đảm bảo thông suốt tới các điểm dân cư trong tỉnh.
- Đầu tư mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông liên hoàn kết nối các địa phương trong tỉnh và với bên ngoài bằng hệ thống 3 trục dọc và 5 trục ngang:
* 3 trục dọc
+ Trục thứ nhất: Trục trung tâm gồm Quốc lộ 1 và đoạn cao tốc Bắc -Nam chạy suốt dọc tỉnh từ Hàm Tân đến Tuy Phong.
+ Trục thứ hai: Trục ven biển từ Bà Rịa-Vùng Tàu qua thị xã La Gi - Tân Thành - Phan Thiết - Mũi Né - Hoà Phú - Liên Hương sang Ninh Thuận tạo thành tuyến đường ven.
+ Trục thứ ba: Trục vùng núi phía Bắc qua Đức Linh - Lạc Tánh - Đông Giang - Phan Tiến - Phan Sơn - Phan Dũng (gồm Quốc lộ 28 - tỉnh lộ 714 - Đông Giang và Quốc lộ 55 - tỉnh lộ Lạc Tánh - 710 -Đức Linh).
+ Trục thứ nhất: Gia Huynh – Bà Xa - Đạ Huoai (Quốc lộ 20, Lâm Đồng)
+ Trục thứ hai: Từ Tân Thiện - Lạc Tánh - Võ Xu (theo Quốc lộ 55 - tỉnh lộ - 710 đi Phương Lâm) và đi Bảo Lộc (Lâm Đồng).
+ Trục thứ ba: Phan Thiết - Ma Lâm - Đồng Tiến (theo Quốc lộ 28 - tỉnh lộ 714) đi Di Linh (Lâm Đồng).
+ Trục thứ tư: Từ Phan Rí - Chợ Lầu - Phan Sơn (theo tuyến Quốc lộ 1- Phan Sơn) đi Đức Trọng (Lâm Đồng).
+ Trục thứ năm: Từ thị trấn Liên Hương - Phan Dũng (theo tuyến đường huyện) đi Đơn Dương (Lâm Đồng).
+ Trục thứ sáu: Ngoài 5 trục ngang đường bộ trên, tổ chức trục đường thuỷ - đất liền; trước mắt là từ Phan Thiết-đảo Phú Quý.
Đồng thời hình thành các trục ngang nối Quốc lộ 1 với tuyến đường ven biển và các tuyến đường xương cá lan toả từ Phan Thiết, La Gi và thị trấn các huyện đi các trung tâm cụm xã.
2.6.2. Hệ thống quốc lộ
* Tuyến đường cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Xây dựng phân đoạn đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây - Phan Thiết (dài 235 km)
- Tiếp tục xây dựng tuyến cao tốc phân đoạn Phan Thiết - Nha Trang -Quảng Ngãi (650 km) với quy mô 4 - 6 làn xe.
* Quốc lộ 1
- Nâng cấp tuyến Quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh dài 180,5 km (từ Cà Ná đến Tân Đức) toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
- Xây dựng tuyến đường vành đai (tuyến tránh mới) của Phan Thiết đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng với 4 - 6 làn xe (toàn tuyến dài 15 km).
* Quốc lộ 28
- Nâng cấp, mở rộng để tạo thành trục ngang từ Phan Thiết nối với Lâm Đồng (Quốc lộ 20 ở Bảo Lộc) và Tây Nguyên (thông qua Quốc lộ 14); trong đó chiều dài qua địa phận tỉnh Bình Thuận là 42 km.
* Quốc lộ 55
Nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 55 phục vụ khu công nghiệp Sơn Mỹ, kết nối với Vũng Tàu thành tuyến hành lang phát triển phía Đông - Nam tỉnh và tiếp nối với thị xã Bảo Lộc và vùng phía Nam tỉnh Lâm Đồng. Trong đó chiều dài qua tỉnh Bình Thuận dài 152,5 km.
2.6.3. Hệ thống các đường tỉnh
Nâng cấp và thông tuyến toàn bộ các tuyến đường tỉnh lộ kết nối Quốc lộ 1 với các khu du lịch, khu công nghiệp, vùng chuyên môn hoá tập trung:
- Đường 707 (Hàm Mỹ - ga Mương Mán dài 7,2 km) nối Phan Thiết và khu công nghiệp Hàm Thuận Nam với tuyến đường sắt quốc gia, sẽ được nâng cấp đường cấp III.
- Đường 716 (Phan Thiết - Liên Hương dài 97 km): Là tuyến đường ven biển. - Đường 709 (tuyến ven biển nối Phan Thiết - La Gi): Xây dựng đoạn Thuận Quý-Kê Gà (9,5 km). Tiếp tục đầu tư nâng cấp để toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
- Xây dựng, nâng cấp các tuyến ngang xương cá nối Quốc lộ 1A với tuyến đường ven biển gồm các đoạn: Chợ Lầu-Hoà Thắng (15 km); Lương Sơn-Hoà Thắng (16 km); Hàm Minh-Thuận Quý (17 km); Tân Đức-Tân Thắng (25 km).
- Nâng cấp tuyến nối Quốc lộ 1A với cảng Phan Thiết.
- Đường 711 nối dài (Quốc lộ 28 - Hòn Rơm): nâng cấp đoạn Quốc lộ 1 - Hòn Rơm
- Đường 712: nối giữa 2 khu du lịch (núi Tà Cú - khu du lịch ven biển).
- Đường 714 nối Quốc lộ 28 và Quốc lộ 55 qua vùng núi của Hàm Thuận Bắc dài 42 km.
- Đường 720: nối Quốc lộ 1 qua thị trấn Lạc Tánh - Võ Xu với chiều dài 58,6 km (nối 2 huyện miền núi Tánh Linh và Đức Linh với Quốc lộ 1).
- Các đường tỉnh lộ:766, 715, 717 và 718: nâng cấp các tỉnh lộ được nâng cấp đạt đường cấp III - IV.
2.6.4. Mạng lưới đường huyện
Nâng cấp và bê tông - nhựa hóa toàn bộ mạng lưới đường cấp huyện với chiều dài 1.580 km; trong đó ở đồng bằng đạt tiêu chuẩn đường cấp IV; ở miền núi đạt tiêu chuẩn đường cấp IV-V; đoạn qua trung tâm các thị trấn đạt cấp III. Xây dựng, nâng cấp nối dài các tuyến đường huyện đến trung tâm xã, đảm bảo 100% xã có đường ôtô đi lại thông suốt.
Trên đảo Phú Quý: nâng cấp hoàn chỉnh tuyến liên xã Tam Thanh - Long Hải. Ngũ Phụng - Long Hải và xây dựng mới tuyến vành đai bao quanh đảo từ Lạnh Dù - núi Ông Đụn, nâng cấp các tuyến nối từ vành đai đến các xã.
2.6.5. Giao thông nông thôn
- Phát triển nâng cấp mạng lưới đường giao thông nông thôn gắn với phát triển kinh tế nông thôn, các vùng chuyên môn hoá, trang trại, các cụm điểm dân cư. Đảm bảo lưu thông thuận tiện thị trường nông thôn gắn với thị trường đô thị và toàn tỉnh.
- Mở rộng, cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn (chiều dài đường nông thôn 1.533 km) với chất lượng nền, mặt đường bằng các loại kết cấu phù hợp. Đầu tư các tuyến trục đường liên xã, liên thôn được cải tạo “cứng hóa” mặt đường và đồng bộ hóa công trình cầu cống đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Đến năm 2020 có 80-90% đạt tiêu chuẩn nền và mặt đường nông thôn loại A và B.
2.7. Quản lý và bảo vệ môi trường
- Xây dựng và thực hiện các giải pháp hạn chế và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, đặc biệt ở các điểm khai thác khoáng sản (đặc biệt là khai thác titan, khai thác cát trắng, đá các loại...) đồng thời với giải pháp hoàn thổ để tái tạo môi trường, các khu công nghiệp, trung tâm nhiệt điện, các đô thị (Phan Thiết, La Gi, Phan Rí Cửa) và các khu du lịch; tăng cường bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn (tập trung vào cung cấp nước sạch, xây dựng hố xí hợp vệ sinh, thu gom và xử lý chất thải, sử dụng an toàn các loại hóa chất bảo vệ thực vật...). Cải thiện các yếu tố môi trường để nâng cao chất lượng môi trường sống.
- Thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn lập dự án đầu tư.
- Ngăn ngừa quá trình suy thoái môi trường, nhất là những hịên tượng đặc thù đối với Bình Thuận như hoang mạc hóa, xói mòn đất, xâm thực và xói lở bờ biển, ô nhiễm nước biển…Tăng cường trồng rừng, nhất là ở các vùng ven biển, kết hợp bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn, các khu bảo tồn thiên nhiên, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt mức an toàn sinh thái. Khai thác hợp lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học rừng, biển và các vùng đồi đụn cát tự nhiên tiến tới phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường những khu vực bị suy thoái.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường; thực hiện nghiêm luật bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực quản lý môi trường nhằm đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong thời kỳ mới. Triển khai rộng các giải pháp xã hội hóa, huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.
2.8. Tổ chức không gian lãnh thổ 2.8.1. Tổ chức chung 2.8.1. Tổ chức chung
Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên địa hình, địa thế, tài nguyên thiên nhiên và các cơ sở về hạ tầng kỹ thuật đặc biệt các hành lang kinh tế đô thị. Vùng tỉnh Bình Thuận được phân thành 4 vùng phát triển kinh tế cụ thể như sau: