Giai đoạn vận hành

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh đồ án: Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 (Trang 107 - 108)

9. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC VÀ CTCN

1.3. Giai đoạn vận hành

Công trình cung cấp nguồn nước sạch đạt chất lượng và đáp ứng đủ về lưu lượng đáp ứng các nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt và các hoạt động khác sẽ có tác động tích cực tới sức khỏe và đời sống đối với nhân dân trong khu vực phục vụ, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, khai thác công trình cũng có thể gây ra các tác động bất lợi như sau:

- Việc khai thác nước nguồn nước dưới đất quá mức cho phép do quản lý kém có thể gây hạ thấp nghiêm trọng mực nước ngầm, gây lún nền đất đai và tăng nguy cơ ngập lụt và suy thoái chất lượng nước. Nguồn nước ngầm của tỉnh hiện có chất lượng tương đối tốt, tuy nhiên với tiềm năng, trữ lượng khai thác có hạn, xu hướng ngày càng suy kiệt nên về lâu dài không thể đáp ứng được nhu cầu cấp nước sạch cho sinh hoạt và công nghiệp với quy mô khai thác lớn, nhất là đối với CTCN có công suất >1.000 m3/ngày, do vậy, cần khống chế và giới hạn khai thác vừa phải tránh khai thác đến cạn kiệt nguồn nước. Việc khai thác nguồn nước với quy mô công nghiệp có thể làm tăng độ hạ thấp mực nước của tầng chứa nước, gây khó khăn cho việc cấp nước sinh hoạt cho một bộ phận dân cư khu vực chung quanh chưa được cấp nước bằng bằng hệ thống cấp nước mà đang phải dùng các giếng khơi, giếng khoan; mặt khác ảnh hưởng của việc hạ thấp mực nước của tầng chứa nước phía trên đối với sự phát triển thực vật trong khu vực cũng cần được chú ý. Từ những nghiên cứu về địa chất thủy văn cho thấy nguồn bổ cập từ nước ngầm của tỉnh chủ yếu là nước mưa rơi trên bề mặt.

- Đối với việc khai thác nguồn nước mặt từ sông, suối tự nhiên hoặc công trình thủy lợi: tuy nguồn nước này đã được tính toán, cân đối mặt phục vụ cho các CTCN

đồng thời cũng chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với nhu cầu dùng nước của các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác nhưng tại khu vực khai thác cũng có thể xảy ra các tác động gây ảnh hưởng cục bộ đối với nhu cầu sử dụng nước để sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác dẫn đến sự tranh chấp quyền sử dụng nước, nhất là đối với các công trình thủy lợi chưa được nâng cấp kịp thời và công tác dự báo, quản lý yếu. Trường hợp này đã từng xảy ra vào năm 2010 tại Hồ Tân Lập đối với CTCN thị trấn Thuận Nam, các hộ dân trồng thanh long chung quanh khu vực lòng hồ đã có tranh chấp việc sử dụng nguồn nước thô làm cho nguồn nước trong hồ bị cạn kiệt và nhà máy nước phải ngưng vận hành trong thời gian khoảng gần 3 tháng. Mặt khác, các hoạt động nông nghiệp, cảnh quan và môi trường sinh thái sông, hồ cần được nghiên cứu xem xét khi lập các dự án đầu tư. Do khu vực xung quanh và khu vực thượng lưu của các nguồn khai thác nước mặt là đất canh tác nông nghiệp, vì vậy ảnh hưởng của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học và đặc biệt khả năng bị ô nhiễm về mặt vi trùng cần phải tính đến và giám sát thường xuyên. Trường hợp xảy ra quá trình phân hủy động vật và thảm thực vật xung quanh sông hồ, nguồn nước lúc này sẽ chứa nhiều chất hữu cơ, mùn gây khó khăn cho công trình xử lý nước.

- Các máy bơm khi vận hành có thể gây tiếng ồn, rung; đồng thời các trạm bơm được vận hành bằng nguồn điện lưới hoặc máy phát điện nên cũng có khả năng xảy ra các sự cố cháy, nổ ảnh hưởng đến cho khu vực lân cận.

- Tại các nhà máy xử lý nước có sử dụng các hóa chất: PAC, phèn, vôi và đặc biệt khí Chlor dùng để khử trùng nước là chất độc dễ lan truyền vào không khí và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người khi xảy ra các sự cố rò rỉ. Việc xả nước thải từ nhà máy sau quá trình rửa lọc, xả cặn bể lắng nếu không đưa vào các bể lắng cặn mà xả thẳng vào nguồn nước tự nhiên sẽ gây ô nhiễm với mức độ nhất định. Vì vậy cần áp dụng công nghệ hóa chất hợp lý và có biện pháp bảo vệ, phòng chống các tác hại trên.

- Trường hợp hệ thống thoát nước không có sẵn hoặc được chuẩn bị đầu tư song song với các hệ thống cấp nước thì lượng nước thải sẽ tăng lên hoặc tuyến ống cấp nước bị xì, bể gây ngập cũng sẽ ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, nước mặt, làm ô nhiễm môi trường, cảnh quan và làm xói lở nền đường giao thông.

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh đồ án: Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)