Hiện trạng nông nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh đồ án: Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 (Trang 32 - 131)

2. HIỆN TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

2.3. Hiện trạng nông nghiệp

2.3.1. Trồng trọt

Bảng 2.6: Diện tích các loại cây trồng

Năm Tổng cộng (ha)

Cây hàng năm (ha) Cây lâu năm (ha) Tổng số Cây lương

thực Cây CNHN Tổng số Cây CNLN Cây ăn quả

2007 266.637 189.021 116.198 19.785 77.616 55.591 20.87 2008 273.532 193.153 121.578 17.063 80.379 57.473 21.624 2009 275.357 191.466 122.454 20.293 83.891 59.564 23.024 2010 282.803 195.898 125.925 19.285 86.905 61.487 24.029

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

Trong các năm gần đây diện tích trồng cây thanh long và cây cao su trong tỉnh tăng mạnh thành các loại sản phẩm có lợi thế và góp phần giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cải thiện đáng kể điều kiện sống, nhiều hộ vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp với các mô hình làm ăn lớn và tham gia thực hiện theo quy định của VietGap, Euro Gap.

Tuy nhiên, bình quân đất nông nghiệp và đất canh tác trên đầu người thấp, lại phân tán manh mún, việc quản lý và thực hiện quy hoạch còn yếu, tiềm ẩn nhiều yếu tố kém bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

2.3.2. Chăn nuôi

Do điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn thức ăn và thị trường tiêu thụ trong tỉnh và khu vực lân cận có nhiều thuận lợi nên chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển mạnh. Theo số liệu thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh các năm gần đây như sau:

Bảng 2.7: Diễn biến chăn nuôi theo các năm Đơn vị: con

Gia súc, gia cầm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số lượng (con) Trâu 8.064 8.724 8.250 8.704 9.247 8.002 Bò 212.679 215.605 220.713 224.113 223.563 167.143 Lợn 266.114 260.922 263.022 274.253 269.541 205.779 Ngựa 60 56 56 25 25 23 Dê, cừu 66.792 64.664 59.213 32.945 32.152 17.484 Gia cầm (Nghìn con) 1.703 1.781 2.116 2.271 2.391 2.720 Trong đó: Gà 1.030 1.107 1.298 1.406 1.470 1.424 Vịt, ngan ngỗng 673 674 818 863 920 1.236 Sản lượng (Tấn)

Thịt trâu hơi xuất chuồng 670 1.054 1.037 1.019 989 173 Thịt bò hơi xuất chuồng 7.836 7.600 7.785 7.787 7.757 7563 Thịt lợn hơi xuất chuồng 24.229 20.543 20.822 21.717 20.652 18.051 Thịt gia cầm giết bán 3.381 2.891 3.515 3.595 3.718 3.415

Trong đó: Thịt gà 2.144 2.080 2.440 2.501 2.515 2.385 Trứng (Nghìn quả) 23.187 31.010 35.627 35.920 40.368 32.283

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

Bảng trên cho thấy đàn trâu tăng giảm không rõ nét; đàn bò, đàn heo có tăng nhưng không ổn định. Tổng đàn gia cầm có xu hướng giảm do dịch cúm gia cầm trong các năm gần đây. Ngành chăn nuôi phát triển chậm, hiệu quả thấp do dịch bệnh, giá thức ăn, thuốc thú y tăng cao, phương thức chăn nuôi phân tán, lạc hậu, quy mô nhỏ, …Thế mạnh của ngành là chăn nuôi dê, heo, gia cầm và bò thịt.

2.4. Lâm nghiệp

Lâm nghiệp là một ngành kinh tế có vai trò rất quan trọng trong cung cấp gỗ cho xây dựng, củi cho sinh hoạt, nguyên vật liệu cho công nghiệp. Ngoài ra còn là nơi điều hòa khí hậu, dòng chảy và làm đẹp cảnh quan môi trường sinh thái.

Diện tích rừng trong trong tỉnh chủ yếu tập trung ở thượng và trung lưu sông La Ngà, thượng lưu của các sông, suối khác. Theo số liệu thống kê diện tích rừng qua một số năm như sau:

Bảng 2.8: Diện tích các loại rừng Đơn vị: Ha

N ăm Tổng số Rừng tự nhiên Rừng trồng 2006 354.746 295.661 59.085 2007 292.503 264.108 28.395 2008 296.516 264.109 32.407 2009 298.170 259.541 38.629 2010 298.207 259.541 38.666

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

Bảng 2.9: Kết quả sản xuất lâm nghiệp

Hạng mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Diện tích rừng trồng tập trung - Ha 4.720 5.523 5.119 7.404 7.547 3.351 Diện tích trồng cây phân tán - Ha 1.190 398 1.303 1.187 1.291 1.136 Diện tích rừng được chăm sóc - Ha 4.768 5.067 2.749 4.606 9.746 11.650 Sản lượng gỗ khai thác - m3 37.107 38.428 36.667 15.766 33.371 13.734 Sản lượng củi khai thác - m3 86.026 80.350 82.293 71.202 70.280 54.023

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

Do độ che phủ của rừng và tình hình phát triển ngành lâm nghiệp liên quan trực tiếp đến việc giữ gìn nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, sinh thái, khắc phục tình trạng xói lở, đất bạc màu, suy kiệt tài nguyên nước...nhất là trong giai đoạn hiện nay đang diễn ra hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu do nhiệt độ của trái đất ấm lên. Vì vậy, xu hướng phát triển lĩnh vực lâm nghiệp trong thời gian tới là hạn chế khai thác rừng tự nhiên, tăng cường bảo vệ rừng, phát triển tài nguyên rừng theo hướng xã hội hóa, giao khoán đất lâm nghiệp; gắn kinh tế rừng với kinh tế miền núi, góp phần giải quyết việc làm cho người dân, đặc biệt là quan tâm tới việc gia tăng độ che phủ của rừng tự nhiên.

2.5. Thủy sản

Thuỷ sản tiếp tục phát huy thế mạnh của một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Bình Thuận do có lợi thế về ngư trường rộng lớn. Hình thành một số vùng nuôi trồng thủy sản ở Tuy Phong, Phan Thiết, Hàm Tân, nuôi thủy sản nước ngọt ở Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Tánh Linh và thí điểm ở Bắc Bình, vùng làm muối ở Tuy Phong, …Sản lượng khai thác thủy sản tăng nhanh, phát triển tàu thuyền đánh bắt xa bờ, các cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá. Ngành diêm nghiệp cũng phát triển tương đối khá, khoảng 4,2%/năm.

Sản lượng thủy sản thống kê một số năm gần đây như sau:

Bảng 2.10. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ĐVT: Ha

2007 2008 2009 2010

Tổng số 2.242 2.156 2.150 2.354

Diện tích nước mặn, lợ 1.022 863 935 1.038

Nuôi tôm 971 823 888 1.002 Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 5 2 5 5 Ươm, nuôi giống thuỷ sản 14 6

Diện tích nước ngọt 1.220 1.293 1.214 1.316 Nuôi cá 1.214 1.293 1.190 1.312

Nuôi tôm 6 - 5

Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 19

Ươm, nuôi giống thuỷ sản 4

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

Bảng 2.11: Sản lượng thuỷ sản ĐVT: tấn

Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng

2006 157.334 152.079 5.255

2007 170.739 164.270 6.469

2008 174.841 167.451 7.390

2009 182.367 169.421 12.946

2010 187.392 172.863 14.529

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

2.6. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (TTCN) có bước phát triển mới, góp phần quan trọng để nền kinh tế Bình Thuận đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời gian qua.

Tính đến cuối năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá cố định năm 1994) đạt 4.937.953 triệu đồng; trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 1.512.694 triệu đồng (chiếm 30,63%), khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.326.690 triệu đồng (chiếm 67,37%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98.569 triệu đồng (chiếm 2%).

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế thể hiện kết quả chính sách huy động các nguồn vốn của khu vực dân doanh vào sự tăng trưởng chung của ngành. Đến năm 2010, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng góp 72,52%, khu vực kinh tế nhà nước đóng góp 25,86% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,63% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh.

Cơ cấu ngành chuyển biến tích cực theo hướng khai thác những lợi thế của tỉnh. Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản là ngành công nghiệp chủ đạo của tỉnh (chiếm 71,3% tổng GTSX toàn ngành) tăng nhanh (14,5%/năm). Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (khai thác đá) và sản phẩm phi kim loại chiếm 10,5% giá trị sản lượng toàn ngành, tăng 29%/năm. Đặc biệt, ngành cơ khí chiếm 11,6% giá trị sản lượng toàn ngành tăng rất nhanh (66%/năm).

Trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành một số khu, cụm và điểm công nghiệp tập trung, là những tâm điểm để thu hút vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp nhằm thực hiện vai trò động lực để tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh:

- Khu công nghiệp Phan Thiết (qui mô diện tích 123,7 Ha): đã hoàn thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thu hút lấp đầy 68 Ha giai đoạn I và đang thực hiện đầu tư mở rộng giai đoạn II thêm 40,7 Ha, vốn đầu tư 55 tỷ đồng giai đoạn II;

- Các khu công nghiệp Hàm Kiệm I (143 Ha) và Hàm Kiệm II (436 Ha) với tổng quy mô quy hoạch 579 ha, tổng đầu tư 817 tỷ đồng đang triển khai xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giai đoạn I với 143 Ha theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ

- Các cụm, điểm công nghiệp: Cụm CN làng nghề gạch ngói Gia An, Vũ Hoà, Tân Lập; Cụm CN chế biến hải sản Nam Phan Thiết; Cụm CN chế biến nước mắm Phú Hải, Lạch Dù - Bãi Phủ; Cụm CN - TTCN Mê Pu;

Mặc dù có sự phát triển trong những năm qua, song quy mô sản xuất CN- TTCN trên địa bàn tỉnh còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu (trừ công nghiệp sản xuất điện); chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp, kể cả nhiều sản phẩm truyền thống cũng chưa xây dựng được thương hiệu và có lợi thế cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Do đó, khả năng đóng góp cho ngân sách, tích luỹ để tái đầu tư của từng doanh nghiệp còn thấp; tác động của ngành tới sự phát triển của các ngành khác, tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chưa mạnh và chưa rõ.

2.7. Dịch vụ du lịch

Trong thời gian qua, du lịch nổi lên như là một nhân tố mới và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bình Thuận, có tốc độ phát triển nhanh, đóng góp lớn trong nền kinh tế.

Doanh thu ngành du lịch tăng với tốc độ bình quân 32,95%/năm giai đoạn 2005-2010. Trong đó, tốc độ tăng doanh thu bình quân/năm của khu vực kinh tế trong nước cao gấp đôi chỉ tiêu tương ứng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng doanh thu ngành du lịch năm 2010 đạt 2.539 tỷ đồng. Doanh thu du lịch biển chiếm tỷ lệ phần lớn, đạt 2.255,4 tỷ đồng chiếm 88,8% trong tổng doanh thu du lịch toàn tỉnh.

Đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng tăng nhanh trong vài năm gần đây với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tổng số cơ sở hiện có ngành thương mại, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ đến năm 2010 là gần 42.125 cơ sở, trong đó ngành thương mại gần 26.550 cơ sở, ngành khách sạn, nhà hàng trên 10.460 cơ sở.

Lượng khách du lịch đến Bình Thuận liên tục tăng nhanh qua các năm. Năm 2010, tổng lượng khách du lịch đạt 2,5 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế là 250.321 lượt khách, bình quân hàng năm tăng 14,4%, chủ yếu từ khu vực Châu Âu: 55%, Châu Á: 22,5% và từ Mỹ, Úc... Khách du lịch nội địa tăng nhanh trong những năm gần đây và chủ yếu từ TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ. Khách đến tập trung chủ yếu ở khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né, các điểm du lịch như Chùa Núi Tà Cú, Dinh Thầy Thím, Chùa Cổ Thạch... với các sản phẩm du lịch có ưu thế như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao trên biển...

Với mức tăng doanh thu du lịch như trên, có thể nói hoạt động ngành du lịch của tỉnh đã có những bứt phá trong những năm vừa qua, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, thúc đẩy và lôi kéo các ngành dịch vụ và các ngành nghề khác phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, làm thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội và đời sống một bộ phận dân cư.

2.8. Dịch vụ thương mại

Ngành thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng GDP toàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 29,23%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Toàn tỉnh có trên 25.000 cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu, trong đó chủ yếu là thành phần kinh tế cá thể. Đã xây dựng 2 siêu thị ở Phan Thiết, nâng cấp và xây mới các chợ đầu mối, chợ chuyên doanh hải sản, chợ tại các trung tâm xã, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, thúc đẩy giao lưu hàng hóa trong và ngoài tỉnh.

Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng chưa ổn định, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 121,4 triệu USD, giảm mạnh so với năm 2008 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới. Thị trường chính là Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu còn thấp so với tiềm năng của địa phương, quy mô các doanh nghiệp nhỏ, công tác xúc tiến thương mại còn yếu. Mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú, đa dạng, chưa gắn kết các khâu khai thác – chế biến – xuất khẩu, giá trị gia tăng trong sản phẩm chưa cao.

3. CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT 3.1. Giao thông

3.1.1. Đường bộ

Trong các năm gần đây, hệ thống giao thông đường bộ phát triển khá nhanh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số tuyến đường chủ yếu:

- Quốc lộ 1 chạy dọc Bắc-Nam qua thành phố Phan Thiết và 05 huyện trong tỉnh, với chiều dài 180,5 km, được mở rộng nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (nền đường 12m, mặt đường bê tông nhựa rộng 10,5m), có 21 cầu đạt trọng tải H30.

- Quốc lộ 28 nối Phan Thiết với tỉnh Lâm Đồng và Tây Nguyên, đoạn qua địa phận tỉnh Bình Thuận dài 42 km, được cải tạo nâng cấp đạt cấp IV và cấp V tuỳ từng đoạn, với mặt cắt nền đường 9-10 m, mặt đường 6-7 m, kết cấu thảm bê tông nhựa, một số đoạn qua khu dân cư đạt tiêu chuẩn cấp trục chính đô thị.

- Quốc lộ 55 kết nối Bình Thuận với thành phố Vũng Tàu và các tỉnh Tây Nguyên, chiều dài qua tỉnh Bình Thuận 152,2 km. Tuyến đường này đang xuống cấp nghiêm trọng, mới chỉ có đoạn qua huyện Hàm Tân dài 46 km vừa được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng (nền 9 m, mặt đường 6 m kết cấu bê tông nhựa). Phần còn lại đang tiếp tục triển khai thi công

- Tỉnh lộ: Các tỉnh lộ ngày càng được nâng cấp sửa chữa, mở rộng. Đa số các đường đã được trải bê tông nhựa hoặc thâm nhập nhựa.

- Đường liên huyện: Nhìn chung, nền đường tương đối vững chắc bề rộng mặt đường rộng 5 –8 m, một ít đoạn được láng nhựa, còn lại hầu hết mặt đường rải sỏi đỏ hoặc đá dăm kẹp đất. Hiện nay, ngoài huyện đảo Phú Quý, các huyện còn lại trên đất liền đều có đường bộ đi đến tận trung tâm các xã; tuy nhiên vẫn còn nhiều đoạn đường và cầu cống xuống cấp nghiêm trọng nên việc giao thông còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong mùa mưa.

3.1.2. Đường sắt

Tuyến đường sắt thống nhất Bắc-Nam chạy dọc chiều dài tỉnh dài khoảng 180 km, qua thành phố Phan Thiết và 06 huyện trong tỉnh. Dọc tuyến trên địa bàn tỉnh có 13 ga, trong đó ga chính Mương Mán, còn lại là các ga hỗn hợp, phục vụ các tàu khách và tàu hàng. Tuyến nhánh đường sắt Mương Mán-Phan Thiết dài 11,8 km chủ yếu phục vụ tàu khách địa phương và một phần nhỏ hàng hoá. Hiện nay, ga Phan Thiết đã được di dời ra khỏi khu vực nội thành và đầu tư xây dựng mới trên địa bàn xã Phong Nẫm, mới được khánh thành đưa vào sử dụng chính thức vào dịp 19/4, kỷ niệm 37 ngày giải phóng quê hương và 20 năm ngày tái lập tỉnh Bình Thuận.

3.1.3. Đường thủy

Tỉnh Bình Thuận có bờ biển dài, là một trong số ngư trường chính của cả nước cùng các nghề biển có truyền thống lâu đời nên giao thông vận tải biển phát triển mạnh. Tuyến giao thông ven biển chạy dọc chiều dài 192 km. Bình Thuận hiện có các cảng biển chính là:

+ Cảng Phan Thiết: có thể tiếp nhận tàu dưới 1.000 DWT, với công suất khoảng 0,3 triệu tấn/năm.

+ Cảng Phú Quý: Cảng có thể tiếp nhận tàu trên 1.000 DWT, năng lực thông qua cảng khoảng 0,3 triệu tấn/năm và các công trình kết cấu hạ tầng và phục vụ như

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh đồ án: Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 (Trang 32 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)