Về lựa chọn nguồn nước thô, vị trí lấy nước và xây dựng nhà

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh đồ án: Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 (Trang 79 - 82)

5. ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUY HOẠCH

5.3.2. Về lựa chọn nguồn nước thô, vị trí lấy nước và xây dựng nhà

- Ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt có chất lượng nước thô đạt tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (QCVN 08:2008/BTNMT) cấp cho các nhà máy nước

trên các sông lớn hoặc từ các công trình thủy lợi. Vị trí lấy nước phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh nguồn nước, hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm, đối với công trình đập, hồ chứa thủy lợi vị trí lấy nước ưu tiên chọn trong lòng hồ hoặc càng gần cống xả nước trên kênh chính càng tốt, trường hợp vị trí nhà máy nước ở xa công trình đầu mối cần dẫn nước thô bằng đường ống hoặc kênh mương kín (nếu điều kiện về kinh phí đầu tư, công tác thu hồi đất và các yếu tố khác có lên quan cho phép).

- Hạn chế sử dụng nguồn nước dưới đất đối với các HTN đầu tư mới, ngoại trừ trường hợp nâng cấp, mở rộng các HTN hiện có đang sử dụng nước dưới đất nhưng chưa có điều kiện đầu tư HTN quy mô lớn sử dụng nước mặt để bổ sung nguồn nước hoặc các khu dân cư độc lập ít dân thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi không có nguồn nước mặt đạt yêu cầu hoặc có nhưng ở quá xa, việc đầu tư không hiệu quả.

- Việc chọn vị trí lấy nước từ nguồn nước mặt hoặc nước dưới đất và vị trí xây dựng nhà máy nước đều phải chú ý đến công tác bảo vệ khu vực phòng hộ đầu nguồn, đảm bảo vệ sinh, hạn chế các yếu tố gây ô nhiễm và các tác động bất lợi khác đến nguồn nước. Đồng thời cần quan tâm đến hiện tượng mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, bất thường khó lường do tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho tỉnh Bình Thuận do Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường lập năm 2012 đã được phê duyệt thì: nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng dần theo thời gian ở tất cả các mùa trong năm, trong đó thời kỳ tháng 12 - 2 sẽ có mức tăng ít hơn các tháng còn lại trong năm; tùy theo kịch bản mức phát thải thấp hay cao mà nhiệt độ tăng lên khoảng từ 1,6 – 3,1oC. Lượng mưa vào mùa khô có sự tăng giảm khác nhau giữa các khu vực trong tỉnh, tuy nhiên tính trung bình thì lượng mưavào mùa khô và mùa mưa đều có xu hướng tăng vào cuối thế kỷ 21. Đặc biệt là kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu dẫn đến một số khu vực có nguy cơ bị ngập lụt, chủ yếu xảy ra ở khu vực cửa sông Lũy, cửa sông Cà Ty, sông Cái và các khu vực ven biển có địa hình thấp. Diện tích đất có nguy cơ bị ngập do nước biển dâng như sau:

Bảng 5.4: Diện tích đất bị ngập theo kịch bản nước biển dâng

TT Mức độ dâng nước biển trung bình (cm)

Diện tích đất bị ngập (Km2)

Tỉ lệ diện tích đất bị ngập so với diện tích tự nhiên toàn tỉnh (%)

1 50 9,04 0,12

2 70 19,46 0,25

3 100 44,91 058

Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng thủy văn – Bộ Tài nguyên và Môi trường

Vì vậy, cần ưu tiên chọn vị trí nguồn nước thô và xây dựng các nhà máy nước ở địa hình cao, xa các cửa sông, bờ biển nằm ngoài khu vực bị tác động, ảnh hưởng theo các kịch bản về biến đổi khí hậu. Trường hợp sử dụng nguồn nước thô từ các công trình thủy lợi cần ưu tiên chọn vị trí lấy nước gần các công trình đầu mối (cống lấy nước qua kênh chính) để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ tranh chấp về nhu cầu sử dụng nguồn nước cấp cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu khác; đồng thời giảm thiểu rủi ro về các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

Mặt khác, kết cấu các hạng mục công trình phải đảm bảo tính sử dụng hiệu quả, ổn định, bền vững phù hợp với tình hình chuyển biến thời tiết, thiên tai theo

hướng cực đoan, khó lường (sử dụng kết cấu bê tông cốt thép móng, cột, mái cho các hạng mục nhà quản lý vận hành, kho, nhà hóa chất, trạm bơm,…)

- Cần đầu tư các hồ chứa nước có dung tích tối thiểu gấp 10 lần công suất nhà máy để có nguồn nước dự phòng cho nhà máy hoạt động trong vòng 07 ngày trong các trường hợp phải sửa chữa các công trình thủy lợi hoặc nhà máy thủy điện ngưng vận hành. Hồ vừa làm nhiệm vụ dự trữ nước đảm bảo cho nhà máy nước hoạt động liên tục, không bị gián đoạn, vừa có tác dụng sơ lắng nguồn nước thô trong mùa mưa lũ có độ đục cao, giảm chi phí hóa chất xử lý nước;

- Với đặc điểm các HTN sẽ tồn tại, khai thác có tính lâu dài, khó có khả năng thay đổi nên việc xác định diện tích khu đất cần thu hồi để sử dụng xây dựng các hạng mục công trình, nhất là khu đất xây dựng nhà máy nước, nhất là các HTN có quy mô lớn > 5.000 m3

/ngày và sử dụng nguồn nước mặt có lưu lượng dồi dào, chất lượng nước thô tốt, đảm bảo các yêu cầu về cảnh quan môi trường và tính ổn định cao cần phải tính toán cho cả nhu cầu nâng cấp, mở rộng công suất nhà máy nước trong tương lai, tối thiểu phải đáp ứng khoảng 20 năm;

5.3.3. Về chất lượng nước

- Nước sạch sau xử lý phải đảm bảo đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định của Bộ Y tế cụ thể như sau:

+ Đối với các công trình cấp nước có công suất từ 1.000 m3/ngày trở lên phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01: 2009/BYT.

+ Đối với các công trình cấp nước có công suất < 1.000 m3/ngày phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02: 2009/BYT.

(Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước nước QCVN 01 và QCVN 02, xem

Phụ lục 5.3)

- Phấn đấu đến sau năm 2015, tất cả các HTN nông thôn (ngay cả đối với công trình có công suất < 1.000 m3/ngày) đều đạt được chất lượng nước theo QCVN 01: 2009/BYT tương đương với chất lượng nước cung cấp cho các đô thị, đa số các HTN có công suất từ 1.000 m3/ngày trở lên sẽ có một số chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu về độ đục đạt cao hơn mức quy định của QCVN 01: 2009/BYT. Duy trì tính ổn định về chất lượng nước trên 90% số mẫu xét nghiệm;

- Tất cả HTN đã đầu tư trước năm 2005, chưa có điều kiện về kinh phí để đầu tư hệ thống xử lý nước đúng quy định để đạt chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Y tế cần ưu tiên đưa vào diện đầu tư nâng cấp trong giai đoạn từ 2013 - 2015 (HTN Tiến Lợi, Phú Long, Hồng Liêm, Hàm Phú);

- Tăng cường việc trang bị các thiết bị hiện trường cho tất cả các HTN để có thể thực hiện công tác giám sát thường xuyên chất lượng nước cấp theo quy định;

- Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2015, triển khai thực hiện thí điểm kế hoạch cấp nước an toàn (theo Thông tư số 08/2012/TT- BXD ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn) đối với một số HTN thị trấn có công suất > 1.000 m3/ngày, nhằm từng bước chuyển đổi phương pháp kiểm soát chất lượng nước từ chủ yếu là kiểm tra kết quả đầu ra sang giải pháp theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là tập trung kiểm soát và khắc phục, làm hạn chế đến mức thấp nhất các tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp

đến chất lượng nước thô đầu vào. Đây là cách tiếp cận mới, tiên tiến có tính chất chủ động ngăn ngừa kịp thời các nguy cơ từ khâu đầu vào của quy trình sản xuất, cung cấp và sử dụng nước sạch; đồng thời cũng là một trong số các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ đối với khách hàng sử dụng nước. Đến năm 2020, tất cả các HTN thị trấn đều phải thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh đồ án: Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)