3. ĐỀ PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG
1.1. Giải pháp về thông tin truyền thông, giáo dụ c vận động
Công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, vận động đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao, làm thay đổi nhận thức và hành vi liên quan đến việc bảo vệ, sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, bảo vệ vệ sinh môi trường (trong đó có vệ sinh nguồn nước) và các công trình cấp nước; hạn chế việc khai thác quá mức các nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhất là nước dưới đất, dễ dẫn đến xảy ra tình trạng suy kiệt nguồn nước ngầm . Xu hướng hiện nay, công tác này được triển khai tập trung không những làm thay đổi nhận thức mà chủ yếu là làm thay đổi hành vi của cộng đồng và ngay cả đối với các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương. Qua đó các hộ dân chủ động sử dụng kinh phí tự có hoặc vốn vay tín dụng ưu đãi để đầu tư công trình sử dụng nước hợp vệ sinh, cùng tham gia đóng góp kinh phí đầu tư công trình cấp nước sạch theo phương châm xã hội hóa; các địa phương quan tâm và có trách nhiệm, tích cực hơn trong việc hỗ trợ, phối hợp để triển khai thực hiện các CTCN phân tán và các HTN trên địa bàn.
Các hoạt động thông tin - truyền thông, giáo dục – vận động được tăng cường và triển khai thực hiện bởi các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, UBND các cấp, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế. Các hoạt động này cần phải triển khai thường xuyên, liên tục và sử dụng phương pháp truyền thông, vận động trực tiếp để đạt hiệu quả cao thông qua lực lượng cộng tác viên tại tuyến cơ sở; đồng thời tập trung thành các đợt cao điểm nhân dịp tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường (từ ngày 29/04 -06/05) và kéo dài đến Ngày Môi trường Thế giới (05/06) hàng năm.
Các hình thức truyền thông chủ yếu như:
- Truyền thông trực tiếp tại cấp thôn, bản: Đối tượng là đào tạo cho đội ngũ tuyên truyền viên tại các thôn, bản và người dân.
- Truyền thông đại chúng: Các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình được chú trọng sử dụng tại tỉnh và ở các địa phương.
- Tiếp thị xã hội: Để thúc đẩy nhu cầu xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hành các hành vi vệ sinh; sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền, ban ngành, đoàn thể các cấp trong tổ chức thực hiện Chương trình.
Việc triển khai công tác này cần thực hiện theo Kế hoạch phối hợp giữa các Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Y tế - Giáo dục và Đào tạo và các đoàn thể (phụ nữ, thanh niên, nông dân,..) để tránh trùng lắp và hướng vào thực hiện mục tiêu thiết thực là làm gia tăng sự tham gia của cộng đồng và các cấp chính quyền, đoàn thể các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.