2. HIỆN TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
3.3. Công trình thủy lợi
3.3.1. Hiện trạng
Tính đến nay trên địa bàn Bình Thuận có tất cả 283 công trình thủy lợi (kể cả 3 hồ chứa đang xây dựng).
Bảng 2.12: Tổng hợp hiện trạng công trình thủy lợi trong tỉnh
T Loại Công trình Tuy Phong Bắc Bình Phan Thiết Hàm T.Bắc Hàm T.Nam H. Tân - Lagi Đức Linh Tánh Linh Tổng cộng 1 Hồ chứa 3 1 7 5 2 1 2 21 2 Đập dâng 12 28 3 24 9 7 15 14 112 3 Ao, bàu 40 5 1 46 4 Kênh, Cống.. 71 2 73 5 Trạm bơm 1 2 2 8 9 22 6 Kênh nối mạng 4 2 2 1 9 Tổng cộng 14 34 5 144 22 11 25 25 283
Năng lực thiết kế tưới tưới của các công trình thủy lợi hiện đang khai thác khoảng 58.704 ha, trong đó dung tích hồ chứa khoảng 213,5 triệu m3 và dung tích các ao bàu nhỏ là 20,0 triệu m3.
3.3.2. Hồ chứa
Với tổng số 21 hồ chứa nước lớn nhỏ, trong đó có 3 hồ quan trọng nhất hiện đang khai thác là: Hồ Sông Quao - huyện Hàm Thuận Bắc dung tích Vh=80 triệu m3, hồ Cà Giây - Bắc Bình dung tích Vh = 37 triệu m3, hồ sông Lòng Sông-Tuy Phong Vh= 37 triệu m3; và 3 hồ đang xây dựng như: Hồ Phan Dũng Vh = 10,4 triệu m3, hồ Sông Móng Vh = 34 triệu m3 và hồ Sông Dinh 3 Vh= 45,5 triệu m3; 15 hồ vừa và nhỏ có dung tích nhỏ hơn 10 triệu m3.
* Hệ thống hồ Sông Quao
Là công trình thủy lợi lớn nhất của tỉnh Bình Thuận, được đầu tư xây dựng từ năm 1995, hoàn thành và đưa vào sử dụng 1998. Nhiệm vụ công trình theo thiết kế được duyệt tưới cho 8.120 ha đất canh tác thuộc huyện Hàm Thuận Bắc. Tuy nhiên, hiện nay năng lực thiết kế tưới công trình tăng trên 12.000 ha do mở rộng khu tưới và nhờ nguồn nước bổ sung từ đập Đan Sách và nguồn nước từ thủy điện Đại Ninh thông qua kênh chuyển nước 812 - Châu Tá - Sông Quao. Hệ thống kênh chính dài hơn 28 km và 20 kênh cấp I với tổng chiều dài hơn 60 km, chuyển nước cho các hồ Cẩm Hang, hồ Suối Đá để tăng năng lực tưới cho hai công trình này. Hệ thống hồ Sông Quao bao gồm 24 ao bàu nhỏ, 23 đập dâng kiên cố, trong đó - đập Đan Sách là đập đầu nguồn làm nhiệm vụ bổ sung nguồn nước cho hệ thống, 70 đập tạm và nhiều hình thức công trình khác.
* Hệ thống hồ Cà Giây
Khởi công xây dựng năm 1996 và hoàn thành 2000. Nhiệm vụ công trình là cấp nước tưới đảm bảo cho 3,965 ha đất canh tác cho các xã Bình An, Hải Ninh, Chợ Lầu, Phan Rí Thành, Phan Hiệp, Phan Hòa thuộc huyện Bắc Bình. Nhờ nguồn nước xả từ Nhà máy Thủy điện Đại Ninh (phát điện tháng 4/2008), thông qua tuyến kênh chuyển nước từ Sông Lũy về Hồ Cà Giây đã phát huy năng lực thiết kế (NLTK) công trình, đưa diện tích tưới Đông xuân từ 2.281 ha năm 2007 lên 5.300 ha năm 2009. Sau khi Dự án tưới Phan Rí – Phan Thiết (NLTK 15.700 ha) hoàn thành sẽ tưới bổ sung cho 5.200 ha hai vụ Đông xuân và Hè thu cho khu tưới Cà Giây và Đồng Mới.
* Hệ thống hồ chứa nước sông Lòng Sông
Nhiệm vụ tưới cho 4.260 ha đất canh tác thuộc địa bàn xã Phong Phú, Phú Lạc, Phước Thể và thị trấn Liên Hương; cấp nước sinh hoạt cho 53.300 người; cải tạo môi trường; chống cát bay; sa mạc hóa khu vực và giảm nhẹ lũ hạ lưu. Nhiệm vụ kết hợp (của kênh tiếp nước Lòng Sông – Đá Bạc): Tận dụng lượng nước xả thừa trong các tháng mùa mưa để tiếp nước, ổn định tưới cho 394 ha của khu tưới hồ Đá Bạc, đồng thời mở rộng khu tưới cho khoảng 650 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng dự án và cấp nước cho nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, công suất 10 triệu m3/năm.
Ngoài các công trình hồ chứa hiện trạng trên, ba công trình hồ chứa đang thi công là: Hồ Phan Dũng huyện Tuy Phong, hồ Sông Dinh 3 huyện Hàm Tân và hồ sông Móng huyện Hàm Thuận Nam. Trong đó hồ Sông Móng đã cơ bản hoàn thành, dự kiến đưa vào khai thác trong năm 2012.
* Hệ thống hồ chứa nước sông Móng
3.3.3. Các ao, bàu
Toàn tỉnh có 46 ao bàu nhỏ chủ yếu thuộc huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam. Các ao bàu này dung tích nhỏ hơn 1 triệu m3, nguồn nước tích trữ đựơc lấy từ các hệ thống các hồ chứa hoặc nước nhỉ, nước gió từ đồi cát để tưới cho nông nghiệp. Hiện nay đã và đang hoàn thiện công tác tu sửa nâng cấp một số bàu như: Bàu Thiểm, bàu Găng Làng, bàu Bông Dâu, bàu Bà Niên, Bàu Cà Giang để nâng dung tích tưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
3.3.4. Đập dâng
Có 112 đập dâng, hầu hết đã được kiên cố, các đập dâng có quy mô khá lớn là đập Ba Bàu có năng lực thiết kế tưới là 2.700 ha thuộc huyện Hàm Thuận Nam, đập Đồng Mới thuộc huyện Bắc Bình có năng lực thiết kế tưới là 1.200 ha và đập dâng Tà Pao đang thi công (dự kiến hoàn thành vào năm 2014) có năng lực thiết kế tưới 20.340 ha cho vùng hưởng lợi thuộc huyện Đức Linh và huyện Tánh Linh. Các công trình đập dâng tiêu biểu có quy mô lớn được nêu tóm tắt sau đây:
* Công trình đập dâng 812
Nằm trên Sông Lũy, thuộc xã Sông Bình, dưới ngã ba sông Ma Tin - sông ĐakeTrou khoảng 8 km, xây dựng năm 1976.
Nhiệm vụ công trình: Cung cấp nước tưới cho 150 ha lúa khu vực Sông Bằng, Bình Phụ (xã Sông Lũy) và bổ sung nước tưới cho khoảng 200 ha lúa khu vực Suối Tre thị trấn Lương Sơn. Công trình còn có nhiệm vụ đưa nước về trước đập Úy Thay, thông qua kênh tiếp nước 812 - Cà Giây để tưới bổ sung vụ mùa cho 2.000 ha khu Úy Thay - Đá Giá.
* Đập Đồng Mới
Nằm trên Sông Lũy thuộc thôn Lương Đông, thị trấn Lương Sơn. Công trình xây dựng từ thời nhà Nguyễn, đã qua nhiều lần sửa chữa tu bổ, năm 1989 đã nâng cấp phủ bê tông cốt thép toàn bộ đập.
Nhiệm vụ công trình: Tưới cho 1.200 ha lúa bao gồm 4 xã Phan Thanh, Hồng Thái, chợ Lầu, Phan Hiệp thuộc huyện Bắc Bình.
Hệ thống kênh: Hệ thống kênh tưới gồm kênh chính dài 11,6 km đã kiên cố bê tông cốt thép toàn tuyến; các kênh cấp I, II gồm 21 kênh với tổng chiều dài 62,5 km.
* Đập Ba Bàu
Nằm trên Sông Cà Ty thuộc xã Hàm Thạnh, Hàm Thuận Nam. Đây là một trong 3 công trình quan trọng (Hồ Kapét, hồ Sông Móng và đập Ba Bàu) nằm trong quy hoạch thuộc lưu vực sông Cà Ty.
Nhiệm vụ công trình theo thiết kế cung cấp nước tưới cho 2.700 ha đất canh tác của huyện Hàm Thuận Nam, đồng thời duy trì dòng chảy hàng năm của sông Cà Ty đổ về đập Phú Hội để bổ sung nguồn nước sinh hoạt cho thành phố Phan Thiết.
Công trình đưa vào khai thác từ 8/2000, đến năm 2002, đập đầu mối được nâng cấp để tăng dung tích chứa từ 3 triệu m3 lên 6.938 triệu m3.
* Các đập dâng miền núi
Trong những năm gần đây, với chương trình 135 của Chính phủ đã đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều đập tạm thành đập kiên cố đối với các xã miền núi, vùng cao như: đập Phùm (NLTK: 25 ha) huyện Tuy Phong; đập É Chim, đập Phan Tiến (NLTK: 50 ha), đập Ó Chay, đập Trường An (NLTK: 70 ha), đập Củ Chi, đập Đồng mới (NLTK 65 ha), đập MaĐé (NLTK 130 ha) huyện Bắc Bình, đập Mắc Cở (NLTK: 14 ha) xã Hàm Thạnh - Hàm Thuận Nam…
3.3.5. Trạm bơm
Toàn tỉnh có 22 trạm bơm (chưa kể một số trạm bơm dã chiến), với tổng năng lưc thiết kế tưới khoảng 14.862 ha. Chủ yếu ở vùng đồng bằng La Ngà có 17 trạm bơm với năng lực thiết kế tưới 14.182 ha. Trong đó, trạm bơm Võ Xu xây dựng từ năm 1983 có NLTK tưới theo thiết kế là 3.800 ha/2000 ha thực tưới. Các trạm bơm ven sông La Ngà còn lại hầu hết được xây dựng từ năm 2000 đến nay.
(Thống kê, tổng hợp hiện trạng các trạm bơm điện trên địa bàn tỉnh xem Phụ lục 2.3)
3.3.6. Hệ thống kênh nối mạng
Trong những năm qua tỉnh thực hiện một số hệ thống công trình thủy lợi nối mạng, nhằm bổ sung hỗ trợ nguồn nước, chuyển nước từ lưu vực dư thừa sang lưu vực thiếu nước và đã đạt được kết quả rất tốt, hạn chế được sự thiếu nước trong mùa khô của một số vùng khó khăn về nguồn nước như huyện Bắc Bình, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc.
Toàn tỉnh đã xây dựng 9 hệ thống kênh nối mạng như sau:
* Kênh chuyển nước Sông Lũy – Cà Giây
Lấy nước từ đập 812 trên sông Lũy, thuộc xã Sông Bình chuyển nước về trước đập Úy Thay trên sông Cà Giây thuộc xã Bình An.
Mục tiêu nhiệm vụ: Cấp nước tưới 3 vụ/năm cho 1.700 ha đất canh tác và chuyển nước về trước đập Úy Thay để tưới bổ sung cho 3.000 ha thuộc khu tưới Cà Giây và khu tưới Úy Thay-Đá Giá.
* Kênh tiếp nước vào hồ Cà Giây
Lấy nước sau hạ lưu đập dâng sông Lũy, thuộc xã Phan Lâm chuyển nước vào hồ Cà Giây thuộc xã Bình An. Tận dụng nguồn nước hiện có của Sông Lũy và kết hợp nguồn nước xả thủy điện Đại Ninh tiếp vào hồ chứa Cà Giây (bình quân từ 4 đến 8 m3/s), nhằm tăng diện tích tưới chủ động của khu tưới Cà Giây bằng hình thức tăng vụ cho diện tích 3.965 ha từ 2 vụ bấp bênh lên 3 vụ ăn chắc.
* Hệ thống kênh Úy Thay-Đá Giá
Dài 16,2 km, lấy nước trên kênh chính Úy Thay tại vị trí K1+700 m thuộc xã Bình An, cuối kênh đổ vào suối Đá Gía thuộc xã Phan Hòa. Tưới cho 2.000 ha đất canh tác lúa của đồng bào dân tộc Chăm, Nùng, Rắc Lay thuộc các xã Hải Ninh, Phan Điền và xã Phan Hòa.
* Hệ thống Kênh chuyển nước 812- Châu Tá-Sông Quao
Lấy nước từ đập 812, sau khi đã nâng cao trình ngưỡng tràn thêm 1 m từ cao trình +61,90 m lên +62,90 m, tổng chiều dài đập là 60 m.
Tận dụng nguồn nước xả của nhà máy Thủy điện Đại Ninh để cấp nước tưới cho 8.500 ha đất sản xuất nông nghiệp của 2 huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc; đồng thời bổ sung nước chống hạn cho khoảng 12.000 ha đất canh tác thuộc các xã khu vực phía nam huyện Bắc Bình (xã Sông Bình, Sông Lũy, Bình Tân), các xã khu vực phía bắc huyện Hàm Thuận Bắc (xã Thuận Hòa, Hồng Sơn, Hồng Liêm) và khu tưới Sông Quao;
* Hệ thống kênh Ku Kê-Phú Sơn
Dài 13,23 km, lấy nước từ kênh chính hồ Sông Quao tưới cho 1.800 ha đất canh tác các xã Thuận Minh và xã Hàm Phú thuộc huyện Hàm Thuận Bắc.
* Hệ thống kênh Thuận Hòa - Hồng Liêm
Tuyến kênh dài khoảng 10,5 km, lấy nước từ kênh chính (đoạn sau cống lấy nước đầu mối) hồ chứa nước Sông Quao về khu tưới thuộc xã Thuận hòa và Hồng
Liêm. Tưới cho khoảng 1.000 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho xã Thuận Hòa và Hồng Liêm.
* Kênh tiếp nước Núi Đất - Tân Bình
Lấy nước trên kênh chính Hồ Núi Đất (sau cống lấy nước đầu mối). Tổng chiều dài kênh là 7,836 km, trong đó chiều dài đoạn kênh đã gia cố là 6,2647 km. Công trình có nhiệm vụ cung cấp nước thô cho nhà máy nước Hàm Tân với công suất 15.000 m3/ngày nhằm giải quyết nước sinh hoạt lâu dài trong các tháng mùa khô cho thị xã La Gi và các xã lân cận. Đồng thời tận dụng nguồn nước trên lưu vực suối Giấy, suối cây Chanh để tưới mở rộng diện tích cho hơn 200 ha đất canh tác của nhân dân xã Tân Hải, xã Tân Bình và cấp nước bổ sung tưới chủ động cho 150 ha diện tích lúa vụ Hè Thu và vụ Mùa thuộc khu tưới đập Láng Đá.
* Kênh Bắc Ba Bàu (Ba Bàu - Suối Thị - Cẩm Hang)
Lấy nước trực tiếp từ cống Bắc đập dâng Ba Bàu, chuyển về đập Suối Thị 1 và 2 và cấp về Hồ Cẩm Hang. Tổng chiều dài kênh là 20,455 km tưới cho 1.100 ha đất canh tác của xã Hàm Thạnh và Hàm Hiệp.
* Hệ thống kênh Sông Linh - Cẩm Hang
Lấy nước từ lưu vực của đập Sông Linh và các lưu vực sông suối nhỏ trong khu vực chuyển về đập suối Lớn và đập suối Lách để tưới cho khu tưới lân cận và bổ sung nước cho hồ chứa nước Cẩm Hang cung cấp nước tưới cho 1.170 ha đất canh tác xã Hàm Hiệp và xã Hàm Liêm.
Các công trình thủy lợi đã và đang đầu tư góp phần nâng cao năng lực tưới đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng như phục vụ các nhu cầu khác về cấp nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất cho các khu công nghiệp, khu du lịch.
4. CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG XÃ HỘI 4.1. Giáo dục – Đào tạo:
Toàn tỉnh có 489 trường, trong đó, đã có 356 trường đã có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh, chiếm 72,8 %; trong đó:
- Trường mầm non: 129 trường/ 85 trường/ tỉ lệ 65,9 %; - Trường tiểu học: 238 trường/ 180 trường/ tỉ lệ 75,6 %; - Trường trung học cơ sở: 105 trường/ 76 trường/ tỉ lệ 72.4 %; - trường trung học phổ thông: 17 trường/ 15 trường/ tỉ lệ 88,2 %
Hệ thống đào tạo nghề nghiệp gồm: 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp và 1 trường cao đẳng nghề; ngoài ra, còn có 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh, 3 Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện và 8 trường dạy nghề ở các huyện
4.2. Y tế:
- Có 3 bệnh viện tuyến tỉnh;
- 03 Bệnh viện đa khoa khu vực, quy mô 600 giường, gồm:
Bảng 2.13. Các bệnh viện đa khoa khu vực
TT Bệnh viện đa khoa khu vực
Số
giường Khu vực phục vụ
1 Đức Linh 200 2 huyện miền núi Đức Linh và Tánh Linh 2 La Gi 200 TX La Gi và huyện Hàm Tân
3 Bắc Bình 200 Các huyện phía Bắc
- Tuyến huyện gồm 6 bệnh viện: Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong, Tánh Linh, qui mô 100 giường/mỗi bệnh viện và Phú Quý (qui mô 50 giường).
- Các phường, xã, thị trấn đều có trạm y tế đạ tỉ lệ 100%; có 24 phân trạm y tế xã ơ khu vực vùng sâu, vùng xa.
4.3. Quản lý và bảo vệ môi trường
- Xây dựng và thực hiện các giải pháp hạn chế và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, đặc biệt ở các điểm khai thác khoáng sản (đặc biệt là khai thác Titan, khai thác cát trắng, đá các loại...) đồng thời với giải pháp hoàn thổ để tái tạo môi trường, các khu công nghiệp, trung tâm nhiệt điện, các đô thị (Phan Thiết, La Gi, Phan Rí Cửa) và các khu du lịch; đảm bảo môi trường lao động cho người lao động; tăng cường bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn (tập trung vào cung cấp nước sạch, xây dựng hố xí hợp vệ sinh, thu gom và xử lý chất thải, sử dụng an toàn các loại hoá chất bảo vệ thực vật...). Cải thiện các yếu tố môi trường để nâng cao chất lượng môi trường sống.
5. THIÊN TAI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG5.1. Lũ lụt 5.1. Lũ lụt
Do địa hình tự nhiên Bình Thuận có dạng núi cao nằm gần đồng bằng ven biển, các sông suối trong tỉnh đều ngắn và dốc nên thường có lũ về mùa mưa, nước sông lên và xuống nhanh. Ngoài ra một vài nơi ven biển có cao độ địa hình thấp cũng bị ngập do triều cường biển Đông. Hiện nay hiện tượng úng ngập vẫn xảy ra thường xuyên khá nghiêm trọng chủ yếu tại các sông chính trong vùng.
Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có các vùng thường bị ngập như sau:
- Vùng hạ lưu sông La Ngà thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa khi có các trận lũ từ thượng nguồn đổ về, các khu vực bị ngập nặng là vùng ven sông gồm các xã La Ngâu, Đồng Kho, Đức Bình, Đức Thuận, Gia An và thị trấn Lạc Tánh; nơi thường xảy ra lũ quét gồm các xã Huy Khiêm, Bắc Ruộng, Măng Tố, Đức Tân, Đức Phú, Nghị Đức (thuộc huyện Tánh Linh) độ sâu ngập lụt từ 1 – 2 m. Các khu vự này thường xảy ra ngập úng trầm trọng, thời gian ngập lụt kéo dài có khi tới cả tháng.