Tỉnh Bình Thuận nằm ở nơi chuyển tiếp giữa chế độ mưa theo mùa của Duyên hải Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, cùng với sự chia cắt địa hình mạnh mẽ nên lượng mưa phân bố không đồng đều về cả thời gian và không gian. Lượng mưa có xu hướng giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông khoảng 500 đến 700 mm. Mưa ít kết hợp gió mạnh làm tăng sự bốc hơi nước, tăng mức khô hạn trong mùa khô gây ra hiện tượng cát bay, cát nhảy tạo thành những đồi cát lớn, làm biến đổi các điều kiện tự nhiên theo chiều hướng cực đoan hơn, đặc biệt là xuất hiện các quá trình hoang mạc hoá do thoái hoá đất ngày càng mở rộng.
Mặt khác, đặc điểm địa hình cấu thành mạng lưới sông suối trong vùng, các sông ngắn dốc đổ ra biển với chế độ nước gần như trùng với chế độ mưa mùa. Do đó khi có mưa tập trung tại những nơi có địa hình dốc, sông ngắn gây nên những trận lũ quét nghiêm trọng. Vùng cửa sông ven biển thể hiện mãnh liệt sự tranh chấp giữa các quá trình sông - biển, vì vậy vấn đề sử dụng nước trong vùng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Về tổng thể Bình Thuận không thiếu nước nhưng xét theo lưu vực sông thì lượng nước phân phối không đồng đều giữa các lưu vực. Lượng nước chủ yếu tập trung ở hai lưu vực là Sông Lũy và sông Là Ngà. Các lưu vực còn lại nhìn chung lượng nước rất hạn chế.
Nhìn chung, với đặc điểm tự nhiên và khí tượng, thủy văn nêu trên cho thấy Bình Thuận là một trong số các tỉnh có khí hậu đặc biệt khô hạn so với cả nước, lượng mưa thấp, nhiều vùng có độ bốc hơi cao hơn nhiều lần so với lượng mưa; địa hình dốc nên giữ nước kém; nguồn nước mặt và nước dưới đất đều kém phong phú và biến động lớn theo mùa. Đây là đặc điểm bất lợi, có tác động quan trọng đến nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.
CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG
1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -XÃ HỘI 1.1. Cơ cấu hành chính
Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 127 đơn vị hành chính cơ sở, trong đó có 19 phường, 12 thị trấn và 96 xã.
1.2. Dân số
1.2.1. Dân số toàn tỉnh (năm 2011)
Bảng 2.1: Dân số theo cơ cấu hành chính
Đơn vị hành chính Số xã Số phường /thị trấn Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Tỷ lệ dân số so với toàn tỉnh (%) Mật độ dân số (người /km2) Tổng số 96 31 7.813 1.180.339 100 151 TP Phan Thiết 04 14 206 218.007 18,50 1.058 Thị xã La Gi 04 05 183 105.871 9.0 579
Huyện Tuy Phong 10 02 794 142.691 12,10 180
Huyện Bắc Bình 16 02 1.825 118.355 10.0 65
Huyện Hàm Thuận Bắc 15 02 1.287 168.264 14,3 131
Huyện Hàm Thuận Nam 12 01 1.052 99.490 8,44 95
Huyện Tánh Linh 13 01 1.174 102.457 8,7 87
Huyện Đức Linh 11 02 535 127.817 10.8 239
Huyện Hàm Tân 08 02 739 71.064 6,03 96
Huyện Phú Quý 03 - 18 26.323 2,23 1.462
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Bảng 2.2: Diễn biến dân số từ năm 2006 đến 2011 Đơn vị: người
Năm Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2006 1.142.105 569.614 572.491 416.344 725.761 2007 1.151.904 574.502 577.402 430.947 720.957 2008 1.161.993 583.419 578.574 446.142 715.851 2009 1.169.429 585.650 583.779 459.466 709.963 2010 1.175.031 589.277 585.754 461.727 713.304 2011 1.180.339 592.766 587.573 463.874 716.465
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Bảng 2.3: Dân số trung bình đô thị phân theo huyện, thị xã, thành phố
Đơn vị:người
Đơn vị hành chính 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số 416.344 430.947 446.142 459.466 461.727 463.874
TP Phan Thiết 186.456 187.701 188.987 189.275 190.207 190.874 Thị xã La Gi 67.946 68.329 68.730 68.756 69.094 69.272
Huyện Tuy Phong 65.872 66.270 66.694 66.739 67.068 67.308 Huyện Bắc Bình 12.054 22.467 23.046 25.576 25.702 25.843 Huyện Hàm Thuận Bắc 26.119 26.322 26.511 29.421 29.566 30.201 Huyện Hàm Thuận Nam 10.412 10.791 11.069 12.284 12.344 12.486 Huyện Tánh Linh 13.345 13.830 14.186 15.743 15.821 15.227 Huyện Đức Linh 29.366 30.434 31.217 34.644 34.812 35.536 Huyện Hàm Tân 4.774 4.803 15.702 17.028 17.112 17.127 Huyện Phú Quý
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Trên địa bàn tỉnh có 27 dân tộc (tộc người) cùng sinh sống trong đó dân tộc Kinh có dân số đông nhất, tiếp đến là dân tộc Chăm, Raglai, Hoa, K’Ho, Tày, Nùng, Chơro,…. Dân tộc Kinh chiếm 92,66%, còn lại các dân tộc khác chiếm 7,34%. Đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh định cư tại 15 xã thuần (trong đó có 11 xã vùng cao, 4 xã thuần đồng bào Chăm) và 32 thôn xen ghép. Cụ thể: có 9 thôn đặc biệt khó khăn (thôn An Bình, Dân Hiệp, Ku Kê, Tà Pứa, Thôn 2 – xã Suối Kiết, Thôn 4 – xã Trà Tân, Thôn 7 – xã Đức Tín, thôn Tân Quang – xã Sông Pha và thôn 1- xã Măng Tố) theo diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2 của Chính phủ, 6 xã đặc biệt khó khăn là xã Phan Dũng - huyện Tuy Phong, xã Phan Tiến - huyện Bắc Bình, xã Đông Giang và xã La Dạ - huyện Hàm Thuận Bắc, xã Hàm Cần và xã Mỹ Thạnh – huyện Hàm Thuận Nam.
1.2.2. Tỷ lệ hộ nghèo
Năm 2011, toàn tỉnh có 278.740 hộ, trong đó hộ số hộ nghèo: 21.218 hộ, chiếm tỉ lệ 7,61%; số hộ cận nghèo: 11.252 hộ, chiếm tỉ lệ 4,04% (nguồn BCĐ công tác điều tra hộ nghèo – Sở Lao động-Thương binh và xã hội tỉnh Bình Thuận). Hầu hết hộ nghèo thuộc khu vực nông thôn, trong đó các huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao trên 10% là Hàm Tân, Tuy Phong, Đức Linh. (Xem Phụ lục 2.1)
Công tác xóa đói giảm nghèo trong các năm qua được quan tâm đặc biệt, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách và các hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ hộ nghèo và hộ gia đình chính sách. Tuy nhiên số hộ nghèo vẫn còn cao, đời sống còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt là khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các khu vực trong tỉnh còn khá lớn.
1.2.3. Hiện trạng các khu dân cư nông thôn
Các khu dân cư nông thôn phân bố không đều, mật độ dân số từ 80 – 1300 người/km2. Bình quân mỗi xã có khoảng 1.000 – 2000 hộ, mỗi thôn xóm khoảng 300 – 500 hộ. Dân cư chủ yếu phân bố tập trung tại các huyện có điều kiện thuận lợi về trồng trọt, canh tác nông nghiệp. Tại các khu vực xung quanh các hồ, sông, suối chưa có sự quản lý chặt chẽ trong xây dựng và phát triển dân cư, ảnh hưởng đến chất lượng các nguồn nước và chất lượng sống của cư dân.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của khu vực nông thôn chưa hoàn chỉnh, chất lượng thấp. Các điểm dân cư nông thôn sống phân tán, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Việc phát triển dân cư mang tính tự phát, hiện nay tỉnh còn một số xã đặc biệt khó khăn cần đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời cần ổn
định dân cư ở những khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, vùng dễ bị lũ quét, sạt lở, ngập lụt, khu vực bị giải tỏa, di dân,…
Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện các Chương trình định canh định cư, Chương trình 327, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Dự án xây dựng trung tâm cụm xã, Chương trình 135, CTMTQG xây dựng nông thôn mới,…nhằm sắp xếp, ổn định dân cư, đất sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nông thôn. Các dự án này có tác động hữu hiệu trong việc ngăn ngừa tình trạng du canh du cư, di dân tự do, làm thay đổi bộ mặt nông thôn.