Phương án quy hoạch cấp nước sạch từ các HTN

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh đồ án: Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 (Trang 75 - 101)

7. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH:

7.2.2. Phương án quy hoạch cấp nước sạch từ các HTN

4.3. Các nguồn nước khác 4.3.1. Nước mưa 4.3.1. Nước mưa

Lượng mưa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thuộc loại từ thấp đến trung bình theo hướng từ huyện phía Tuy Phong trở vào, nước mưa có tác dụng bổ sung cho nguồn nước mặt trên các sông suối, ao hồ tự nhiên, các công trình thủy lợi và bổ cập cho các tầng chứa nước dưới đất. Việc thu hứng, dự trữ nguồn nước mưa chỉ phù hợp với quy mô sử dụng sinh hoạt cho từng hộ gia đình (chủ yếu dùng cho ăn uống); không có ý nghĩa đối với các công trình cấp nước sạch tập trung ở nông thôn, thậm chí đối với quy mô công suất rất nhỏ, vài chục m3/ngày.

4.3.2. Nước biển

Việc sử dụng nước biển qua xử lý để làm nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt chỉ có thể phù hợp với đảo Phú Quý và khu vực dân cư ven biển. Được biết hiện nay

ở Việt Nam chỉ mới được một số tổ chức tài trợ quốc tế và tổ chức phi chính phủ giới thiệu và khuyến khích áp dụng với quy mô hộ gia đình vài chục lít/ngày chủ yếu phục vụ cho ăn uống theo công nghệ đơn giản là làm bốc hơi nước biển bằng năng lượng mặt trời nhưng chưa phổ biến.

Vào ngày 04/05/2012 tại đảo Bé (rộng 17 ha với 12 hộ/500 khẩu thuộc tỉnh Quảng Ngãi) không có nguồn nước dưới đất, phải chuyển chở nước ngọt từ nơi khác đến với giá nước từ 180.000 – 200.000 đồng/m3, Cty Doosan Vina (liên doanh với Hàn Quốc, trụ sở tại Khu kinh tế Dung Quất) đã tổ chức khởi công công trình nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt với công suất khoảng 200 m3/ngày, khả năng cung cấp bình quân 400 lít/người/ngày, gồm 2 thiết bị khử muối nước biển với công nghệ tách muối, hóa hơi bằng phương pháp thẩm thấu ngược (SWRO), với số vốn tài trợ khoảng 1 triệu USD, dự kiến đến cuối tháng 08/2012 sẽ chính thức đưa vào vận hành, đây có thể xem như là công trình đầu tiên ở Việt Nam thực hiện việc xử lý nước biển để cung cấp cho khu dân cư quy mô nhỏ phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Với thông tin trên cho thấy việc đầu tư nhà máy nước xử lý từ nước biển rất tốn kém cả về kinh phí đầu tư và giá thành sản xuất nước (dự kiến có thể lên đến trên 50.000 đồng/m3

) nên chỉ có thể áp dụng đối với các khu vực đặc biệt khó khăn, thường là các đảo nhỏ, nơi mà không có bất kỳ nguồn nước nào khác như nước dưới đất, nước mặt, nước mưa. Do vậy, trong giai đoạn đến năm 2020 và khả năng có thể đến trước 2030, nước biển chưa thể xem xét là nguồn nước khả thi đối với quy hoạch các công trình cấp nước sạch nông thôn trong tỉnh, kể cả đối với huyện đảo Phú Quý.

Tóm lại nguồn nước chủ yếu sử dụng cho các HTN nông thôn giai đoạn đến năm 2020 và các năm tiếp theo cơ bản vẫn là nguồn nước mặt từ các sông suối lớn, các công trình thủy lợi đã có và sẽ được đầu tư.

5. ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUY HOẠCH 5.1. Đối với việc thực hiện mục tiêu giải quyết nước hợp vệ sinh 5.1. Đối với việc thực hiện mục tiêu giải quyết nước hợp vệ sinh

Theo số liệu điều tra của Bộ chỉ số qua các năm cho thấy, đối với tỉ lệ dân nông thôn còn lại chưa được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh so với thời điểm cuối năm 2011 là 10,63% (100% – 89,27%), tương đương khoảng 70.000 – 80.000 người sống rất rải rác, ngoài phạm vi phục vụ của các HTN. Đa số các hộ này đều đã có đầu tư xây dựng hoặc sử dụng nước từ các công trình cấp nước phân tán (chủ yếu là các giếng đào, giếng khoan và bể chứa các loại) nhưng chất lượng nước cấp chưa bảo đảm tiêu chí về nguồn nước hợp vệ sinh; chủ yếu là do bị nhiễm phèn, nhiễm bẩn, và vị trí công trình cấp nước không đảm bảo khoảng cách với các nguồn dễ gây ô nhiễm như: gần nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, hố rác thải, nước thải,...(hầu hết các khu vực dân cư có nguồn nước giếng có hàm lượng vôi cao > 200 mg/l đều đã được đầu tư các HTN).

Riêng số dân nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh hiện vẫn còn sử dụng nguồn nước sông, suối, ao hồ chiếm tỉ lệ rất thấp; đến cuối năm 2011 chỉ còn có khoảng 0,2% dân số nông thôn; hầu hết các hộ này đều ở rất phân tán, rải rác và trên các địa bàn có nền đá gốc nằm nông, khó có khả năng đào được giếng. Đối với các hộ này cần đầu tư xây dựng mới các bể lắng lọc đơn giản có quy mô hộ gia đình (1 bể có thể phục vụ bình quân cho 2 - 4 hộ) để xử lý sơ bộ nguồn nước sông, suối, ao hồ đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

So với tổng số công trình cấp nước phân tán hiện có đến cuối năm 2011 là 111.870 thì chỉ có 97.560 công trình, chiếm tỉ lệ 87,2% đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh; còn lại 14.310 công trình, chiếm tỉ lệ 12,8% không đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh, số công trình này đảm bảo việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt theo nhu cầu cho cả 2 giai đoạn đến 2015 và đến 2020 là 2.200 m3/ngày, bình quân mỗi công trình cung cấp khoảng 1,5 m3/ngày. Do vậy, nếu được đầu tư để cải tạo lại, nâng cấp và bổ sung bể lắng lọc để xử lý tốt nguồn nước thì đảm bảo giải quyết nguồn nước hợp vệ sinh cho 10,63% dân số còn lại chưa được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

Ngoài ra, còn phải tính đến nhu cầu đầu tư mới hoặc nâng cấp các công trình đã có nhưng bị hư hỏng, xuống cấp hàng năm và cả nhu cầu của các hộ đã và đang sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh từ công trình cấp nước của các hộ chung quanh nhưng có mong muốn đầu tư công trình cấp nước mới để sử dụng riêng cho gia đình để thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Nguồn kinh phí đầu tư mới hoặc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước phân tán chủ yếu thực hiện từ vốn tự có của dân hoặc vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội theo Quyết định 62/TTg; ngân sách nhà nước chỉ ưu tiên hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách theo quy định tại Quyết định 366 TTg và Thông tư liên tịch số 04/2013.

5.2. Đối với việc thực hiện mục tiêu cấp nước sạch (đạt Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 02/2009/BYT) từ CTCN phân tán

Trong 03 năm từ 2010 đến 2012 do nguồn kinh phí thực hiện Bộ chỉ số có hạn nên chỉ triển khai công tác khảo sát và xét nghiệm chất lượng nước đối với 312 CTCN phân tán (chiếm tỉ lệ 0,28% so với tổng số CTCN phân tán trên địa bàn nông thôn toàn tỉnh); kết quả cho thấy chỉ có 53 công trình đạt các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 02/2009/BYT, chiếm tỉ lệ 16,99% so với tổng số 312 công trình được chọn lấy mẫu.

Việc xác định tỉ lệ dân nông thôn toàn tỉnh được sử dụng nguồn nước sạch theo QCVN 02/2009/BYT theo kết quả nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì các lý do sau đây:

- Kết quả này lệ thuộc rất lớn vào phương pháp chọn mẫu (địa bàn, vị trí công trình,...), thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu được xét nghiệm; do điều kiện kinh phí và thời gian có hạn nên không có khả năng tăng cao tỉ lệ công trình được xét nghiệm chất lượng nước;

- Chất lượng nước của các CTCN phân tán thường có tính không ổn định và bền vững theo thời gian vì chịu sự tác động của nhiều yếu tố tự nhiên, môi trường chung quanh công trình và cả những yếu tố chủ quan của người sử dụng nước (việc bảo quản nguồn nước; sử dụng các dụng cụ trữ nước, lấy nước; phương thức sử dụng nguồn nước cho mục đích ăn uống,..).

Tuy vậy, với nhu cầu, mức sống, thu nhập và nhận thức của nhân dân khu vực nông thôn trong tỉnh ngày càng được nâng lên thì mỗi hộ sẽ có trách nhiệm bảo quản, cải tạo, nâng cấp nguồn nước của gia đình để được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; do vậy, khả năng các CTCN phân tán sẽ đáp ứng từ 10 – 15% dân số nông thôn toàn

tỉnh sử dụng nguồn nước đạt QCVN 02/2009/BYT trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là tỉ lệ phù hợp với thực tế.

Kết quả xét nghiệm chất lượng nước các CTCN hiện có (xem Phụ lục 5.2)

Qua kết quả và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình thực hiện Chương trình Nước sinh hoạt nông thôn do UNICEF tài trợ trên địa bàn tỉnh từ năm 1987 và Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn từ năm 1998 đến nay cho thấy, để giải quyết tăng tỉ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt QCVN 02/BYT có thể sử dụng 02 phương án là thực hiện CTCN phân tán quy mô hộ hoặc nhóm hộ gia đình và công trình cấp nước tập trung (HTN), cụ thể các ưu, nhược điểm của từng phương án như sau:

Bảng 5.3: Phân tích phương án lựa chọn công trình cấp nước phân tán và tập trung

TT Loại công trình

Ưu điểm Nhược điểm

1 CTCN phân tán

- Các hộ chủ động về thời gian và kinh phí đầu tư; - Suất đầu tư thấp, bình quân khoảng 2 - 4 triệu đồng/người;

- Chi phí sử dụng nước thấp

- Không thể thực hiện được ở các khu vực có nền đá nông và không có nguồn nước mặt hoặc nước ngầm tại chỗ; - Tỉ lệ công trình có khả năng chất lượng nước đạt QCVN 02/BYT rất thấp (< 17%); tính bền vững về chất lượng công trình và chất lượng nước không cao, dễ bị biến động do các tác nhân bên ngoài; - Do không có hệ thống xử lý và khử trùng nên trong quá trình sử dụng khó có khả năng kiểm soát chất lượng nước và dễ xảy ra hiện tượng nhiễm bẩn, nhất là đối với các khu dân cư có mức độ tập trung đông, để nhiễm bẩn từ các nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia đình, hố rác và các tác nhân khác;

- Khó quản lý về chất lượng nước và không có điều kiện về kinh phí để xét nghiệm nước theo tần suất quy định ( tháng/lần).

2 Hệ thống cấp nước (HTN)

- Chủ động về phương án cấp nước;

- Thường xuyên đảm bảo chất lượng nước theo QCVN 02/BYT do có hệ thống xử lý và khử trùng, khắc phục tình trạng tái nhiễm trong quá trình dự trữ và sử dụng nước; - Có điều kiện thực hiện công

- Suất đầu tư công trình cao hơn, bình quân trên 6 triệu đồng/người;

- Việc đầu tư công trình không chủ động do lệ thuộc vào nhiều nguồn nguồn vốn, công tác thu hồi đất,...

- Phải trả chi phí khi sử dụng nước theo quy định của UBND tỉnh.

tác kiểm tra chất lượng nước theo tần suất quy định;

- Công trình có tính bền vững cao, sử dụng nước thuận tiện tương đương với khu vực đô thị.

Với nội dung phân tích nêu trên, để thực hiện mục tiêu của Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg, ngày 25/08/2000 và đảm bảo tính bền vững và khả năng kiểm soát chất lượng nguồn nước sạch đạt sử dụng cho sinh hoạt QCVN 02/BYT theo yêu cầu của Bộ Y tế, cần ưu tiên lựa chọn giải pháp đầu tư các công trình HTN hơn là các CTN phân tán.

5.3. Đối với việc thực hiện mục tiêu cấp nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung nước tập trung

5.3.1. Về quy mô đầu tư và phương án bố trí các nhà máy nước

- Trong giai đoạn đến năm 2020 vẫn tiếp tục phát huy các CTCN tập trung (hệ thống cấp nước – HTN) đã đầu tư với quy mô nhỏ, đồng thời tiếp tục đầu tư các HTN có quy mô lớn hơn để bổ sung nguồn nước cấp đối với các khu vực bị thiếu nước, chưa đặt vấn đề cơ cấu lại toàn bộ địa bàn cấp nước nông thôn trong tỉnh và chấm dứt hoạt động của các HTN hiện có;

- Để tiết kiệm kinh phí, nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm chi phí quản lý vận hành công trình sau đầu tư, không tiếp tục đầu tư các HTN mới có quy mô nhỏ công suất vài trăm m3/ngày chỉ cung cấp cho phạm vi thôn, xã chuyển sang đầu tư với quy mô lớn hơn, khoảng vài nghìn đến khoảng 10.000 m3/ngày phục vụ cho nhiều xã/thị trấn (ngoại trừ trường hợp các xã thuần ĐBDTTS vùng cao và các khu dân cư độc lập ít dân thuộc vùng sâu, vùng xa).

- Với đặc điểm địa hình phức tạp, tính tập trung và mật độ dân cư các khu vực nông thôn chưa cao nên phương án đầu tư các nhà máy nước với quy mô lớn tương đương với khu vục đô thị sẽ chưa phù hợp và hiệu quả. Do vậy, với điều kiện thực tế của tỉnh việc bố trí các nhà máy cấp nước nông thôn phụ thuộc vào nguồn nước và địa bàn phân bố dân cư nên mỗi HTN chỉ có thể phục vụ trong phạm vi bán kính bình quân 15 km và tối đa không quá 20 km tính từ nhà máy nước. Trường hợp địa bàn phục vụ rộng hơn sẽ phải đầu tư các trạm bơm tăng áp, châm bổ sung chlor sẽ gây tốn chi phí điện năng, hóa chất dẫn đến làm tăng giá thành cấp nước; mặt khác yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm về quản lý vận hành các CTCN có quy mô lớn, địa bàn phục vụ quá rộng đối với lực lượng cán bộ trong lĩnh vực cấp nước nông thôn khó có khả năng đáp ứng kịp trong thời gian ngắn hạn. Với việc bố trí các NMN theo khoảng cách bình quân này còn tạo điều kiện thuận lợi giúp cho việc đầu tư các tuyến ống chuyển tải đấu nối liên thông các HTN gần nhau để có thể hỗ trợ, bổ sung nguồn nước lẫn nhau và khi bị các sự cố kỹ thuật hay bị mất nguồn điện, hạn chế tình trạng ngưng cung cấp nước trên phạm vi rộng.

5.3.2. Về lựa chọn nguồn nước thô, vị trí lấy nước và xây dựng nhà máy

- Ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt có chất lượng nước thô đạt tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (QCVN 08:2008/BTNMT) cấp cho các nhà máy nước

trên các sông lớn hoặc từ các công trình thủy lợi. Vị trí lấy nước phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh nguồn nước, hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm, đối với công trình đập, hồ chứa thủy lợi vị trí lấy nước ưu tiên chọn trong lòng hồ hoặc càng gần cống xả nước trên kênh chính càng tốt, trường hợp vị trí nhà máy nước ở xa công trình đầu mối cần dẫn nước thô bằng đường ống hoặc kênh mương kín (nếu điều kiện về kinh phí đầu tư, công tác thu hồi đất và các yếu tố khác có lên quan cho phép).

- Hạn chế sử dụng nguồn nước dưới đất đối với các HTN đầu tư mới, ngoại trừ trường hợp nâng cấp, mở rộng các HTN hiện có đang sử dụng nước dưới đất nhưng chưa có điều kiện đầu tư HTN quy mô lớn sử dụng nước mặt để bổ sung nguồn nước hoặc các khu dân cư độc lập ít dân thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi không có nguồn nước mặt đạt yêu cầu hoặc có nhưng ở quá xa, việc đầu tư không hiệu quả.

- Việc chọn vị trí lấy nước từ nguồn nước mặt hoặc nước dưới đất và vị trí xây dựng nhà máy nước đều phải chú ý đến công tác bảo vệ khu vực phòng hộ đầu nguồn, đảm bảo vệ sinh, hạn chế các yếu tố gây ô nhiễm và các tác động bất lợi khác

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh đồ án: Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 (Trang 75 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)