TÁC ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh đồ án: Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 (Trang 108 - 109)

2.1. Tác động đối với quá trình phát triển đô thị hóa

Các công trình cấp nước sạch sau khi hoàn thành sẽ giúp phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, làm tăng giá trị sử dụng đất, cải thiện tình trạng sức khỏe và điều kiện sống cho nhân dân khu vực nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu của CTMTQG xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và đô thị. Với nguồn nước sạch được cung cấp ổn định và chất lượng đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu sử dụng của dân cư nông thôn gồm địa bàn các xã và thị trấn sẽ giúp thúc đẩy phát triển dân cư và các hoạt động sản xuất, dịch vụ cũng như các sinh hoạt về văn hóa, đời sống.

Thực tế gần 20 năm qua trên địa bàn tỉnh cho thấy, các khu vực dân cư nông thôn và các thị trấn khi được đầu tư công trình cấp nước sạch đều phát huy hiệu quả đầu tư, đáp ứng nguyện vọng và một trong các nhu cầu cơ bản của cuộc sống con người, là một trong những tiêu chí của xã hội văn minh và mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc đã được nhà nước Việt Nam cam kết thực hiện.

Trong số những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội và công tác xóa đói giảm nghèo của Việt Nam thì những kết quả trong lĩnh vực giải quyết nước sạch và vệ sinh

nông thôn đã được Liên hiệp quốc, các chính phủ và các tổ chức tài trợ quốc tế đánh giá khá cao. Nó góp phần cho việc cải thiện nâng cao mức sống của nhân dân nông thôn do giảm được chi phí mua nước với giá cao, chi phí khám chữa các bệnh có liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh; đồng thời giải phóng về thời gian và cả sức lao động đối với việc phải đi lấy nguồn nước xa, bất tiện và đầu tư thời gian cho lao động sản xuất, học tập nâng cao trình độ, tăng thu nhập.

Cùng với các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khác, thực tế cho thấy công trình cấp nước cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển dân cư, tạo việc làm trên địa bàn các xã và thị trấn trong tỉnh. Việc tăng cường đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn trong giai đoạn đến năm 2015 và giai đoạn đến năm 2020 cũng góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước là đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.

2.2. Tác động đối với vệ sinh môi trường và đời sống cộng đồng

Tỉnh Bình Thuận nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ và độ ẩm trung bình năm cao, đây là điều kiện thuận lợi cho vi trùng gây bệnh phát triển. Việc khan hiếm nước sinh hoạt và việc dùng nước sinh hoạt không đảm chất lượng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như hiện nay, đặc biệt là bệnh đường ruột, phụ khoa, đau mắt, bệnh ngoài da,…

Đến cuối năm 2011, vẫn còn một bộ phận lớn (trên 60%) dân cư khu vực nông thôn của tỉnh chưa có điều kiện tiếp cận nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn hoặc nguồn nước sạch không đủ đáp ứng các nhu cầu sử dụng, gây nhiều khó khăn cho đời sống cộng đồng. Vệ sinh thân thể bị hạn chế, các nhà vệ sinh gia đình, nhà vệ sinh công cộng không đủ nước dội rửa, công tác thu dọn gặp nhiều khó khăn. Việc thực thi các Dự án theo quy hoạch cấp nước này sẽ làm thay đổi sâu sắc hiện trạng cấp nước trên, đến năm 2020 sẽ đảm bảo khoảng 65% dân số nông thôn có cơ hội sử dụng nước sạch đảm bảo về lưu lượng và chất lượng đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; trong đó có 50% số hộ lắp thủy kế sử dụng nguồn nước sạch trực tiếp tại gia đình rất thuận tiện.

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh đồ án: Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)