Vai trò điều tiết của Nhà nước đối với phát triển thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu tim_hieu_vai_tro_cua_nha_nuoc_trong_nen_kinh_te_thi_truong_t0wvy_20130202034735_19 (Trang 48 - 49)

VI. VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

a. Vai trò điều tiết của Nhà nước đối với phát triển thị trường xuất khẩu

Hoạt động kinh tế đối ngoại là một hoạt động kinh tế hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thông qua khai thác lợi thế so sánh của các chủ thể tham gia thị trường thế giới, ngoại thương góp phần làm tăng của cải và sức mạnh kinh tế của mỗi nước; tạo động lực tăng trưởng kinh tế quốc dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người lao động trong nước. Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong những hoạt động này, thể hiện trong việc thực hiện những chức năng cơ bản như:

- Đàm phàn thương mại để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp. Đàm phán thương mại bao gồm đàm phán để mở cửa thị trường mới, đàm phán để tiến tới thương mại cân bằng với những thị trường mà ta thường xuyên nhập siêu, đàm phán để thống nhất hoá các tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật và đàm phán để nới lỏng các hàng rào phi thuế quan.

- Thông tin thị trường và xúc tiến xuất khẩu bao gồm thu thập và phổ biến thông tin về thị trường nước ngồi, từ tình hình chung cho tới các cơ chế, chính sách của các nước, dự báo các chiều hướng cung - cầu hàng hoá và dịch vụ… Vừa qua, Chính phủ đã cho phép thành lập Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại với nhiệm vụ chính là phổ biến thơng tin và tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại. Trên cơ sở chiến lược thâm nhập thị trường đã hoạch định, Cục Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ xây dựng lộ trình hành động cụ thể để đưa được hàng hoá Việt Nam ra thị trường thế giới.

- Nhà nước có thể hỗ trợ việc xâm nhập và mở rộng thị trường thơng qua khuyến khích thu hút đầu tư nước ngồi, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra thị trường bên ngồi.

Nhà nước có thể tác động trực tiếp vào thị trường bên ngồi thơng qua điều tiết

nguồn cung và điều tiết tiến độ xuất khẩu. Đối với những mặt hàng mà Việt Nam giữ

thị phần lớn trên thị trường quốc tế (như gạo, cà phê, hạt tiêu…), Nhà nước có thể tăng cường áp dụng các biện pháp như thông tin chiến lược, chiến thuật, kiềm chế tốc độ bán ra, tham gia các kế hoạch quốc tế về điều tiết nguồn cung trong điều kiện cụ thể… để tác động vào thị trường và giá cả theo hướng có lợi. Các quyết định về tạm trữ lúa gạo, tạm trữ cà phê trong thời gian qua là thí dụ điển hình của biện pháp này.

- Ngồi ra, Nhà nước cịn có thể trợ giúp trực tiếp cho các hoạt động xuất khẩu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại như tham gia triễn lãm, hội chợ, cử đoàn đi nước ngồi tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác, thu thập và cung cấp thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp về luật lệ, tiêu chuẩn, mẫu mã mà thị trường địi hỏi… Đặc biệt, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa khơng có khả năng về tài chính, nhân lực và thơng tin; chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu tim_hieu_vai_tro_cua_nha_nuoc_trong_nen_kinh_te_thi_truong_t0wvy_20130202034735_19 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w