Khuyến khích và đối xử bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tim_hieu_vai_tro_cua_nha_nuoc_trong_nen_kinh_te_thi_truong_t0wvy_20130202034735_19 (Trang 77 - 79)

II. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH

4. Khuyến khích và đối xử bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp

Ở Trung Quốc, doanh nghiệp được quyền kinh doanh những điều pháp luật khơng cấm, trách nhiệm của Chính phủ chỉ là thu thuế, nếu có cơ sở kinh doanh đi vào hoạt động phải nộp thuế cho Nhà nước. Chính phủ chỉ can thiệp vào những doanh nghiệp nhà nước với tư cách là chủ sở hữu. Vi phạm của các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là trốn lậu thuế như lập hố đơn giả, kê khai khơng đủ về doanh thu… Để kiểm soát vấn đề này, Chính phủ đã thành lập các cơng ty kiểm tốn và các cơng ty này hiện nay phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết quả kiểm tốn của mình. Đối với doanh nghiệp, cũng đã quy định rất rõ ngoài giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất, kế toán trưởng cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính phủ khơng can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp hoạt động tốt, nộp thuế nhiều thì được biểu dương.

Các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài được phép cạnh tranh bình đẳng với nhau. Các chính sách hỗ trợ thường áp dụng đối với doanh nghiệp có đủ điều kiện được hỗ trợ mà khơng phân biệt loại hình doanh nghiệp cũng như hình thức sở hữu. Chính phủ Trung Quốc khơng ngăn cấm các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, vấn đề là do thị trường quyết định.

Tuy nhiên, có một số lĩnh vực kinh doanh bị Nhà nước hạn chế hoặc phải tuân thủ những điều kiện nhất định: ví dụ, sản xuất dược liệu và thiết bị chữa bệnh, thực phẩm… cần phải đáp ứng những điều kiện kinh doanh cụ thể như điều kiện về môi trường, điều kiện về mặt bằng, điều kiện về vệ sinh, v.v… đây là những quy định cụ thể mà khi đã tham gia vào đó thì phải đáp ứng được các u cầu, điều kiện đó. Ngồi những quy định chung của Nhà nước, các doanh nghiệp Trung Quốc được quyền áp dụng những biện pháp phù hợp để khuyến khích nhân viên của mình nâng cao hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trung Quốc vẫn tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước theo mơ hình sở hữu hỗn hợp và mơ hình cơng ty. Trước khi đầu tư phải có bàn bạc cụ thể về mơ hình hoạt động, hiêu quả sử dụng vốn, lợi nhuận và vai trò của chủ sở hữu. Hiện nay, Chính phủ đã giải quyết xong vấn đề sở hữu. Các công ty tư nhân, doanh nghiệp đầu tư nước ngồi có quyền tham gia cổ phần vào doanh nghiệp nhà nước. Trong điều tra 4.000 doanh nghiệp thì mơ hình hỗn hợp chiếm tới 70%, trong đó 2/3 có nhiều loại hình tham gia. Tổng số vốn đầu tư đã lên tới 10.000 tỷ nhân dân tệ, trong đó 75% là vốn của Nhà nước và còn lại là vốn ngồi Nhà nước. Đã có ½ doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hình thức hỗn hợp và đây là mơ hình của các doanh nghiệp nhà nước trong tương lai. Công ty tư nhân không nên lạm dụng quá nhiều ưu ái của Chính phủ, cũng khơng nên để Chính phủ can thiệp sâu vào công việc kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp nhà nước cũng vậy. Tuy nhiên, Chính phủ phải khống chế và điều tiết nền kinh tế vĩ mô ở mức độ nhất định, và phải đảm bảo an ninh kinh tế. Vì vậy, Trung Quốc duy trì khoảng 140 doanh nghiệp nhà nước lớn, không cho phép các nhà đầu tư khác tham gia. Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất máy bay thì tư nhân sẽ rất khó được phép tham gia chỉ doanh nghiệp nhà nước mới được tham gia. Cho nên, việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước phải căn cứ vào ngành nghề và nhu cầu của thị trường, điều kiện thực tế.

Chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp dân doanh cũng là một hướng phát triển đang được thực hiện tại Trung Quốc. Vấn đề quan trọng của doanh nghiệp không phải là chủ sở hữu mà chủ yếu là cơ chế hoạt động. Một doanh nghiệp hoạt động tốt điều quan trọng là doanh nghiệp đó có đủ tài nguyên, tiền vốn và người quản lý tốt. Một giám đốc khơng có năng lực dù có tiền vốn, các điều kiện nhưng cũng khó có thể phát triển. Sự phát triển của các doanh nghiệp là sự cạnh tranh công bằng giữa các giám đốc. Các doanh nghiệp dựa trên điều kiện và yêu cầu của thị trường để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nếu can thiệp của Chính phủ với doanh nghiệp nhà nước ít và chỉ định hướng thì những doanh nghiệp này hoạt động như doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp dân doanh thì quan trọng là ngành đó, lĩnh vực đó có thể chuyển sang được khơng, các u cầu khác có đáp ứng được khơng.

Quan điểm của Trung Quốc là không phải tất cả các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang doanh nghiệp ngồi quốc doanh đều có hiệu quả mà cơ bản là do cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp quyết định. Quản lý doanh nghiệp dân doanh cũng chỉ có một số quốc gia tốt cịn số khơng tốt như châu Phi. Theo nhiều nhà kinh tế Trung Quốc thì vấn đề sở hữu khơng phải là vấn đề chủ chốt, quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Quan hệ giữa doanh nghiệp với Chính phủ thì cơng ty nào cũng có, các doanh nghiệp cần tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ để có được điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn. Bất kỳ công ty quốc doanh, nước ngồi hay tư nhân đều có các văn phịng, và nhiệm vụ chủ yếu của văn phịng trong các cơng ty là lobby. Ngoài ra, tất cả các tập đồn và cơng ty lớn đều thành lập một bộ phận chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ đó.

Doanh nghiệp dân doanh phát triển mạnh trong những năm gần đây. Chính phủ Trung Quốc đã có những biện pháp khuyến khích, hướng dẫn, trợ giúp cho khu vực này phát triển.

Các doanh nghiệp trẻ được hỗ trợ khởi nghiệp, miễn thuế 3 năm, miễn phí bảo vệ mơi trường, và một số chính sách hỗ trợ tiền vốn. Nhà nước xem xét lĩnh vực đó có tiềm năng phát triển khơng, nếu có thì sẽ hỗ trợ.

Khi gia nhập WTO, doanh nghiệp Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn do quy mơ nhỏ, vốn ít, cơng nghệ lạc hậu… làm thế nào để khắc phục được những khó khăn đó khi tham gia q trình tồn cầu hố. Có những vấn đề Chính phủ có thể hỗ trợ, có những vấn đề Chính phủ khơng thể hỗ trợ. Ví dụ như vấn đề vốn, muốn có vốn hoạt động, các doanh nghiệp phát huy động vốn trên thị trường tài chính xã hội chứ Nhà nước khơng cung cấp cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp Trung Quốc phần lớn quy mô nhỏ, thiết bị lạc hậu những vẫn phải tự mình vươn lên cạnh tranh để tồn tại trong quá trình gia nhập WTO. Các doanh nghiệp phát triển từ nhỏ đến lớn, khơng ỷ lại, dựa vào Chính phủ, một số doanh nghiệp tự lực vươn lên và khi họ đã khẳng định được vị thế của mình thì Chính phủ đã chú ý đến và có những cơ chế thích hợp để hỗ trợ. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh bình đẳng trên thị trường và phải phấn đấu vượt qua các doanh nghiệp khác. Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp nhỏ có xu hướng hợp nhất với nhau để có quy mơ lớn hơn nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Mặc dù áp dụng chính sách theo cơ chế thị trường nhưng trong quá trình phát triển, Trung Quốc cũng đã có những biện pháp mạnh như ra lệnh đóng cửa một số nhà máy: nhà máy sợi Thượng Hải, một số lò than tư nhân… Nhưng những quyết định đó đã gây ra hậu quả hết sức nặng nề: hàng loạt cơng nhân mất việc, chính quyền địa phương cũng đã phải tạo mọi điều kiện để giải quyết việc làm cho họ.

Một phần của tài liệu tim_hieu_vai_tro_cua_nha_nuoc_trong_nen_kinh_te_thi_truong_t0wvy_20130202034735_19 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w