Quá trình cải cách thuế ở nước ta trong những năm đổi mới đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng cũng còn nhiều khiếm khuyết, bất cập cả trong luật lệ lẫn trong việc thu và giám sát thu.
1. Hệ thông thuế ở nước ta hiện nay đã cải cách rất cơ bản, nhưng vẫn còn nhiều thứ
thuế, phí trong ngân sách và nhiều thứ phí động viên ngồi ngân sách rất rườm rà, tản mạn, gây tiêu cực, thất thốt và khơng có tác dụng khuyến khích đầu tư của dân chúng.
2. Nợ nước ngồi mà Nhà nước vay trong điều kiện của nước ta hiện nay là cần
thiết. Nhưng việc sử dụng nó có nơi, có lúc chưa đúng mục tiêu và khơng hiệu quả. Thậm chí, khơng ít doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, khó có khả năng trả nợ trong tương lai, nhưng vẫn được thụ hưởng từ những khoản nợ này. Mặt khác, cịn có nhiều khiếm khuyết trong cơ chế tài chính nội tại và nhiều sơ hở ngay trong khâu đàm phán tài chính với nước ngồi và các khâu tiếp theo ở trong nước, gây cản trở, làm chậm việc giải ngân.
3. Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước bị phân bố dàn trải, khơng đầu tư tập trung, dứt
điểm cơng trình; khơng quan tâm đúng mức đến sự phát triển cân đối ngành, vùng, lãnh thổ, lại bị thất thoát lớn. Nhiều trường hợp đã không quan tâm đúng mức và phân bổ vốn khơng tính đến việc kết hợp giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và bảo vệ môi trường.
4. Việc phân cấp quản lý NSNN, tuy đã được luật hố, nhưng cịn nhiều lúng túng.
Việc phân cấp ngân sách dù đã cải tiến, song vẫn cịn tình trạng biến tướng bao cấp “xin - cho” ở một mức độ nhất định, do quyền chủ động của ngân sách địa phương vẫn chưa được rõ ràng. Vì thế, đã tạo nên tâm lý ỷ lại, triệt tiêu ý thực chủ động của một số địa phương và ngành trong hệ thống công quyền.
5. Cấu trúc thị trường tài chính - tiền tệ của nước ta cịn có những khiếm khuyết, bất
cập trên nhiều mặt:
- Thị trường vốn dài hạn mới bước đầu hình thành và còn rất hạn hẹp, chưa phát huy được tác dụng trong nền kinh tế, do nhiều nguyên nhân từ phía nền kinh tế và trình độ phát triểu của thị trường tài chính.
- Thị trường tiền tệ tuy đang phát huy tác dụng, nhưng đã và đang bộc lộ sự bất cập là nguồn vốn VNĐ chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư, tổng dư nợ cho vay ln cao hơn tổng vốn huy động. Có những nghịch lý đang tồn tại trong nền kinh tế và trong bản thân các ngân hàng thương mại, khiến cho những ngân hàng này không sử dụng hết lượng ngoại tệ huy động được vào đầu tư, phải gửi ra nước ngoài và chịu lỗ.
- Các ngân hàng thương mại của nước ta quá nhỏ bé về vốn. Trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam thì chỉ Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn có vốn pháp định cao nhất là 5.000 tỷ VNĐ; các ngân hàng khác ở mức trung bình; Ngân hàng Cơng thương Việt Nam thì chỉ có 2.500 tỷ VNĐ. Đây là một bất cập rất lớn, vì với vốn tự có ở mức như hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ có tỷ lệ vốn vào khoảng từ 2,5% đến 4% so với tổng tài sản “có”. Trong khi thơng lệ quốc tế địi hỏi tỷ lệ này ít nhất phải khơng dưới 8%. Rõ ràng là, với tỷ lệ này nội lực hiện có của các ngân hàng thương mại Việt Nam không đảm bảo điều kiện cần và đủ để bước vào cuộc cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Trình độ cơng nghệ, kinh nghiệm quản trị của các ngân hàng thương mại Việt
Nam còn ở mức lạc hậu so với khu vực và quốc tế, mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong những năm đổi mới vừa qua.
Ngồi ra cịn nhiều mặt hạn chế khác như:
- Thị trường tài chính - tiền tệ nước ta thiếu nghiêm trọng vốn đầu tư và vốn tín dụng dài hạn, do đó đang phải sử dụng một phần vốn tín dụng ngắn hạn để cho vay và đầu tư dài hạn. Điều này hàm chứa những nguy cơ tiềm ẩn có khả năng dẫn tới khủng hoảng nợ.
- Tình trạng nợ xấu, trong đó bao gồm cả nợ q hạn khơng thu hồi được (chủ yếu là tại các DNNN), đang là gánh nặng đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng của nước ta.
- Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tính dụng ở Việt Nam vẫn đang chịu sức ép của việc cho vay theo chỉ định, chưa theo quy luật của thị trường. Quyền chủ động của họ tuy đã được mở ra, nhưng mới chỉ là hình thức mà chưa đi vào thực chất.
- Ngân hàng nhà nước, nhất là các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chưa quản lý, điều hành một cách có hiệu lực và hiệu quả việc thực thi chính sách tiền tệ. Sở dĩ có tình hình này là do thị trường liên ngân hàng ở nước ta vừa mới hình thành, nên chưa phát triển sơi động. Từ đó khơng hình thành được “lãi suất cơ bản” một cách thực chất để giúp cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương chỉ đạo việc thực thi tốt chính sách tiền tệ. Mặt khác, cho đến nay, ngân hàng nhà nước, đặc biệt là các chi nhánh ở địa phương, vẫn chưa thực sự được chủ động và độc lập tương đối trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Tổ chức của Ngân hàng nhà nước còn cồng kềnh, có chi nhánh ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong khi nhu cầu thực tế và thông lệ quốc tế cho thấy không cần thiết phải như vậy.