KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VỀ HỖ TRỢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FD

Một phần của tài liệu tim_hieu_vai_tro_cua_nha_nuoc_trong_nen_kinh_te_thi_truong_t0wvy_20130202034735_19 (Trang 71 - 73)

HIỆN DỰ ÁN FDI

Sau những năm thực hiện cải cách mở cửa, bằng những chính sách và biện pháp pháp thích hợp, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng khâm phục trong việc thu hút và triển khai thực hiện các dự án FDI.

Về hình thức đầu tư, ngồi ba hình thức đầu tư nước ngồi chủ yếu như ở Việt Nam như doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp hợp tác kinh doanh và doanh nghiệp sở hữu nước ngồi, Trung Quốc cịn ban hành một số hình thức khác, có tính đặc thù cho từng lĩnh vực, như (i) hình thức hợp tác phát triển ứng dụng trong khai thác dầu khí và mỏ tự nhiên, (ii) hình thức BOT áp dụng trong phát triển cơ sở hạ tầng, (iii) cơng ty đầu tư nhằm khuyến khích các tập đồn lớn của nước ngoài phát triển các dự án đầu tư. Hiện nay các hình thức này được các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) quan tâm, (iv) công ty cổ phần đầu tư nước ngồi. Đây là cơng ty được thành lập mới, hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hố. Cơng ty trách nhiệm hữu hạn có vốn đầu tư nước ngồi có thể chuyển đổi thành cơng ty cổ phần. Hình thức phổ biến trên thế giới là hình thức mua lại hoặc sáp nhập (M&A) đã được Trung Quốc nghiên cứu áp dụng. Như vậy, với việc thực hiện đa dạng hoá đầu tư, một mặt, cho phép Trung Quốc có thể thu hút được nhiều dự án FDI hơn. Mặt khác, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc tái cấu trúc lại các dự án FDI trong quá trình triển khai thực hiện. So với Việt Nam, sự hấp dẫn hơn trong các hình thức FDI của Trung Quốc ở chỗ (i) ba hình thức cơ bản của Trung Quốc đều là doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, trong khi hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt Nam không thành lập pháp nhân mới. Đây là điều mà rất nhiều nhà ĐTNN mong muốn ở Việt Nam sửa đổi, vì họ khơng có cơ hội khuyếch trương uy tín trên thị trường Việt Nam, phải “mượn” tư cách pháp nhân của đối tác Việt Nam; (ii) Trung Quốc đã nhanh chóng ban hành các hình thức cơng ty cổ phần đầu tư nước ngoài, cho phép thành lập mới, hoặc các công ty TNHH chuyển thành công ty cổ phần đầu tư nước ngồi. Trong khi đó, ở Việt Nam, chúng ta đang thí điểm cổ phần hố các doanh nghiệp có vốn FDI. Vì vậy, thời gian qua, có rất nhiều dự án FDI gặp khó khăn trong q trình triển khai thực hiện muốn thay đổi chủ đầu tư, tái cơ cấu vốn… nhưng không thể thực hiện được, hoặc phải qua các thủ tục rất phiền hà.

Về giá cả phục vụ, kể từ tháng 01 năm 1998, Trung Quốc bãi bỏ thuế nhập khẩu và thuế VAT khi nhà đầu tư cung ứng thiết bị máy móc cho các cơng trình có vốn ĐTNN. Tiếp tục mở cửa thị trường dịch vụ cho FDI trong các lĩnh vực nhạy cảm như tài chính, bảo hiểm, viễn thơng, du lịch và ngoại thương. Quy định này góp phần thu hút FDI vào phát triển các ngành dịch vụ.

Để góp vốn và tái đầu tư, nhà ĐTNN có thể góp vốn bằng những hình thức khác nhau như ngoại tệ mạnh, máy móc, thiết bị, quyền sở hữu công nghiệp, công nghệ độc quyền với giá xác định. Hơn nữa, nhà ĐTNN có thể sử dụng lợi nhuận bằng đồng nhân dân tệ của tất cả các doanh nghiệp có vốn FDI kinh doanh trên lãnh thổ Trung Quốc để tái đầu tư. Các nhà ĐTNN không chỉ sử dụng lợi nhuận của bản thân doanh nghiệp mình để tái đầu tư, mà cịn có thể sử dụng lợi nhuận của các doanh nghiệp khác miễn là doanh nghiệp đó thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Trung Quốc.

Về quản lý ngoại hối, các doanh nghiệp có vốn FDI có thể tiếp nhận các dịch vụ bảo đảm cung ứng tiền mặt, các khoản vay bằng nhân dân tệ theo một số điều kiện nào đó. Ngồi ra, đển bảo đảm chủ động ngoại tệ trong kinh doanh, doanh nghiệp có vốn FDI cịn được vay nước ngồi, phát hành trái phiếu ngoại tệ và các công cụ nợ khác, nhưng phải đăng ký. Về các thủ tục liên quan đến chứng nhận quản lý ngoại hối, trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được giấy phép đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quản lý ngoại hối ở địa phương. Sau khi được cơ quan quản lý ngoại hối phê chuẩn, doanh nghiệp có vốn FDI có thể mở tài khoản ngoại tệ tại bất kỳ tổ chức tín dụng trong và ngồi lãnh thổ Trung Quốc. Ngoài ra, các doanh nghiệp có vốn FDI có thể sử dụng ngoại tệ để tái đầu tư, hoặc chuyển lợi nhuận và các khoản chi phí khác bằng ngoại tệ về nước, nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý ngoại hối. Đối với Việt Nam, cũng cho phép các nhà ĐTNN mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, nhưng chỉ là tài khoản vốn vay, chứ không phải phục vụ mục đích giao dịch kinh doanh. Đây chính là một điểm thơng thống trong Luật đầu tư nước ngoài của Trung Quốc so với Việt Nam. Để quản lý chặt sự di chuyển của nguồn ngoại tệ, Trung Quốc quy định khi chuyển nhượng vốn cần có sự phê duyệt của cơ quan nhà nước về quản lý ngoại hối, hàng tháng phải nộp báo cáo cho cơ quan này.

Về sử dụng đất, cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc coi đất đai là sở hữu của Nhà nước. Vì vậy, các nhà ĐTNN có thể nhận các “quyền sử dụng đất” nhưng không phải là quyền sở hữu đối với đất đai. Đối với doanh nghiệp trong nước, quyền sử dụng đất được xác lập thông qua 3 cách thức là cấp đất, thuê đất và thậm chí có thể mua bán đất. Đối với doanh nghiệp FDI có quyền được sử dụng đất được xác lập thông qua 2 cách thức là bên Trung Quốc góp và thuê đất, hoặc qua chuyển nhượng doanh nghiệp, chứ khơng được phép mua bán. Các doanh nghiệp có vốn FDI có quyền được sử dụng đất trong thời hạn tối thiểu là 40 năm và tối đa là 70 năm, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất cho dự án. Các nhà ĐTNN có quyền thế chấp đất đai tại các tổ chức tín dụng để huy động vốn nhưng phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng thế chấp. Quá trình đăng ký thuê đất mất khoảng 2 tháng, đây là thời gian dài so với quy định của Việt Nam, nhưng đó là thời gian thực.

Về tuyển chọn và sử dụng lao động, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, cũng như Việt Nam, Trung Quốc buộc các doanh nghiệp đấu tư nước ngoài phải chấp hành nghiêm chỉnh bộ luật lao động của nước sở tại. Nhất thiết các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động với công nhân trong một thời gian nhất định sau ngày được tuyển dụng. Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong kinh doanh, các nhà ĐTNN ở Trung Quốc có thể tự quyết định thời gian, quy mô, điều kiện và phương thức tuyển dụng. Các nhà ĐTNN có quyền tuyển lao

động trực tiếp mà không phải tuyển qua cơ quan quản lý lao động của địa phương, bởi vậy, họ có thể chủ động trong tuyển dụng lao động. Chỉ trong trường hợp tuyển dụng lao động là người nước ngoài, các nhà ĐTNN phải nộp đơn xin phép lên cơ quan quản lý lao động và An ninh xã hội của địa phương. Giấy phép tuyển dụng đối với lao động nước ngoài là bắt buộc. Tuy thủ tục giấy phép khơng khó, nhưng mất nhiều thời gian, có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng, do các doanh nghiệp có vốn FDI phải thực hiện quy trình 4 bước và làm việc với 4 cơ quan thẩm quyền mới xin được giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Về quyền hạn của các dự án FDI, doanh nghiệp đầu tư nước ngồi có tồn quyền quyết định về quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi áp dụng các biện pháp quản lý khoa học tiên tiến trên thế giới. Trong phạm vi kinh doanh được phê duyệt, các nhà ĐTNN có quyền tự quyết định về lập kế hoạch kinh doanh, tăng huy động và sử dụng vốn, mua nguyên liệu sản xuất, thành lập văn phòng và số lượng lao động. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho các nhà ĐTNN chủ động trong việc tái cơ cấu và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp khi cần thiết, kể từ khi triển khai thực hiện cho đến khi vận hành dự án FDI.

Nói chung, Trung Quốc đã tạo ra một môi trường khá thuận lợi và ổn định cho các nhà ĐTNN, tạo cho họ lịng tin. Nhờ các quy định thơng thống trong quá trình triển khai thực hiện nên Trung Quốc đã thu hút được luồng đầu tư lớn, hình thức và đối tác phong phú. Ngồi việc cải thiện mơi trường đầu tư nói chung, Trung Quốc cịn tạo và cung cấp thêm các dịch vụ xã hội cho các nhà doanh nghiệp có vốn FDI.

Một phần của tài liệu tim_hieu_vai_tro_cua_nha_nuoc_trong_nen_kinh_te_thi_truong_t0wvy_20130202034735_19 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w