QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN

Một phần của tài liệu tim_hieu_vai_tro_cua_nha_nuoc_trong_nen_kinh_te_thi_truong_t0wvy_20130202034735_19 (Trang 54 - 59)

TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN

Do thấy rõ tài chính – tiền tệ là lĩnh vực trọng yếu và rất nhạy cảm trong xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đổi mới căn bản QLNN về tài chính - tiền tệ, nhờ đó, đã thúc đẩy được nền kinh tế nước ta tăng trưởng và phát triển theo những mục tiêu đã hoạch định.

A. Hoạt động QLNN về tài chính - tiền tệ thời gian qua

1. Nền kinh tế nước ta đang dần chuyển biến từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan

liêu, bao cấp sang “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu tồn dân và sở hữu tập thể là nền tảng” (Hiến pháp Việt Nam

(năm 1946, 1959, 1980 và 1992), Nxb CTQG, H., 1995, tr. 141 – 142).

Trong những năm đổi mới vừa qua, hoạt động QLNN về tài chính - tiền tệ đã có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt. Cụ thể là, quan điểm, đường lối của Đảng đã được thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật và đã xây dựng, ban hành một hệ thống thuế hiện đại; kiện toàn và đổi mới một cách đồng bộ hệ thống tổ chức bộ máy thu thuế; xây dựng một hệ thống pháp luật, quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) rành mạch, rõ ràng; bổ sung, hồn thiện và chuẩn xác hóa hệ thống chính sách chi tiêu NSNN.

Ngay từ năm đầu của thời kỳ đổi mới, vấn đề cải cách hệ thống thu NSNN, trọng tâm là cải cách hệ thống thuế quốc gia, đã được đặt lên vị trí hàng đầu. Q trình cải cách thuế được thực hiện qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1 trong những năm 1986 - 1995 và giai đoạn 2 trong những năm 1996 - 2005. Thơng qua q trình cải cách này một hệ thống thuế mới, hiện đại, thống nhất, ngày càng hồn thiện đã được hình thành và phát huy tác dụng to lớn trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, từ một hệ thống quản lý thu NSNN dựa trên cơ sở các quyết định rời rạc, thiếu tính hệ thống, đồng bộ và thiếu rành mạch, đã chuyển thành một hệ thống quản lý các nguồn thu ngân sách ngày càng được thể chế hóa, hợp pháp hóa, cơng khai hóa và sát hợp với thực tiễn. Trong đó, nghĩa vụ và trách nhiệm của các đối tượng nộp thuế được xác định rõ ràng, minh bạch. Nguồn thu NSNN ngày càng gia tăng một cách ổn định, Chính phủ có thể dự đốn trước được những biến động trong thu ngân sách trên cơ sở những căn cứ khoa học xác đáng để chủ động điều hòa thu, chi ngân NSNN.

Việc đổi mới cơ chế quản lý NSNN được đề ra từ cuối những năm 1980 và từng bước được sửa đổi, bổ sung, đến năm 1996 được hồn chỉnh và thể hiện trong Luật NSNN có hiệu lực thi hành từ năm 1997, sau đó được sửa đổi, bổ sung vào năm 1998, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-1999 và ngày 16-12-2002 Quốc hội khóa XI đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số điều Luật NSNN, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2004, phù hợp với việc triển khai các luật thuế mới nhằm cải thiện tình hình phân cấp ngân sách, tạo thế ổn định và chủ động cho ngân sách địa phương.

Luật NSNN và các văn bản pháp luật khác về huy động và sử dụng nguồn vốn của NSNN đã tạo ra khuôn khổ pháp luật để đổi mới, nâng cao hiệu quả để quản lý và sử dụng NSNN. Việc áp dụng Luật NSNN đã đánh dấu bước tiến mới, nâng cao tính pháp quy trong việc quản lý, điều hành NSNN, trong quan hệ tài chính giữa các cấp, các ngành.

Ngoài ra, Luật NSNN đã đề ra một số quan điểm cơ bản của Nhà nước ta trong chi tiêu NSNN mang tính định hướng XHCN. Những quan điểm này thể hiện rõ trong mục tiêu và trong nguyên tắc quản lý NSNN. Mục tiêu của quản lý NSNN là “để quản

lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của Nhà nước, tăng tích lũy để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại”. Nguyên tắc quản lý NSNN cũng được nêu cụ thể: “NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân cơng, phân cấp quản lý gắn quyền hạn với trách nhiệm”.

Luật NSNN đã thể hiện một sự thay đổi căn bản theo tư duy mới về quan điểm xây dựng, quản lý, điều hành, thực thi NSNN. Các quy trình NSNN đã được điều chỉnh, hợp lý hóa và minh bạch hóa bằng các điều khoản pháp luật cụ thể:

- Về đối tượng điều chỉnh, quản lý của NSNN, Luật đã xác định rõ: “NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách các đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân”.

- Về quản lý bội chi ngân sách, Luật quy định: “NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn chi thường xun và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư và phát triển, trường hợp cịn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách”.

- Về phân cấp quản lý NSNN, Luật NSNN đã xử lý một cách căn bản quan hệ tài chính giữa các cấp chính quyền, quan hệ ngân sách giữa Trung ương và địa phương. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp thực hiện theo nguyên tắc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể. Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm các nhiệm vụ chiến lược, có quy mơ tồn quốc, ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, ổn định tỷ lệ điều tiết và số cấp bổ sung từ 3-5 năm. Nhờ đó, đã tạo thế chủ động và bảo đảm tính độc lập tương đối của ngân sách địa phương. Một mặt, mở rộng quyền tự chủ để địa phương chủ động khai thác các nguồn thu tại chỗ và chủ động bố trí chi tiêu hợp lý. Mặt khác, đảm bảo cho địa phương có đủ năng lực tài chính thực hiện các nhiệm vụ chính trên địa bàn.

Tình hình thực hiện thu, chi và thâm hụt NSNN trong những năm 1993-2002 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 T ổn g số th u 32.1 99 41 .4 4 53 .3 74 62 .3 87 65 ,5 32 72 .9 65 78 .4 89 90 .7 49 10 2. 97 0 11 9. 08 0 T ổn g số ch i 39.0 63 44 .2 08 62 .6 79 70 .5 39 78 .0 57 81 .9 95 95 .9 72 10 8. 96 1 12 8. 30 7 14 7. 08 9 B ội c hi 6. 86 4 2. 76 7 9. 30 5 8. 15 2 12 .7 05 12 .0 00 18 .5 24 22 .0 00 23 .3 70 25 .8 76

So o vớ i G D P 5% 1,62 % 4, 2% 3, 15 % 4, 3% 3, 36 % 4, 63 % 4, 95 % 4, 82 % 5%

Nguồn: Quyết tốn ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính.

2. Tình hình số liệu nêu trên cho thấy, một thành công nổi bật nữa của QLNN về tài

chính - tiền tệ trong những năm đổi mới là đã quản lý được quan hệ thu, chi và thâm hụt NSNN.

Trước thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới, nguồn thu của NSNN ta từ thuế, phí, lệ phí và tồn bộ số thu khác trong nước cộng lại thường không đảm bảo đủ chi thường xun, chứ chưa nói gì đến chi đầu tư phát triển. Do đó, bội chi ngân sách với tỷ lệ cao diễn ra liên tục từ năm này đến năm khác, buộc Nhà nước phải phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, dẫn tới “lạm phát phi mã” đã xảy ra trong suốt một thời gian dài, gây nên một sự mất cân đối nghiêm trọng các chỉ số kinh tế vĩ mơ. Vì thế, nền kinh tế nước ta đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng, nhiều tiêu cực về kinh tế - xã hội đã phát sinh, tác động xấu đến sản xuất và đời sống. Từ khi tiến hành đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 đến nay, Chính phủ đã kiên quyết giữ nghiêm kỷ luật tài chính, hạn chế tiến tới xóa bỏ phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách. Các nguyên tắc thu, chi ngân sách lành mạnh được thiết lập, nên bội chi ngân sách nói chung đã được kiềm chế ở mức cho phép, cao nhất là 5% GDP.

B. Các biện pháp QLNN về tài chính - tiền tệ

1. Quán triệt và cụ thể hóa đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra, trên

lĩnh vực tiền tệ, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương và thực thi nhiều giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng lạm phát “phi mã” diễn ra trong nhiều năm.

Sau khi tiến hành thử nghiệm có kết quả việc hình thành các ngân hàng chuyên doanh, tách ra từ Ngân hàng nhà nước, theo Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), với quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, sự chuẩn bị chu đáo của hệ thống tài chính – ngân hàng và sự tham gia tích cực của các bộ, ngành hữu quan, chúng ta đã thực hiện thành cơng “giải pháp tình thế”, cắt được “cơn sốt lạm phát phi mã”, đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát: kéo lạm phát từ 774% năm 1986 xuống còn 67,1% năm 1990, 17,5% năm 1991… và từ năm 1996 đến nay kiểm soát được lạm phát ở mức 1 con số trong đó năm 2003 lạm phát chỉ ở mức 4%.

2. Trên cơ sở những thành cơng bước đầu của tiến trình đổi mới lĩnh vực tiền tệ -

tín dụng, từ tháng 5-1991, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Việc thực hiện hai pháp lệnh này đã đổi mới, phân định được hệ thống ngân hàng Việt Nam thành 2 cấp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm chức năng ngân hàng trung ương, giữ vai trò điều hành, QLNN trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát và đảm bảo sự ổn định giá trị của đồng tiền Việt Nam; các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các định chế phi

ngân hàng có hoạt động tín dụng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ. Từ thực tiễn của 5 năm triển khai thực hiện hai pháp lệnh nêu trên cùng với những kết quả nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực này đã đưa tới sự ra đời Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ đầu năm 1997. Tiếp đến là sự bổ sung, sửa đổi hướng tới sự hoàn thiện hai luật này. Những đổi mới về cơ sở pháp lý như vậy đã làm tăng thêm tính hiệu lực và hiệu quả QLNN. Nhờ đó, đã đưa hoạt động ngân hàng từng bước chuyển sang thời kỳ mới, tiếp cận với yêu cầu tạo lập và thúc đẩy phát triển nền KTTT định hướng XHCN. Từ những chuyển biến đó mà hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể trong cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức độ tương đối cao so với các nước trong khu vực ASEAN.

Cùng với việc đổi mới hệ thống ngân hàng, các dịch vụ tài chính khác như: quỹ bảo hiểm, đầu tư, cơng ty tài chính, tài chính th mua… cũng dần dần được xác lập và cải cách, đi dần vào quỹ đạo chuẩn mực của thị trường tài chính - tiền tệ, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bước đầu tăng cường về cơ sở vật chất và công nghệ để tiến lên hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Từ sau Đại hội IX của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành hữu quan đã cho phép một số thể chế tài chính mới bắt đầu khởi động để tiến hành tách bạch giữa cung ứng vốn tài chính dưới hình thức ưu đãi chính sách ra khỏi khu vực thị trường tài chính - tiền tệ. Bước đầu các thể chế tài chính này đã phát huy tác dụng. Tuy vậy, không phải mọi việc đều đã xong xuôi, về phương pháp và công cụ để thực hiện và giải quyết vấn đề này cịn có chỗ phải tiếp tục xem xét để đi đến hồn thiện.

Những năm gần đây, thị trường tài chính - tiền tệ có thêm nhiều cơng nghệ, cơng cụ mới và thực hiện nhiều dịch vụ mới trong huy động vốn, cung ứng vốn và cung ứng tiện ích thanh tốn tiền tệ hiện đại. Nhờ đó đã góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy vậy, so với thế giới thì Việt Nam mới chỉ bằng 1/20 (thế giới có tới 6.000 dịch vụ thì Việt Nam mới chỉ có 300 dịch vụ) và cịn bất cập so với yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Trong hoạch định, quản lý và điều hành thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ

quốc gia, có thành tựu nổi bật là động viên, phân bổ nguồn lực tài chính - tiền tệ tương đối bài bản, thơng qua một hệ thống cơng cụ tài chính và các kênh của nó, đáp ứng được u cầu của nhiệm vụ chính trị, hồn thành các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong suốt những năm đổi mới, tạo được dự trữ tài chính nhà nước từ khơng đến có và đang tăng lên một mức độ đáng kể. Đồng thời, giải quyết tốt việc trả nợ nước ngoài do những năm trước để lại.

Riêng thành tựu về hoạch định, quản lý và điều hành chính sách tiền tệ trong những năm đổi mới thể hiện rõ nhất là đã chủ động sử dụng một số cơng cụ của chính sách tiền tệ để tác động vào hệ thống tín dụng, đưa lãi suất tín dụng chuyển dần từ lãi suất âm sang lãi suất dương vào giữa thập niên 90 của thế kỷ 20. Gần đây, ở nước ta về căn bản đã chuyển sang giai đoạn tự do hoá lãi suất, đáp ứng được yêu cầu của phát triển nền KTTT. Đồng thời, đã quản lý và điều hành tương đối tốt chính sách tỷ giá ngoại tệ. Chuyển từ công cụ điều hành trực tiếp sang công cụ gián tiếp, điều hành thị trường

tiền tệ đảm bảo cung ứng tốt phương tiện thanh toán cho nền kinh tế quốc dân, kiềm chế được lạm phát, ổn định được giá trị đồng tiền Việt Nam (VNĐ) qua nhiều năm. Đặc biệt trong những năm xảy ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực châu Á, nền kinh tế Việt Nam vẫn trụ vững và khắc phục được những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đó giữ được thế ổn định tương đối. Mặt khác, quá trình quản lý, điều hành tốt việc thực thi chính sách tiền tệ đã góp phần tăng dự trữ ngoại tệ cho ngân hàng trung

Một phần của tài liệu tim_hieu_vai_tro_cua_nha_nuoc_trong_nen_kinh_te_thi_truong_t0wvy_20130202034735_19 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w