II. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH
2. Chính sách phát triển doanh nghiệp hương trấn tại Trung Quốc
Xí nghiệp hương trấn ở Trung Quốc phát triển rất mạnh, chiếm phần lớn khu vực ngồi quốc doanh. Năm 1978, xí nghiệp hương trấn chỉ chiếm 9% tổng sản lượng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, đến năm 1995, tỷ trọng này đã tăng lên 24,7%. Số việc làm của khu vực này tăng trung bình 9,3%/năm. Năm 1995, xí nghiệp hương trấn chiếm 56% tổng sản lượng công nghiệp, vượt xa so với tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay số người làm việc trong khu vực này vào khoảng 130 triệu người, gấp 2 lần so với lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước. Các nghiên cứu cho thấy rằng các xí nghiệp hương trấn hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với doanh nghiệp nhà nước.
Khác với cải cách doanh nghiệp nhà nước, sự phát triển của xí nghiệp hương trấn ở Trung Quốc mang tình tự phát. Hình thức sở hữu cũng rất đa dạng, có thể chủ yếu thuộc sở hữu của chính quyền địa phương như ở Giang Tơ; ở Quảng Đơng thì lại thuộc sở hữu hỗn hợp giữa chính quyền địa phương, các cá nhân và cả nhà đầu tư nước ngồi; cịn ở Ơn Châu thì hầu hết các xí nghiệp hương trấn lại thuộc sở hữu tư nhân, vai trị của chính quyền rất nhỏ.
Xí nghiệp chịu sự quản lý của chính quyền địa phương, ít chịu sự can thiệp trực tiếp của cấp chính quyền cao hơn trong những vấn đề như sản xuất, đầu tư, định giá, tuyển dụng và tiền lương. Các giám đốc của các xí nghiệp có quyền quyết định trong quản lý điều hành tác nghiệp. So với xí nghiệp hương trấn sở hữu tập thể thì xí nghiệp hương trấn sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp có nhiều quyền tự quyết hơn.
Tuy nhiên, hiện nay có một số khó khăn của xí nghiệp hương trấn đang tồn tại cần giải quyết. Đó là việc xác định quyền sở hữu xí nghiệp hương trấn, do xí nghiệp hương trấn được đặt ở một xã nào đó, ban đầu vị xã trưởng đóng góp một phần vốn rất nhỏ, nhưng khi doanh nghiệp phát triển lên thì người quản lý của xã lại coi là doanh nghiệp của xã chứ không phải của tư nhân.
Trường hợp một ơng chủ của xí nghiệp thành cơng ở Hàng Châu đã giải quyết điều này rất tốt, ngay chưa có sự quản lý về xí nghiệp hương trấn, ơng chủ này đã tách bạch rõ ràng xí nghiệp ra khỏi sự khống chế của xã. Một phần nhờ quan hệ của ông chủ này với các cấp chính quyền rất tốt thơng qua việc nộp thuế và đóng góp các khoản tiền cho địa phương nên mọi việc thuận lợi.
Năm 1994, xí nghiệp hương trấn này đã xây dựng theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con và đã tham gia thị trường chứng khốn ở Thẩm Quyến. Năm 2000, xí nghiệp thành lập cơng ty đầu tư, là mơ hình rất ít xí nghiệp hương trấn có thể làm được. Xí nghiệp đã đăng ký vốn gần 300 triệu nhân dân tệ (RMB), Uỷ ban nhân dân tỉnh góp 30 triệu RMB, thành phố góp 5 triệu RMB. Năm 2001, xí nghiệp được phép Bộ Tài chính cho phép thành lập cơng ty tài chính và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng ủng hộ việc thành lập này. Xí nghiệp thành lập quỹ mạo hiểm và quỹ cho những người có phát minh, sáng chế. Xí nghiệp sử dụng nhân cơng theo hợp đồng tạm thời, hợp đồng thử việc, hợp đồng dài hạn và hợp đồng suốt đời. Ai đạt thu nhập trên 3 triệu nhân dân tệ thì trở thành hợp đồng suốt đời và sẽ được hưởng lương hưu.
Kinh nghiệm cho thấy, đối với xí nghiệp hương trấn, trước tiên phải chú trọng đến người lao động, tiếp đó đến cơng ty và cuối cùng là Nhà nước. Thu nhập được phân phối theo 3 phương pháp:
- Theo lao động (với lao động tạm thời, lao động thử việc thì phân phối thu nhập theo sự cống hiến của họ);
- Theo hiệu quả công việc (áp dụng đối với hợp đồng tạm thời); và - Theo lợi nhuận (với các lao động suốt đời).
Như vậy, xí nghiệp hương trấn của Trung Quốc đã ngày càng phát triển khoa học hơn, hiệu quả hơn với đóng góp ngày càng lớn hơn. Nó đã thể hiện được vai trị của thành phần kinh tế tập thể trong nền kinh tế. Mặc dù cịn có những hạn chế nhất định cả về mơ hình cũng như phương thức vận hành, phát triển. Khu vực này đã thể hiện
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế địa phương.