Hỗ trợ cho những ngành tiềm năng và các lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao

Một phần của tài liệu tim_hieu_vai_tro_cua_nha_nuoc_trong_nen_kinh_te_thi_truong_t0wvy_20130202034735_19 (Trang 73 - 74)

II. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH

1. Hỗ trợ cho những ngành tiềm năng và các lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao

cao

Hiện nay Trung quốc có 5 ngành nghề đang là điểm nóng gồm: ơtơ, thép, luyện nhơm, xi măng và dệt. Các ngành này đang có tốc độ phát triển nhanh nhất Trung Quốc.

+ Ngành ôtô; Sản lượng tăng 35% nên nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào ngành này. Thực tiễn yêu cầu 2,4 triệu chiếc/năm, tăng 30% so với năm 2003. Nhiều doanh nghiệp sản xuất ôtô đã thu hút được vốn từ nhân dân và vốn từ nước ngồi nên phát triển rất nhanh. Mỗi tuần có một mẫu xe mới ra đời vì vậy vấn đề ở đây là phải điều chỉnh chủng loại xe ôtô nhằm thu hồi vốn nhanh, phát triển sản xuất. Để giải quyết vốn, Trung Quốc thu hút qua các kênh vay nước ngoài, thu hút vốn đầu tư. Chính vì tốc độ phát triển các doanh nghiệp sản xuất ôtô như vậy nên giá ơtơ giảm nhanh. Ngồi ra, nhiều nhà đầu tư quốc tế đầu tư vào ngành này tại Trung Quốc. Do vậy, để phát triển bền vững ngành này, Trung Quốc có sự điều

chỉnh qua sáp nhập một số doanh nghiệp và đi vào chất lượng.

+ Ngành thép: ngành này những năm gần đây phát triển mạnh vì Trung Quốc có sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới do nhu cầu xây dựng của Trung Quốc tăng nhanh. Trên 200 triệu tấn thép được sản xuất năm 2003. Vì vậy, nhu cầu nhập nguyên liệu để sản xuất thép rất lớn do khả năng tự cấp nguyên liệu của Trung Quốc thấp. Sự phát triển này dẫn đến tình trạng ở các vùng ven sơng, vùng dun hải chưa có quy hoạch thống nhất nên chỉ quản lý được việc đầu tư sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu mà chưa quản lý được khâu bảo vệ môi trường, do vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường rất trầm trọng.

+ Ngành luyện nhơm có tình trạng tương tự như ngành thép.

+ Ngành xi măng: ngành này phát triển rất nhanh vì Trung Quốc là một nước tiêu thụ xi măng lớn nhất do thị trường xây dựng và thị trường bất động sản lớn. Trong ngành xi măng, có tình trạng đầu tư sai, cơng nghệ sản xuất lạc hậu nên chất lượng kém, thiếu nguyên liệu. Nhà nước xây dựng chính sách thanh lọc chỉ để lại những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, yêu cầu các doanh nghiệp phải tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Ngành dệt: Trung Quốc sản xuất và xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Năm 2002, Trong Quốc sản xuất được 17 triệu tấn sợi, chiếm khoảng 30% thế giới. Năm 2004, sản xuất tăng sẽ tăng khoảng 30% và như vậy lợi nhuận cũng tăng. Tuy nhiên, ngành dệt đứng trước tình trạng lạc hậu so với thế giới dẫn đến tình trạng sức cạnh tranh của ngành suy yếu. Chính phủ nhận thấy được điều đó nên yêu cầu các doanh nghiệp ngành dệt tăng hàm lượng công nghệ.

Trung Quốc không có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp cũng như các ngành nghề. Các doanh nghiệp xuất phát từ lợi ích của mình, Chính phủ đứng trên góc độ tổng thể nên sự phối hợp rất quan trọng. Chính phủ cần cung cấp thơng tin đầy đủ cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn phát triển phải tuân thủ các chính sách của Chính phủ. Các quốc gia cạnh tranh với nhau trên thực tế là giữa các doanh nghiệp. Chính phủ làm sao đưa ra các cơ chế cạnh tranh đó và Chính phủ phải đảm bảo được cạnh trạnh bình đẳng trên thị trường. Trung Quốc đã có những quy định cụ thể để thực thi trên thực tế sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. Nhờ vậy, trong thời gian qua nhìn chung kinh tế Trung Quốc phát triển một cách tương đối lành mạnh.

Một phần của tài liệu tim_hieu_vai_tro_cua_nha_nuoc_trong_nen_kinh_te_thi_truong_t0wvy_20130202034735_19 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w