II. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH
2. Tạo ra môi trường hoạt động thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
Tăng cường cải cách doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp dân doanh. Khơng phân biệt đối xử, có các chính sách, biện pháp cụ thể nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Kinh nghiệm của Trung Quốc trong quản lý điều hành và phát triển kinh doanh là chính sách Nhà nước quản lý các doanh nghiệp phải rất cụ thể và bảo đảm tính bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Chính phủ Trung Quốc khuyến cáo các doanh
nghiệp phải nhận thức rõ được xu thế hội nhập và tất yếu và phải biết chủ động tận dụng ưu thế và những điều kiện hiện có của mình để giành ưu thế trong kinh doanh, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có lợi thế và bất lợi của mình, nếu biết cách tận dụng và khai thác lợi thế của loại hình doanh nghiệp mình thì vẫn thành cơng và phát triển. Về phía chính sách nhà nước cần đối xử bình đẳng giữa các doanh
nghiệp nhằm tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải tự mình đổi mới vươn lên, nếu khơng thì sẽ khơng đủ sức cạnh tranh và tồn tại trong điều kiện hội nhập và tồn cầu hố kinh tế.
Trung Quốc hiện nay có hai loại vấn đề lớn trong phát triển doanh nghiệp, một là cải cách doanh nghiệp nhà nước, hai là phát triển doanh nghiệp dân doanh. Trong đó, khó khăn lớn hơn cả là cải cách doanh nghiệp nhà nước, vì khơng chỉ liên quan về quan điểm, đường lối, mà cả về kỹ thuật, nghiệp vụ. Trung Quốc và Việt Nam đều đang đứng trước khó khăn đó. Theo Đại hội XVI, Trung Quốc chủ trương “kiên trì và hồn thiện chế độ kinh tế cơ bản lấy chế độ công hữu làm chủ thể, kinh tế nhiều loại sở hữu cùng phát triển”.
Về cải cách doanh nghiệp nhà nước, Trung Quốc coi việc giảm tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước trong GDP và trong giá trị tổng sản phẩm cơng nghiệp nhưng vẫn giữ được vị trí chi phối các ngành công nghiệp nặng, khoa học kỹ thuật mũi nhọn, cơ sở hạ tầng và dịch vụ then chốt của nền kinh tế là một thành tựu trong điều chỉnh cơ cấu chiến lược của cải cách doanh nghiệp nhà nước phù hợp với đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường mang đặc sắc Trung Quốc. Đây là kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam.
Về phát triển doanh nghiệp dân doanh, Trung Quốc cũng đang giải quyết nhiều biện pháp để thúc đẩy kinh tế dân doanh, theo hướng “khuyến khích, trợ giúp, hướng dẫn”, đòi hỏi các cơ quan nhà nước đổi mới cung cách làm việc, sát doanh nghiệp và phục vụ doanh nghiệp.