Thứ nhất, các cơng trình, bài viết của các tác giả đã đưa ra khái niệm,
bản chất của chính sách xã hội. Ngồi ra, các cơng trình nghiên cứu trên cũng đã phân tích, đánh giá về thực trạng thực hiện chính sách xã hội được thể hiện trên một số lĩnh vực xã hội cụ thể và đi đến khẳng định những luận cứ, giải pháp cho đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện chính sách xã hội trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Ngoài ra, một số nghiên cứu cịn đi sâu phân tích về chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ việc phân tích về sự cần thiết phải thiết lập mạng lưới an sinh xã hội, các tác giả khẳng định giữa chính sách an sinh xã hội và chính sách xã hội có mối quan hệ hữu cơ, khơng thể tách rời, chính sách an sinh xã hội là một bộ phận của chính sách xã hội trong việc giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc liên quan đến con người trong sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai, luận giải một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về
chính sách xã hội như là luận cứ khoa học cho việc hoạch định, thực hiện và đổi mới chính sách xã hội ở nước ta. Các tác giả đã phân tích sâu sắc về mối quan hệ giữa chính sách xã hội và con người; vị trí, vai trị của chính sách xã hội trong việc phát huy nhân tố con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Ngoài ra, các tác giả cịn đi sâu phân tích tư duy biện chứng của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi giải quyết mối quan hệ giữa chính sách xã hội phải gắn với chính sách kinh tế và văn hóa, gắn với quản lý xã hội và hướng đến công bằng xã hội. Từ đó, các tác giả khẳng định tầm vóc lớn lao, giá trị to lớn tư tưởng Hồ Chí Minh đặt nền móng cho việc xây dựng chính sách xã hội vì mục tiêu quản lý phát triển xã hội.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọng
khi khẳng định tính nhất qn của Đảng, Nhà nước ta trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về một số chính sách xã hội cụ thể trong việc giải quyết
các vấn đề xã hội bức bách cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đóng góp vào việc nghiên cứu sự vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội trong sự nghiệp đổi mới, một số tác giả bước đầu làm rõ giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về chính sách xã hội để Đảng, Nhà nước ta xây dựng chính sách xã hội giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, các tác giả nghiên cứu đã phân tích thực trạng thực hiện chính sách xã hội nói chung, chính sách trên một số lĩnh vực xã hội cụ thể nói riêng và đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách xã hội thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.